Quân đội Trung Quốc đang có khoảng 1.700 máy bay chiến đấu, gồm máy bay đánh chặn, máy bay ném bom và máy bay tấn công mặt đất. Số lượng này chỉ kém máy bay của quân đội Mỹ (3.400 chiếc).Tuy nhiên, hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, đều được lấy cảm hứng hoặc sao chép từ thiết kế của Nga hoặc Mỹ, vì vậy không quá khó để nắm được khả năng của chúng, nếu biết rõ nguồn gốc của chúng.Những chiếc máy bay đầu tiên mà Trung Quốc tự chế tạo là do Liên Xô chuyển giao công nghệ. Chiến đấu cơ đầu tiên do Trung Quốc sản xuất là J-6, một bản sao của tiêm kích MiG-19, có cửa hút khí ở mũi.Mặc dù MiG-19 Liên Xô sản xuất với số lượng hạn chế, nhưng Trung Quốc đã chế tạo 4.000 chiếc J-6, và loại chiến đấu cơ này là niềm tự hào của Trung Quốc. Hiện tất cả số J-6 đã được loại biên, nhưng vẫn còn khoảng 150 chiếc phiên bản cường kích Nanchang Q-5 vẫn còn sử dụng.Năm 1960, mối quan hệ Trung-Xô rơi vào thời kỳ khủng hoảng, lúc này Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc hàng chục máy bay chiến đấu MiG-21 mới nhất, như là động thái thân thiện để cải thiện quan hệ. Bắc Kinh đã sao chép MiG-21 thành Chengdu J-7.Việc sản xuất lúc đầu chậm chạp, do sự hỗn loạn của cuộc Cách mạng Văn hóa; nhưng từ năm 1978 đến năm 2013, các nhà máy ở Trung Quốc đã sản xuất ra hàng nghìn chiếc J-7 với hàng chục biến thể. Hiện vẫn có gần 400 chiếc J-7 phục vụ trong Quân đội Trung Quốc.Những chiếc J-7 của Trung Quốc không còn phù hợp với không chiến hiện đại, nhưng việc tiếp tục duy trì J-7, giúp Không quân Trung Quốc tạo ưu thế về số lượng, cũng như duy trì một lực lượng lớn hơn các phi công được đào tạo và nhân viên kỹ thuật, cho đến khi biên chế máy bay mới.Một bản sao máy bay của Liên Xô nữa là máy bay ném bom Tu-16, được Trung Quốc sao chép thành máy bay ném bom H-6; loại máy bay này được ví là B-52 của Trung Quốc; tuy nhiên khả năng mang vũ khí của chiếc máy bay ném bom này của Trung Quốc, thậm chí không bằng máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ.Máy bay H-6 ban đầu được giao nhiệm vụ ném bom hạt nhân, nhưng với khả năng phòng không hiện nay, H-6 hoàn toàn không phù hợp. Thay vào đó, H-6 biến thành máy bay mang tên lửa hành trình. Hiện Trung Quốc đang phát triển mẫu máy bay ném bom chiến lược H-20, mặc dù có rất ít thông tin.Vào giữa những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu chế tạo máy bay chiến đấu do chính họ thiết kế, dẫn đến việc ra mắt chiếc J-8 vào năm 1979, trên cơ sở cải tiến chiếc MiG-21. Đây là loại máy bay đánh chặn siêu âm hai động cơ, có thể đạt tốc độ Mach 2,2; tuy nhiên J-8 thiếu hệ thống điện tử hiện đại và khả năng cơ động.Biến thể tiếp theo là J-8II (khoảng 150 chiếc hiện đang phục vụ) được cải tiến trên phiên bản cũ, nhưng được trang bị radar của Israel, được lắp ở mũi máy bay. J-8II trở thành loại máy bay đánh chặn hạng nặng của Trung Quốc khi đó, tính năng giống như F-4 Phantom của Mỹ.Phiên bản tiêm kích bom do Trung Quốc tự phát triển là JH-7, được đưa vào biên chế năm 1992; đây là máy bay ném bom tấn công hải quân hai chỗ ngồi, có thể mang số vũ khí lên đến 9 tấn và có tốc độ tối đa Mach 1,75. Hiện JH-7 cũng bắt đầu được loại khỏi biên chế Không quân hải quân Trung Quốc.Máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10 do Trung Quốc tự phát triển, có khả năng cơ động cao dựa, trên hệ thống điện tử hàng không bay bằng dây, để bù đắp cho khung máy bay không ổn định về mặt khí động học của nó. Đây là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được đánh giá là hiện đại nhất của Trung Quốc; hiện có khoảng 250 chiếc trong biên chế.Sau khi Liên Xô tan rã, một nước Nga khủng hoảng về kinh tế và không còn tranh chấp ý thức hệ, vui mừng được Bắc Kinh đến gõ cửa, đề nghị bán máy bay chiến đấu Su-27 tối tân, có thể so sánh với F-15 Eagle của Mỹ về tầm bay và tải trọng.Sự kiện Trung Quốc mua Su-27 của Nga, đã chứng tỏ một quyết định mang tính định mệnh; ngày nay, một dòng máy bay phong phú, có nguồn gốc từ Su-27, đã trở thành nòng cốt của lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc.Sau khi nhập khẩu lô Su-27 ban đầu, Bắc Kinh đã mua giấy phép để chế tạo trong nước bản sao của riêng họ có tên J-11; sau khi mua của Nga 76 chiếc Su-27, Trung Quốc bắt đầu sản xuất các phiên bản J-11B và D, bất chấp sự phản đối của Nga.Các phiên bản sao chép J-11/15/16 của Trung Quốc, về mặt lý thuyết ngang hàng với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-15 và F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, công nghệ động cơ vẫn là hạn chế của Trung Quốc hiện nay. Đến năm 2016, Trung Quốc đã mua 24 chiếc Su-35, biến thể hiện đại nhất, và trang bị động cơ AL-41F.Trong lĩnh vực máy bay chiến đấu tàng hình, chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã phát triển hai mẫu máy bay chiến đấu tàng hình riêng biệt. Vào năm 2017, đã có 20 chiếc J-20 gia nhập biên chế Không quân Trung Quốc.Trong khi đó, J-31 (hoặc FC-31) nhỏ hơn, do tư nhân phát triển, về cơ bản là phiên bản sao chép của F-35, nhưng khác biệt là có hai động cơ; tuy nhiên J-31 không thể có những cảm biến, tính năng tàng hình và khả năng xử lý tình huống như F-35.Hiện Trung Quốc còn khoảng 33% máy bay chiến đấu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai, tính năng chiến đấu hạn chế. 28% khác bao gồm máy bay ném bom và các máy bay thế hệ thứ ba có khả năng hơn nhưng đã lạc hậu. Cuối cùng, 38% là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư về mặt lý thuyết có thể đối đầu với các máy bay cùng loại như F-15 và F-16. Còn số máy bay chiến đấu tàng hình chỉ chiếm 1 phần trăm.Tuy nhiên, khả năng kỹ thuật của máy bay mới chỉ là một nửa sức mạnh; một nửa còn lại là đào tạo, học thuyết tổ chức và hạ tầng mặt đất hỗ trợ; từ trinh sát vệ tinh đến máy bay tiếp dầu trên không, radar trên mặt đất và các sở chỉ huy trên không.Dù sao đi nữa, Bắc Kinh dường như không vội vàng thay thế tất cả các máy bay chiến đấu cũ của họ bằng những loại chiến đấu cơ mới. Việc trang bị loạt lớn máy bay chiến đấu mới có thể đợi cho đến khi ngành hàng không Trung Quốc giải quyết xong các vấn đề về động cơ của máy bay thế hệ thứ tư và máy bay tàng hình. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc - loại chiến đấu cơ được cho là cực kỳ hiện đại, nhưng lại bị kìm hãm tải trọng tối đa do cơ cấu thiết kế của hàng không mẫu hạm. Nguồn: CCTV.
Quân đội Trung Quốc đang có khoảng 1.700 máy bay chiến đấu, gồm máy bay đánh chặn, máy bay ném bom và máy bay tấn công mặt đất. Số lượng này chỉ kém máy bay của quân đội Mỹ (3.400 chiếc).
Tuy nhiên, hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, đều được lấy cảm hứng hoặc sao chép từ thiết kế của Nga hoặc Mỹ, vì vậy không quá khó để nắm được khả năng của chúng, nếu biết rõ nguồn gốc của chúng.
Những chiếc máy bay đầu tiên mà Trung Quốc tự chế tạo là do Liên Xô chuyển giao công nghệ. Chiến đấu cơ đầu tiên do Trung Quốc sản xuất là J-6, một bản sao của tiêm kích MiG-19, có cửa hút khí ở mũi.
Mặc dù MiG-19 Liên Xô sản xuất với số lượng hạn chế, nhưng Trung Quốc đã chế tạo 4.000 chiếc J-6, và loại chiến đấu cơ này là niềm tự hào của Trung Quốc. Hiện tất cả số J-6 đã được loại biên, nhưng vẫn còn khoảng 150 chiếc phiên bản cường kích Nanchang Q-5 vẫn còn sử dụng.
Năm 1960, mối quan hệ Trung-Xô rơi vào thời kỳ khủng hoảng, lúc này Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc hàng chục máy bay chiến đấu MiG-21 mới nhất, như là động thái thân thiện để cải thiện quan hệ. Bắc Kinh đã sao chép MiG-21 thành Chengdu J-7.
Việc sản xuất lúc đầu chậm chạp, do sự hỗn loạn của cuộc Cách mạng Văn hóa; nhưng từ năm 1978 đến năm 2013, các nhà máy ở Trung Quốc đã sản xuất ra hàng nghìn chiếc J-7 với hàng chục biến thể. Hiện vẫn có gần 400 chiếc J-7 phục vụ trong Quân đội Trung Quốc.
Những chiếc J-7 của Trung Quốc không còn phù hợp với không chiến hiện đại, nhưng việc tiếp tục duy trì J-7, giúp Không quân Trung Quốc tạo ưu thế về số lượng, cũng như duy trì một lực lượng lớn hơn các phi công được đào tạo và nhân viên kỹ thuật, cho đến khi biên chế máy bay mới.
Một bản sao máy bay của Liên Xô nữa là máy bay ném bom Tu-16, được Trung Quốc sao chép thành máy bay ném bom H-6; loại máy bay này được ví là B-52 của Trung Quốc; tuy nhiên khả năng mang vũ khí của chiếc máy bay ném bom này của Trung Quốc, thậm chí không bằng máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ.
Máy bay H-6 ban đầu được giao nhiệm vụ ném bom hạt nhân, nhưng với khả năng phòng không hiện nay, H-6 hoàn toàn không phù hợp. Thay vào đó, H-6 biến thành máy bay mang tên lửa hành trình. Hiện Trung Quốc đang phát triển mẫu máy bay ném bom chiến lược H-20, mặc dù có rất ít thông tin.
Vào giữa những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu chế tạo máy bay chiến đấu do chính họ thiết kế, dẫn đến việc ra mắt chiếc J-8 vào năm 1979, trên cơ sở cải tiến chiếc MiG-21. Đây là loại máy bay đánh chặn siêu âm hai động cơ, có thể đạt tốc độ Mach 2,2; tuy nhiên J-8 thiếu hệ thống điện tử hiện đại và khả năng cơ động.
Biến thể tiếp theo là J-8II (khoảng 150 chiếc hiện đang phục vụ) được cải tiến trên phiên bản cũ, nhưng được trang bị radar của Israel, được lắp ở mũi máy bay. J-8II trở thành loại máy bay đánh chặn hạng nặng của Trung Quốc khi đó, tính năng giống như F-4 Phantom của Mỹ.
Phiên bản tiêm kích bom do Trung Quốc tự phát triển là JH-7, được đưa vào biên chế năm 1992; đây là máy bay ném bom tấn công hải quân hai chỗ ngồi, có thể mang số vũ khí lên đến 9 tấn và có tốc độ tối đa Mach 1,75. Hiện JH-7 cũng bắt đầu được loại khỏi biên chế Không quân hải quân Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10 do Trung Quốc tự phát triển, có khả năng cơ động cao dựa, trên hệ thống điện tử hàng không bay bằng dây, để bù đắp cho khung máy bay không ổn định về mặt khí động học của nó. Đây là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được đánh giá là hiện đại nhất của Trung Quốc; hiện có khoảng 250 chiếc trong biên chế.
Sau khi Liên Xô tan rã, một nước Nga khủng hoảng về kinh tế và không còn tranh chấp ý thức hệ, vui mừng được Bắc Kinh đến gõ cửa, đề nghị bán máy bay chiến đấu Su-27 tối tân, có thể so sánh với F-15 Eagle của Mỹ về tầm bay và tải trọng.
Sự kiện Trung Quốc mua Su-27 của Nga, đã chứng tỏ một quyết định mang tính định mệnh; ngày nay, một dòng máy bay phong phú, có nguồn gốc từ Su-27, đã trở thành nòng cốt của lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc.
Sau khi nhập khẩu lô Su-27 ban đầu, Bắc Kinh đã mua giấy phép để chế tạo trong nước bản sao của riêng họ có tên J-11; sau khi mua của Nga 76 chiếc Su-27, Trung Quốc bắt đầu sản xuất các phiên bản J-11B và D, bất chấp sự phản đối của Nga.
Các phiên bản sao chép J-11/15/16 của Trung Quốc, về mặt lý thuyết ngang hàng với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-15 và F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, công nghệ động cơ vẫn là hạn chế của Trung Quốc hiện nay. Đến năm 2016, Trung Quốc đã mua 24 chiếc Su-35, biến thể hiện đại nhất, và trang bị động cơ AL-41F.
Trong lĩnh vực máy bay chiến đấu tàng hình, chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã phát triển hai mẫu máy bay chiến đấu tàng hình riêng biệt. Vào năm 2017, đã có 20 chiếc J-20 gia nhập biên chế Không quân Trung Quốc.
Trong khi đó, J-31 (hoặc FC-31) nhỏ hơn, do tư nhân phát triển, về cơ bản là phiên bản sao chép của F-35, nhưng khác biệt là có hai động cơ; tuy nhiên J-31 không thể có những cảm biến, tính năng tàng hình và khả năng xử lý tình huống như F-35.
Hiện Trung Quốc còn khoảng 33% máy bay chiến đấu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai, tính năng chiến đấu hạn chế. 28% khác bao gồm máy bay ném bom và các máy bay thế hệ thứ ba có khả năng hơn nhưng đã lạc hậu. Cuối cùng, 38% là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư về mặt lý thuyết có thể đối đầu với các máy bay cùng loại như F-15 và F-16. Còn số máy bay chiến đấu tàng hình chỉ chiếm 1 phần trăm.
Tuy nhiên, khả năng kỹ thuật của máy bay mới chỉ là một nửa sức mạnh; một nửa còn lại là đào tạo, học thuyết tổ chức và hạ tầng mặt đất hỗ trợ; từ trinh sát vệ tinh đến máy bay tiếp dầu trên không, radar trên mặt đất và các sở chỉ huy trên không.
Dù sao đi nữa, Bắc Kinh dường như không vội vàng thay thế tất cả các máy bay chiến đấu cũ của họ bằng những loại chiến đấu cơ mới. Việc trang bị loạt lớn máy bay chiến đấu mới có thể đợi cho đến khi ngành hàng không Trung Quốc giải quyết xong các vấn đề về động cơ của máy bay thế hệ thứ tư và máy bay tàng hình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc - loại chiến đấu cơ được cho là cực kỳ hiện đại, nhưng lại bị kìm hãm tải trọng tối đa do cơ cấu thiết kế của hàng không mẫu hạm. Nguồn: CCTV.