Nhật Bản vừa công bố Sách trắng Quốc phòng 2021, trong đó có chỉ rõ tiềm lực quân sự của Trung Quốc, và coi đây như lực lượng đối trọng, để Tokyo tập trung phát triển lực lượng quân sự.Lực lượng Không quân Trung Quốc được đặc biệt chú ý, với danh sách các loại tiêm kích trong biên chế Không quân Trung Quốc, được Nhật Bản liệt kê đầy đủ và chi tiết.Đầu tiên là các tiêm kích J-10, Nhật Bản tính tổng cộng tất cả các phiên bản chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc, cho rằng lực lượng này có 488 chiếc.Đây là loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ, có chi phí sản xuất cũng như giá thành vận hành rất rẻ. Đây hiện cũng là loại chiến đấu cơ có số lượng đông nhất của Quân đội Trung Quốc.Tiếp theo là chiến đấu cơ hai động cơ hạng nặng Su-27 và phiên bản do Trung Quốc tự sản xuất nhái là J-11. Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Trung Quốc hiện đang sở hữu 329 chiếc tiêm kích loại này, bao gồm mọi phiên bản.Đây là loại chiến đấu cơ hạng nặng hai động cơ, và do Trung Quốc có thể tự sản xuất nội địa, số lượng của dàn tiêm kích chủ lực này, có thể tăng chóng mặt bất cứ khi nào cần.Tiếp đến là chiến đấu cơ Su-30 bao gồm phiên bản Su-30MKK và Su-30MK2, tổng cộng Trung Quốc đang sở hữu 97 chiếc.Cùng với chiến đấu cơ Su-27 và J-11, các tiêm kích này đều được coi là chủ lực trong Không quân Trung Quốc hiện tại.Tiếp đến là dòng tiêm kích Su-35SK, đây là loại chiến đấu cơ được Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc từ Nga.Rút kinh nghiệm từ việc bị Trung Quốc sao chép máy bay chiến đấu Su-27, Nga đã sử dụng nhiều biện pháp cực đoan, trong đó có việc hàn kín nhiều chi tiết quan trọng, để đề phóng Bắc Kinh sao chép loại tiêm kích này.Về tiêm kích hạm, Trung Quốc hiện chỉ sở hữu duy nhất một dòng chiến đấu cơ loại này đó là J-15. Do mới chỉ có hai tàu sân bay, số lượng tiêm kích hạm của Trung Quốc được cho là không quá 34 chiếc.Thực tế, do số lượng tàu sân bay không quá nhiều và nhu cầu không quá lớn, số lượng tiêm kích hạm của Hải quân Trung Quốc thực chất không quá nhiều, và cũng không quyết định sức mạnh của lực lượng không quân nước này.Chiến đấu cơ J-16 - phiên bản cải tiến được Trung Quốc phát triển từ dòng J-11BS. Loại chiến đấu cơ này mới chỉ được nhập biên Không quân Trung Quốc từ năm 2014, tới nay số lượng khoảng 160 chiếc, bao gồm cả phiên bản J-16D tác chiến điện tử.Cuối cùng là chiến đấu cơ J-20 - tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Trung Quốc. Sách trắng Quốc phòng của Nhật cho biết, Trung Quốc hiện đang có tổng cộng khoảng 24 chiếc tiêm kích loại này.Việc Trung Quốc chưa thể phát triển được J-20 với số lượng lớn, là do Bắc Kinh vẫn gặp vướng mắc trong việc sản xuất động cơ của J-20. Như vậy tổng cộng, Trung Quốc đang sở hữu khoảng gần 1200 chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5. Các loại tiêm kích cũ hơn như J-7, dù có số lượng rất nhiều trong biên chế Không quân Trung Quốc, không được coi là mối nguy hại với Tokyo. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh tiêm kích J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay. Nguồn: CCTV.
Nhật Bản vừa công bố Sách trắng Quốc phòng 2021, trong đó có chỉ rõ tiềm lực quân sự của Trung Quốc, và coi đây như lực lượng đối trọng, để Tokyo tập trung phát triển lực lượng quân sự.
Lực lượng Không quân Trung Quốc được đặc biệt chú ý, với danh sách các loại tiêm kích trong biên chế Không quân Trung Quốc, được Nhật Bản liệt kê đầy đủ và chi tiết.
Đầu tiên là các tiêm kích J-10, Nhật Bản tính tổng cộng tất cả các phiên bản chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc, cho rằng lực lượng này có 488 chiếc.
Đây là loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ, có chi phí sản xuất cũng như giá thành vận hành rất rẻ. Đây hiện cũng là loại chiến đấu cơ có số lượng đông nhất của Quân đội Trung Quốc.
Tiếp theo là chiến đấu cơ hai động cơ hạng nặng Su-27 và phiên bản do Trung Quốc tự sản xuất nhái là J-11. Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Trung Quốc hiện đang sở hữu 329 chiếc tiêm kích loại này, bao gồm mọi phiên bản.
Đây là loại chiến đấu cơ hạng nặng hai động cơ, và do Trung Quốc có thể tự sản xuất nội địa, số lượng của dàn tiêm kích chủ lực này, có thể tăng chóng mặt bất cứ khi nào cần.
Tiếp đến là chiến đấu cơ Su-30 bao gồm phiên bản Su-30MKK và Su-30MK2, tổng cộng Trung Quốc đang sở hữu 97 chiếc.
Cùng với chiến đấu cơ Su-27 và J-11, các tiêm kích này đều được coi là chủ lực trong Không quân Trung Quốc hiện tại.
Tiếp đến là dòng tiêm kích Su-35SK, đây là loại chiến đấu cơ được Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc từ Nga.
Rút kinh nghiệm từ việc bị Trung Quốc sao chép máy bay chiến đấu Su-27, Nga đã sử dụng nhiều biện pháp cực đoan, trong đó có việc hàn kín nhiều chi tiết quan trọng, để đề phóng Bắc Kinh sao chép loại tiêm kích này.
Về tiêm kích hạm, Trung Quốc hiện chỉ sở hữu duy nhất một dòng chiến đấu cơ loại này đó là J-15. Do mới chỉ có hai tàu sân bay, số lượng tiêm kích hạm của Trung Quốc được cho là không quá 34 chiếc.
Thực tế, do số lượng tàu sân bay không quá nhiều và nhu cầu không quá lớn, số lượng tiêm kích hạm của Hải quân Trung Quốc thực chất không quá nhiều, và cũng không quyết định sức mạnh của lực lượng không quân nước này.
Chiến đấu cơ J-16 - phiên bản cải tiến được Trung Quốc phát triển từ dòng J-11BS. Loại chiến đấu cơ này mới chỉ được nhập biên Không quân Trung Quốc từ năm 2014, tới nay số lượng khoảng 160 chiếc, bao gồm cả phiên bản J-16D tác chiến điện tử.
Cuối cùng là chiến đấu cơ J-20 - tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Trung Quốc. Sách trắng Quốc phòng của Nhật cho biết, Trung Quốc hiện đang có tổng cộng khoảng 24 chiếc tiêm kích loại này.
Việc Trung Quốc chưa thể phát triển được J-20 với số lượng lớn, là do Bắc Kinh vẫn gặp vướng mắc trong việc sản xuất động cơ của J-20. Như vậy tổng cộng, Trung Quốc đang sở hữu khoảng gần 1200 chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5. Các loại tiêm kích cũ hơn như J-7, dù có số lượng rất nhiều trong biên chế Không quân Trung Quốc, không được coi là mối nguy hại với Tokyo. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh tiêm kích J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay. Nguồn: CCTV.