Ranh giới DMZ hay còn biết tới với cái tên Khu phi quân sự Bán đảo Triều Tiên, thực chất lại là nơi có sự canh gác cẩn mật nhất thế giới, suốt kể từ khi nó ra đời vào năm 1953 cho tới nay.Trong mọi văn bản đều đề cập đây là khu phi quân sự, có nghĩa là cấm các hoạt động quân sự của cả hai phía. Tuy nhiên trên thực tế, binh lính ở đây luôn được trang bị vũ khí tới tận răng.Giới tuyến này được thành lập từ năm 1953 sau khi Liên Hiệp quốc và chính quyền hai nước, đồng thuận ngừng bắn, bước đầu tiến tới kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.Tuy nhiên cho tới nay, tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia vẫn chưa được giải quyết. Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc hoặc Triều Tiên có thể tràn quân qua biên giới, tấn công nhau bất cứ lúc nào mà không cần báo trước.Dọc theo giới tuyến DMZ, cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên đều cho xây dựng rất nhiều nhà cao tầng và tháp canh, để có thể quan sát kỹ hoạt động của phía đối diện.Mặc dù là đường biên giới chung giữa hai nước, tuy nhiên do phần lớn tuyến đường biên này được canh giữ quá cẩn mật, việc đưa gián điệp vượt tuyến biên giới này là điều quá khó khăn, nếu như không muốn nói là bất khả thi.Trong khi Triều Tiên thường xuyên duy trì một số lượng lớn quân đội được vũ trang tận răng tại khu vực này, Hàn Quốc lại ứng dụng nhiều công nghệ cao vào việc canh gác khu vực biên giới.Một trong số đó là các hệ thống tháp canh với súng máy tự động, hệ thống súng máy do Samsung chế tạo có khả năng phân biệt người và vật nuôi, để đưa ra cảnh báo trước khi khai hỏa vào bất cứ thứ gì muốn vượt qua đường biên giới.Ngoài ra, một "đặc sản" khác của giới tuyến phi quân sự này đó là mìn. Kể từ năm 1953 tới nay, mìn liên tục được cài dọc biên giới bởi cả hai miền, đảm bảo ngăn chặn mọi cuộc tiến công bằng đường bộ.Thậm chí ở phía Nam giới tuyến này, Hàn Quốc còn cho đón khách du lịch, để họ có thể tận mắt chứng kiến cảnh vật và cuộc sống bên kia biên giới.Một trạm gác của Triều Tiên trong tầm quan sát của tháp canh từ Hàn Quốc.Những công trình cũ từng được sử dụng trong thời gian hai quốc gia xảy ra chiến tranh tới nay vẫn còn tồn tại.Cây cầu "Một đi không trở lại" được nối giữa hai miền từng là nơi trao trả tù binh sau cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai miền Triều Tiên.Một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc khu phi quân sự, truyền thông Hàn Quốc cho rằng những người sinh sống trong ngôi làng này đều là gián điệp của Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI. Những thước phim hiếm hoi ghi lại các cuộc không chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Ranh giới DMZ hay còn biết tới với cái tên Khu phi quân sự Bán đảo Triều Tiên, thực chất lại là nơi có sự canh gác cẩn mật nhất thế giới, suốt kể từ khi nó ra đời vào năm 1953 cho tới nay.
Trong mọi văn bản đều đề cập đây là khu phi quân sự, có nghĩa là cấm các hoạt động quân sự của cả hai phía. Tuy nhiên trên thực tế, binh lính ở đây luôn được trang bị vũ khí tới tận răng.
Giới tuyến này được thành lập từ năm 1953 sau khi Liên Hiệp quốc và chính quyền hai nước, đồng thuận ngừng bắn, bước đầu tiến tới kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
Tuy nhiên cho tới nay, tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia vẫn chưa được giải quyết. Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc hoặc Triều Tiên có thể tràn quân qua biên giới, tấn công nhau bất cứ lúc nào mà không cần báo trước.
Dọc theo giới tuyến DMZ, cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên đều cho xây dựng rất nhiều nhà cao tầng và tháp canh, để có thể quan sát kỹ hoạt động của phía đối diện.
Mặc dù là đường biên giới chung giữa hai nước, tuy nhiên do phần lớn tuyến đường biên này được canh giữ quá cẩn mật, việc đưa gián điệp vượt tuyến biên giới này là điều quá khó khăn, nếu như không muốn nói là bất khả thi.
Trong khi Triều Tiên thường xuyên duy trì một số lượng lớn quân đội được vũ trang tận răng tại khu vực này, Hàn Quốc lại ứng dụng nhiều công nghệ cao vào việc canh gác khu vực biên giới.
Một trong số đó là các hệ thống tháp canh với súng máy tự động, hệ thống súng máy do Samsung chế tạo có khả năng phân biệt người và vật nuôi, để đưa ra cảnh báo trước khi khai hỏa vào bất cứ thứ gì muốn vượt qua đường biên giới.
Ngoài ra, một "đặc sản" khác của giới tuyến phi quân sự này đó là mìn. Kể từ năm 1953 tới nay, mìn liên tục được cài dọc biên giới bởi cả hai miền, đảm bảo ngăn chặn mọi cuộc tiến công bằng đường bộ.
Thậm chí ở phía Nam giới tuyến này, Hàn Quốc còn cho đón khách du lịch, để họ có thể tận mắt chứng kiến cảnh vật và cuộc sống bên kia biên giới.
Một trạm gác của Triều Tiên trong tầm quan sát của tháp canh từ Hàn Quốc.
Những công trình cũ từng được sử dụng trong thời gian hai quốc gia xảy ra chiến tranh tới nay vẫn còn tồn tại.
Cây cầu "Một đi không trở lại" được nối giữa hai miền từng là nơi trao trả tù binh sau cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai miền Triều Tiên.
Một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc khu phi quân sự, truyền thông Hàn Quốc cho rằng những người sinh sống trong ngôi làng này đều là gián điệp của Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.
Những thước phim hiếm hoi ghi lại các cuộc không chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.