Theo Sputnik, các mẫu đạn hứa hẹn đầu tiên dành cho súng chống tăng RPG-7 sẽ xuất hiện sau 2-3 năm tới. Theo các nhà phát triển, tính hiệu quả sẽ tăng 30%. Về khả năng xuyên giáp, loại đạn mới sẽ xuyên thủng lớp giáp dày tới 600mm. Để so sánh, súng RPG-7 thế hệ đầu tiên chỉ có khả năng chọc thủng lớp giáp dày 260mm.Các chuyên gia cũng sẽ tăng cường đáng kể hiệu ứng phân mảnh và nổ nhiệt áp. Nhờ các thiết bị ngắm mới được thiết kế đặc biệt cho những quả lựu đạn này, độ chính xác sẽ tăng đáng kể.Trưởng phòng thiết kế của NPO Basalt (thuộc Tập đoàn công nghiệp quân sự Rostec của Nga) Nikolai Sereda cho biết, bây giờ ở khoảng cách 150 mét từ người bắn, sai số chỉ là 40-50cm.Và nếu mục tiêu cách xa khoảng 1km, sai số có thể chỉ vượt quá kích thước của chiếc xe tăng. Đạn mới ở cùng một khoảng cách có sai số ít hơn đáng kể.Các đơn vị quân đội Nga hiện được trang bị phiên bản cải tiến mới nhất của RPG-7V2. Phiên bản này khác với những phiên bản trước ở độ chính xác cao hơn. Kính ngắm quang học PGO-7V3 cung cấp tầm bắn hiệu quả ở khoảng cách lên tới 700 mét.Cả một dòng đạn mới đã được tạo ra dành cho súng chống tăng. Loại đạn phổ biến nhất là PG-7VM. Đạn nặng 2kg xuyên giáp dày tới 300 mm. PG-7VL được phát triển vào những năm 1970 để đáp trả việc NATO gia cố lớp giáp bảo vệ xe tăng.Khối lượng của đầu đạn được tăng lên - nhờ đó RPG có thể bắn trúng các phương tiện có lớp giáp dày tới nửa mét. Nhưng, do trọng lượng đạn tăng lên, tầm ngắm đã giảm (từ 500 xuống còn 300 mét) và sơ tốc đầu nòng cũng giảm.Đối với giáp phản ứng nổ gắn trên xe tăng có khả năng chống lại các loại lựu đạn RPG thông thường, các chuyên gia đã phát triển loại đạn 2 đầu nổ PG-7VR vào những năm 1980.PG-7VR có hai “đầu đạn”: 64mm và 105mm. Khi chạm vào mục tiêu, “đầu đạn” thứ nhất bắt đầu phát nổ trong các khối giáp "phản ứng" và sau một khoảng thời gian ngắn, quả đạn chính được phát nổ.Thiết kế này rất hiệu quả, xe tăng với lớp giáp dày tới 600mm không thể chống lại RPG. Tuy nhiên, có một nhược điểm đáng kể là do trọng lượng lớn, tầm ngắm của đạn chỉ được 200 mét.Ngoài ra, RPG có thể sử dụng đạn nhiệt áp. Những quả lựu đạn này xuyên qua các chướng ngại vật với độ dày 30-40mm, “đầu đạn” chính được kích nổ bên trong phòng hoặc xe tăng.Vào cuối những năm 1980, súng phóng lựu chống tăng loại này đã được trang bị cho các đơn vị bộ binh để tiêu diệt nhân lực trong các hầm trú ẩn, các tuyến phòng thủ và các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối phương, mà không thu hút pháo binh hoặc xe tăng.Mặc dù ra đời 60 năm, nhưng súng chống tăng RPG-7 đã phục vụ tại hàng chục quốc gia - hơn 9 triệu khẩu súng đã được bán trên khắp thế giới và được sử dụng trong hầu hết các cuộc xung đột quân sự lớn và nhỏ. Lý do cho sự phổ biến này là độ tin cậy của kết cấu, hiệu quả chiến đấu cao và dễ sử dụng.Ngay cả người tân binh có thể làm chủ được khẩu súng này trong vài giờ. Đây là lý do tại sao RPG đã trở thành một loại vũ khí Nga không thể thiếu trong các đơn vị vũ trang phi chính quy.
Theo Sputnik, các mẫu đạn hứa hẹn đầu tiên dành cho súng chống tăng RPG-7 sẽ xuất hiện sau 2-3 năm tới. Theo các nhà phát triển, tính hiệu quả sẽ tăng 30%. Về khả năng xuyên giáp, loại đạn mới sẽ xuyên thủng lớp giáp dày tới 600mm. Để so sánh, súng RPG-7 thế hệ đầu tiên chỉ có khả năng chọc thủng lớp giáp dày 260mm.
Các chuyên gia cũng sẽ tăng cường đáng kể hiệu ứng phân mảnh và nổ nhiệt áp. Nhờ các thiết bị ngắm mới được thiết kế đặc biệt cho những quả lựu đạn này, độ chính xác sẽ tăng đáng kể.
Trưởng phòng thiết kế của NPO Basalt (thuộc Tập đoàn công nghiệp quân sự Rostec của Nga) Nikolai Sereda cho biết, bây giờ ở khoảng cách 150 mét từ người bắn, sai số chỉ là 40-50cm.
Và nếu mục tiêu cách xa khoảng 1km, sai số có thể chỉ vượt quá kích thước của chiếc xe tăng. Đạn mới ở cùng một khoảng cách có sai số ít hơn đáng kể.
Các đơn vị quân đội Nga hiện được trang bị phiên bản cải tiến mới nhất của RPG-7V2. Phiên bản này khác với những phiên bản trước ở độ chính xác cao hơn. Kính ngắm quang học PGO-7V3 cung cấp tầm bắn hiệu quả ở khoảng cách lên tới 700 mét.
Cả một dòng đạn mới đã được tạo ra dành cho súng chống tăng. Loại đạn phổ biến nhất là PG-7VM. Đạn nặng 2kg xuyên giáp dày tới 300 mm. PG-7VL được phát triển vào những năm 1970 để đáp trả việc NATO gia cố lớp giáp bảo vệ xe tăng.
Khối lượng của đầu đạn được tăng lên - nhờ đó RPG có thể bắn trúng các phương tiện có lớp giáp dày tới nửa mét. Nhưng, do trọng lượng đạn tăng lên, tầm ngắm đã giảm (từ 500 xuống còn 300 mét) và sơ tốc đầu nòng cũng giảm.
Đối với giáp phản ứng nổ gắn trên xe tăng có khả năng chống lại các loại lựu đạn RPG thông thường, các chuyên gia đã phát triển loại đạn 2 đầu nổ PG-7VR vào những năm 1980.
PG-7VR có hai “đầu đạn”: 64mm và 105mm. Khi chạm vào mục tiêu, “đầu đạn” thứ nhất bắt đầu phát nổ trong các khối giáp "phản ứng" và sau một khoảng thời gian ngắn, quả đạn chính được phát nổ.
Thiết kế này rất hiệu quả, xe tăng với lớp giáp dày tới 600mm không thể chống lại RPG. Tuy nhiên, có một nhược điểm đáng kể là do trọng lượng lớn, tầm ngắm của đạn chỉ được 200 mét.
Ngoài ra, RPG có thể sử dụng đạn nhiệt áp. Những quả lựu đạn này xuyên qua các chướng ngại vật với độ dày 30-40mm, “đầu đạn” chính được kích nổ bên trong phòng hoặc xe tăng.
Vào cuối những năm 1980, súng phóng lựu chống tăng loại này đã được trang bị cho các đơn vị bộ binh để tiêu diệt nhân lực trong các hầm trú ẩn, các tuyến phòng thủ và các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối phương, mà không thu hút pháo binh hoặc xe tăng.
Mặc dù ra đời 60 năm, nhưng súng chống tăng RPG-7 đã phục vụ tại hàng chục quốc gia - hơn 9 triệu khẩu súng đã được bán trên khắp thế giới và được sử dụng trong hầu hết các cuộc xung đột quân sự lớn và nhỏ. Lý do cho sự phổ biến này là độ tin cậy của kết cấu, hiệu quả chiến đấu cao và dễ sử dụng.
Ngay cả người tân binh có thể làm chủ được khẩu súng này trong vài giờ. Đây là lý do tại sao RPG đã trở thành một loại vũ khí Nga không thể thiếu trong các đơn vị vũ trang phi chính quy.