Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông báo Cơ quan Quản lý khẩn cấp hạt Woodward, bang Oklahoma, Mỹ chiều 17/8 (theo giờ địa phương) cho biết, một chiếc T-38 Talon của Không quân Mỹ trong lúc bay huấn luyện đã rơi xuống vùng núi của hạt này, không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Vance. Nguồn ảnh: Sputnik.Vị trí chiếc máy bay rơi được xác định ngay sau đó, còn phi công chiếc T-38 đã may mắn thoát ra ngoài an toàn, bản thân chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn sau vụ va chạm. Trong ảnh là xác chiếc T-38 Talon sau tai nạn chiều 17/8 nằm cách căn cứ Vance 80km về phía tây. Nguồn ảnh: Sputnik.Máy bay huấn luyện phản lực T-38 Talon là dòng máy bay huấn luyện chiến đấu cơ bản của không quân và hải quân Mỹ, được hãng Northrop phát triển từ cuối những năm 1950, sản xuất từ năm 1961, đơn giá một chiếc hiện là khoảng 6 triệu USD. Được biết, trong vòng chưa tới một năm, không quân Mỹ đã mất liên tiếp hai chiếc T-38, vụ tai nạn trước đó diễn ra vào tháng 11/2017. Nguồn ảnh: Diver.T-38 được xem là máy bay huấn luyện phi công đạt tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới và được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Tính đến năm 2017, T-38 đã hoạt động liên tục hơn 50 năm với tỉ lệ tai nạn rất thấp, dù vậy với tỉ lệ tai nạn ngày càng cao như hiện tại thiết nghĩ Quân đội Mỹ đã tới lúc nghĩ tới phương án thay thế T-38. Nguồn ảnh: Wikipedia.Điểm đặc biệt trên T-38 Talon vốn ít người biết đó là nó được phát triển trên cơ sở máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger II từng bị Không quân Mỹ hắt hủi, chỉ chuyên bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh. Nhưng “hậu bối” T-38 thì lại rất được các tướng lĩnh Không quân Mỹ ưa chuộng, mà tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tính đến năm 2017, Không quân Mỹ có trong biên chế trang bị 501 máy bay huấn luyện T-38 Talon, chiếm gần một nửa số T-38 đang hoạt động trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.Về thiết kế như đã nói ở trên T-38 sở hữu hình dáng của F-5, máy bay có chiều dài 14,14m, sải cánh 7,7m (kiểu cánh tam giác), cao 3,92m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,4 tấn. Nguồn ảnh: defpost.com.Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy J85-5A đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.835km, trần bay 15,2km. Nguồn ảnh: defpost.com.Vì chuyên dụng cho mục đích huấn luyện nên T-38 Talon không có, nó chỉ có các thiết bị máy móc phục vụ huấn luyện, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật, radar đo cao... Nguồn ảnh: defpost.com.Hiện tại, Không quân Mỹ hiện đại hóa gần như khá toàn diện T-38 với các biến thể A và C, trong đó thiết kế buồng lái của T-38 cũng được thay đổi để giúp phi công làm quen với các dòng chiến đấu cơ có trong biên chế Quân đội Mỹ như F-15, F-16 và F-18. Nguồn ảnh: defpost.com.Mời độc giả xem video: T-38 Talon của Không quân Mỹ huấn luyện chiến đấu cùng F-22 Raptor.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông báo Cơ quan Quản lý khẩn cấp hạt Woodward, bang Oklahoma, Mỹ chiều 17/8 (theo giờ địa phương) cho biết, một chiếc T-38 Talon của Không quân Mỹ trong lúc bay huấn luyện đã rơi xuống vùng núi của hạt này, không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Vance. Nguồn ảnh: Sputnik.
Vị trí chiếc máy bay rơi được xác định ngay sau đó, còn phi công chiếc T-38 đã may mắn thoát ra ngoài an toàn, bản thân chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn sau vụ va chạm. Trong ảnh là xác chiếc T-38 Talon sau tai nạn chiều 17/8 nằm cách căn cứ Vance 80km về phía tây. Nguồn ảnh: Sputnik.
Máy bay huấn luyện phản lực T-38 Talon là dòng máy bay huấn luyện chiến đấu cơ bản của không quân và hải quân Mỹ, được hãng Northrop phát triển từ cuối những năm 1950, sản xuất từ năm 1961, đơn giá một chiếc hiện là khoảng 6 triệu USD. Được biết, trong vòng chưa tới một năm, không quân Mỹ đã mất liên tiếp hai chiếc T-38, vụ tai nạn trước đó diễn ra vào tháng 11/2017. Nguồn ảnh: Diver.
T-38 được xem là máy bay huấn luyện phi công đạt tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới và được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Tính đến năm 2017, T-38 đã hoạt động liên tục hơn 50 năm với tỉ lệ tai nạn rất thấp, dù vậy với tỉ lệ tai nạn ngày càng cao như hiện tại thiết nghĩ Quân đội Mỹ đã tới lúc nghĩ tới phương án thay thế T-38. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Điểm đặc biệt trên T-38 Talon vốn ít người biết đó là nó được phát triển trên cơ sở máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger II từng bị Không quân Mỹ hắt hủi, chỉ chuyên bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh. Nhưng “hậu bối” T-38 thì lại rất được các tướng lĩnh Không quân Mỹ ưa chuộng, mà tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tính đến năm 2017, Không quân Mỹ có trong biên chế trang bị 501 máy bay huấn luyện T-38 Talon, chiếm gần một nửa số T-38 đang hoạt động trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.
Về thiết kế như đã nói ở trên T-38 sở hữu hình dáng của F-5, máy bay có chiều dài 14,14m, sải cánh 7,7m (kiểu cánh tam giác), cao 3,92m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,4 tấn. Nguồn ảnh: defpost.com.
Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy J85-5A đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.835km, trần bay 15,2km. Nguồn ảnh: defpost.com.
Vì chuyên dụng cho mục đích huấn luyện nên T-38 Talon không có, nó chỉ có các thiết bị máy móc phục vụ huấn luyện, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật, radar đo cao... Nguồn ảnh: defpost.com.
Hiện tại, Không quân Mỹ hiện đại hóa gần như khá toàn diện T-38 với các biến thể A và C, trong đó thiết kế buồng lái của T-38 cũng được thay đổi để giúp phi công làm quen với các dòng chiến đấu cơ có trong biên chế Quân đội Mỹ như F-15, F-16 và F-18. Nguồn ảnh: defpost.com.
Mời độc giả xem video: T-38 Talon của Không quân Mỹ huấn luyện chiến đấu cùng F-22 Raptor.