Tổ hợp robot chiến đấu tự hành Uran-9 của Nga được đưa tới chiến trường Syria từ tháng 9/2016. Khác với nhiều dự đoán lạc quan ban đầu, Uran-9 thực tế đã hoạt động không mấy hiệu quả trên chiến trường này. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, dù được quảng cáo là có khả năng hoạt động cách trạm điều khiển tối đa tới gần 3 km. Tuy nhiên trên thực tế khi tham chiến ở Syria, khoảng cách tối đa cách trạm điều khiển mà Uran-9 có thể hoạt động được chỉ khoảng từ 500 mét trở lại. Nguồn ảnh: BI.Sở dĩ có khoảng cách quá ngắn như vậy được cho là do địa hình của Syria khá hiểm trở, thêm vào đó, nơi tác chiến của Uran-9 lại thường là trong đô thị, có nhiều vật cản như nhà cao tầng. Nguồn ảnh: BI.Không ít ý kiến cũng cho rằng, thực ra tổ hợp Uran-9 của Nga có hệ thống thu nhận và phát tín hiệu khá kém khi sóng vô tuyến không xuyên được qua hệ thống nhà cao tầng đổ nát bên trong những thành phố của Syria. Nguồn ảnh: BI.Thậm chí, ngay cả khi robot nằm trong bán kính 500 mét kể từ trạm điều khiển, Uran-9 cũng không hoạt động được một cách tử tế. Cụ thể, theo ghi nhận và công bố chính thức của Nga, Uran-9 có thể bị "ngắt kết nối" với hệ thống điều khiển một cách ngẫu nhiên, tối đa tới 17 lần trong 2 tiếng. Nguồn ảnh: BI.Trong đó, mỗi lần ngắt kết nối có thể kéo dài tới tối đa 2 phút. Thực tế đây là một lỗi chưa có khả năng khắc phục do phía Nga cũng chưa hiểu nỗi này từ đâu mà ra khi Uran-9 tự ngắt kết nối sau đó lại... tự kết nối lại mà không cần sự can thiệp của bất cứ ai. Nguồn ảnh: BI.Đây là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi Uran-9 mang theo hệ thống vũ khí cực kỳ nguy hiểm. Nếu trong điều kiện tác chiến, Uran-9 bị sự cố kỹ thuật vượt ra khỏi tầm kiểm soát của người điều khiển, hậu quả có thể khôn lường. Nguồn ảnh: BI.Nga đã từng hy vọng, Uran-9 có thể hoạt động cách trạm điều khiển tối đa tới 7 km. Tuy nhiên thực tế trong điều kiện thử nghiệm, Uran-9 chỉ hoạt động được cách trạm điều khiển tối đa 3 km. Mặc dù vậy thực tế phũ phàng hơn khi ở Syria Uran-9 chỉ hoạt động cách trạm điều khiển được vỏn vẹn 500 mét. Nguồn ảnh: BI.Dàn tên lửa mà Uran-9 mang theo bao gồm 4 tên lửa 9M120-1 Ataka chống tăng có điều khiển. Kèm theo đó là một khẩu pháo tự động cỡ nòng 30mm và một khẩu súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm. Nguồn ảnh: BI.Cũng theo ghi nhận của Nga, hệ thống pháo 30mm này thường xuyên... xịt khi tham chiến ở Syria. Có nghĩa là xạ thủ đã ra lệnh bắn nhưng tổ hợp tự hành Uran-9 nhất quyết không chịu nhả đạn. Rõ ràng, tổ hợp trông có vẻ hiện đại này của Nga vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải đáp. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Uran-9 dũng mãnh trên... bãi tập.
Tổ hợp robot chiến đấu tự hành Uran-9 của Nga được đưa tới chiến trường Syria từ tháng 9/2016. Khác với nhiều dự đoán lạc quan ban đầu, Uran-9 thực tế đã hoạt động không mấy hiệu quả trên chiến trường này. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, dù được quảng cáo là có khả năng hoạt động cách trạm điều khiển tối đa tới gần 3 km. Tuy nhiên trên thực tế khi tham chiến ở Syria, khoảng cách tối đa cách trạm điều khiển mà Uran-9 có thể hoạt động được chỉ khoảng từ 500 mét trở lại. Nguồn ảnh: BI.
Sở dĩ có khoảng cách quá ngắn như vậy được cho là do địa hình của Syria khá hiểm trở, thêm vào đó, nơi tác chiến của Uran-9 lại thường là trong đô thị, có nhiều vật cản như nhà cao tầng. Nguồn ảnh: BI.
Không ít ý kiến cũng cho rằng, thực ra tổ hợp Uran-9 của Nga có hệ thống thu nhận và phát tín hiệu khá kém khi sóng vô tuyến không xuyên được qua hệ thống nhà cao tầng đổ nát bên trong những thành phố của Syria. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí, ngay cả khi robot nằm trong bán kính 500 mét kể từ trạm điều khiển, Uran-9 cũng không hoạt động được một cách tử tế. Cụ thể, theo ghi nhận và công bố chính thức của Nga, Uran-9 có thể bị "ngắt kết nối" với hệ thống điều khiển một cách ngẫu nhiên, tối đa tới 17 lần trong 2 tiếng. Nguồn ảnh: BI.
Trong đó, mỗi lần ngắt kết nối có thể kéo dài tới tối đa 2 phút. Thực tế đây là một lỗi chưa có khả năng khắc phục do phía Nga cũng chưa hiểu nỗi này từ đâu mà ra khi Uran-9 tự ngắt kết nối sau đó lại... tự kết nối lại mà không cần sự can thiệp của bất cứ ai. Nguồn ảnh: BI.
Đây là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi Uran-9 mang theo hệ thống vũ khí cực kỳ nguy hiểm. Nếu trong điều kiện tác chiến, Uran-9 bị sự cố kỹ thuật vượt ra khỏi tầm kiểm soát của người điều khiển, hậu quả có thể khôn lường. Nguồn ảnh: BI.
Nga đã từng hy vọng, Uran-9 có thể hoạt động cách trạm điều khiển tối đa tới 7 km. Tuy nhiên thực tế trong điều kiện thử nghiệm, Uran-9 chỉ hoạt động được cách trạm điều khiển tối đa 3 km. Mặc dù vậy thực tế phũ phàng hơn khi ở Syria Uran-9 chỉ hoạt động cách trạm điều khiển được vỏn vẹn 500 mét. Nguồn ảnh: BI.
Dàn tên lửa mà Uran-9 mang theo bao gồm 4 tên lửa 9M120-1 Ataka chống tăng có điều khiển. Kèm theo đó là một khẩu pháo tự động cỡ nòng 30mm và một khẩu súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm. Nguồn ảnh: BI.
Cũng theo ghi nhận của Nga, hệ thống pháo 30mm này thường xuyên... xịt khi tham chiến ở Syria. Có nghĩa là xạ thủ đã ra lệnh bắn nhưng tổ hợp tự hành Uran-9 nhất quyết không chịu nhả đạn. Rõ ràng, tổ hợp trông có vẻ hiện đại này của Nga vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải đáp. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Uran-9 dũng mãnh trên... bãi tập.