Trong hai tuần qua, Ukraine đã đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm nay và nhiệt độ thấp nhất đã giảm xuống tận âm 10 độ C. Nước này đã chính thức bước vào một mùa đông kéo dài 5 tháng “tuyết rơi và nước đóng băng”.Mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy " trận chiến quyết định mùa đông" của quân đội Nga, do những vấn đề lớn trong công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch; nhưng Ukraine cũng sẽ có một mùa đông vô cùng khó khăn, khi sẽ nhận được ít viện trợ từ phương Tây hơn.Theo một thông tin gần đây của tờ New York Times của Mỹ cho biết, 350 khẩu pháo do Mỹ cung cấp trước đây cho Ukraine, đang phải đối mặt với vấn đề “hao mòn nghiêm trọng” sau vài tháng sử dụng và có tới 1/3 số pháo hiện còn có thể sử dụng, nhưng liên tục gặp hỏng hóc.Trong những trận đấu pháo tại chiến trường Donbass, pháo binh Ukraine tiêu thụ 6.000 đến 7.000 viên đạn mỗi ngày và quân đội Nga tiêu thụ 40.000 đến 50.000 viên đạn mỗi ngày. Nhưng Quân đội Nga vẫn bảo đảm được, do họ được thụ hưởng số vũ khí khổng lồ từ thời Liên Xô.Ngược lại, trong cuộc chiến ở Afghanistan, quân đội NATO chỉ bắn khoảng 300 viên đạn pháo mỗi ngày, và lượng tiêu thụ đạn pháo của Ukraine ở chiến trường Donbass trong một ngày, tương đương với một tháng của quân đội NATO trong cuộc chiến ở Afghanistan. Hơn nữa, trong thực tế sử dụng, để phòng ngừa bị quân đội Nga phản công, Ukraine thường xuyên sử dụng loại liều phóng lớn nhất để bắn đạn đi xa nhất; tuy nhiên việc sử dụng loại liều phóng lớn, mặc dù có tầm bắn xa hơn, nhưng dẫn đến việc độ bền của nòng pháo giảm đi rất nhanh.Nếu mọi thứ cứ tiếp tục như vậy, dưới tác dụng nhiệt độ, áp suất và phản ứng hóa học cũng như sự chịu đựng của nòng pháo, các vết nứt do “mỏi vật liệu” sẽ sớm xuất hiện và tiếp tục mở rộng cho đến khi nòng pháo bị vỡ ra. Hơn nữa, Ukraine không có hệ thống hậu cần hoàn chỉnh và hiệu quả, thậm chí các mẫu pháo cũng không thống nhất, nên đương nhiên không thể bảo dưỡng kịp thời sau khi sử dụng với cường độ cao. Dẫn đến vấn đề tuổi thọ của pháo của Ukraine thậm chí còn ngắn hơn và hay xảy ra sự cố nghiêm trọng hơn như việc nổ nòng pháo.Việc tiêu hao vũ khí trên chiến trường là điều không thể tránh khỏi, nhưng vấn đề lớn nhất của Ukraine là không có nguồn bổ sung ổn định. Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 1,09 triệu viên đạn pháo, bao gồm khoảng 900.000 viên đạn pháo 155mm, 180.000 viên đạn pháo 105mm, 3.000 viên đạn pháo dẫn đường "Excalibur" và 7.000 hệ thống rải mìn chống giáp tầm xa. Như vậy Mỹ đã hỗ trợ Ukraine một lượng đáng kể đạn dược; theo tài liệu dự trữ đạn dược do Mỹ công bố năm 1995, tổng dự trữ đạn dược của Mỹ là 24,8 triệu viên đạn pháo các loại. Vào thời điểm đó, có 27 loại đạn pháo cỡ nòng lớn ở Mỹ; trung bình, mỗi loại pháo là hơn 910.000 viên.Sau khi bước vào thế kỷ 21, Mỹ cũng đã giảm dần quy mô sản xuất pháo nòng lớn và đạn dược của mình. So với thời điểm năm 1995, lượng đạn 155mm tồn kho của Quân đội Mỹ trong năm 2022 dù có tăng lên, nhưng cũng không được coi là dồi dào.Tờ "New York Times" cũng đề cập, hiện nay Mỹ chỉ có thể sản xuất 15.000 viên đạn pháo mỗi tháng. Nếu lại xảy ra một trận chiến như trận pháo kích Donbass, Ukraine sẽ có thể sử dụng hết sản lượng đạn pháo của Mỹ sản xuất một tháng trong vòng chưa đầy ba ngày. Trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, việc Mỹ bổ sung đạn pháo chắc chắn sẽ quá muộn. Châu Âu cũng không khá hơn với Mỹ là bao, các quốc gia NATO đã trao gần như tất cả những gì họ có thể lấy được, từ kho dự trữ đạn pháo của mình cho Ukraine; và họ vẫn đang phải vật lộn giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.Tuy nhiên, "Thời báo New York" cũng đổ lỗi cho châu Âu, cáo buộc các nước châu Âu "đánh giá sai chiến lược" dẫn đến giảm đáng kể quy mô vũ khí và chi tiêu quân sự sau khi Liên Xô tan rã. Cuộc chiến tại Ukraine đã đánh giá đúng thực chất tiềm lực quốc phòng của các nước phương Tây.Hiện Mỹ đã sử dụng gần đạn pháo tồn kho của mình và đạn pháo tồn kho của châu Âu đã cạn kiệt từ lâu; vậy điều gì tiếp theo? Các nước NATO hiện đang thảo luận về khả năng mua đạn pháo từ Hàn Quốc, do Hàn Quốc vẫn duy trì khả năng sản xuất quốc phòng, vì lo ngại khả năng xảy ra cuộc chiến với Triều Tiên. Để tăng khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine, thậm chí phương Tây còn xem xét khả năng đầu tư vào các nhà máy sản xuất vũ khí cũ ở Cộng hòa Séc, Slovakia và Bulgaria để sản xuất các loại đạn 152mm và 122mm, đáp ứng cho số pháo do Liên Xô sản xuất, hiện còn trong Quân đội Ukraine. Đây mới chính là sự điều chỉnh và bổ sung nhanh nhất cho kho dự trữ của Ukraine. Có thể nói, các nước phương Tây đã tốn rất nhiều công sức để cung cấp đạn dược cho Ukraine, không biết trong tương lai "sự nhiệt tình" này sẽ kéo dài bao lâu? Nhưng một điều có thể nhìn thấy là việc Ukraine có thể chiến đấu được bao lâu, sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn viện trợ từ Mỹ và NATO. Video Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng "Cornet" để phá hủy một cứ điểm của quân đội Ukraine trong làng Vodiane ở Donetsk. Nguồn Sina.
Trong hai tuần qua, Ukraine đã đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm nay và nhiệt độ thấp nhất đã giảm xuống tận âm 10 độ C. Nước này đã chính thức bước vào một mùa đông kéo dài 5 tháng “tuyết rơi và nước đóng băng”.
Mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy " trận chiến quyết định mùa đông" của quân đội Nga, do những vấn đề lớn trong công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch; nhưng Ukraine cũng sẽ có một mùa đông vô cùng khó khăn, khi sẽ nhận được ít viện trợ từ phương Tây hơn.
Theo một thông tin gần đây của tờ New York Times của Mỹ cho biết, 350 khẩu pháo do Mỹ cung cấp trước đây cho Ukraine, đang phải đối mặt với vấn đề “hao mòn nghiêm trọng” sau vài tháng sử dụng và có tới 1/3 số pháo hiện còn có thể sử dụng, nhưng liên tục gặp hỏng hóc.
Trong những trận đấu pháo tại chiến trường Donbass, pháo binh Ukraine tiêu thụ 6.000 đến 7.000 viên đạn mỗi ngày và quân đội Nga tiêu thụ 40.000 đến 50.000 viên đạn mỗi ngày. Nhưng Quân đội Nga vẫn bảo đảm được, do họ được thụ hưởng số vũ khí khổng lồ từ thời Liên Xô.
Ngược lại, trong cuộc chiến ở Afghanistan, quân đội NATO chỉ bắn khoảng 300 viên đạn pháo mỗi ngày, và lượng tiêu thụ đạn pháo của Ukraine ở chiến trường Donbass trong một ngày, tương đương với một tháng của quân đội NATO trong cuộc chiến ở Afghanistan.
Hơn nữa, trong thực tế sử dụng, để phòng ngừa bị quân đội Nga phản công, Ukraine thường xuyên sử dụng loại liều phóng lớn nhất để bắn đạn đi xa nhất; tuy nhiên việc sử dụng loại liều phóng lớn, mặc dù có tầm bắn xa hơn, nhưng dẫn đến việc độ bền của nòng pháo giảm đi rất nhanh.
Nếu mọi thứ cứ tiếp tục như vậy, dưới tác dụng nhiệt độ, áp suất và phản ứng hóa học cũng như sự chịu đựng của nòng pháo, các vết nứt do “mỏi vật liệu” sẽ sớm xuất hiện và tiếp tục mở rộng cho đến khi nòng pháo bị vỡ ra.
Hơn nữa, Ukraine không có hệ thống hậu cần hoàn chỉnh và hiệu quả, thậm chí các mẫu pháo cũng không thống nhất, nên đương nhiên không thể bảo dưỡng kịp thời sau khi sử dụng với cường độ cao. Dẫn đến vấn đề tuổi thọ của pháo của Ukraine thậm chí còn ngắn hơn và hay xảy ra sự cố nghiêm trọng hơn như việc nổ nòng pháo.
Việc tiêu hao vũ khí trên chiến trường là điều không thể tránh khỏi, nhưng vấn đề lớn nhất của Ukraine là không có nguồn bổ sung ổn định. Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 1,09 triệu viên đạn pháo, bao gồm khoảng 900.000 viên đạn pháo 155mm, 180.000 viên đạn pháo 105mm, 3.000 viên đạn pháo dẫn đường "Excalibur" và 7.000 hệ thống rải mìn chống giáp tầm xa.
Như vậy Mỹ đã hỗ trợ Ukraine một lượng đáng kể đạn dược; theo tài liệu dự trữ đạn dược do Mỹ công bố năm 1995, tổng dự trữ đạn dược của Mỹ là 24,8 triệu viên đạn pháo các loại. Vào thời điểm đó, có 27 loại đạn pháo cỡ nòng lớn ở Mỹ; trung bình, mỗi loại pháo là hơn 910.000 viên.
Sau khi bước vào thế kỷ 21, Mỹ cũng đã giảm dần quy mô sản xuất pháo nòng lớn và đạn dược của mình. So với thời điểm năm 1995, lượng đạn 155mm tồn kho của Quân đội Mỹ trong năm 2022 dù có tăng lên, nhưng cũng không được coi là dồi dào.
Tờ "New York Times" cũng đề cập, hiện nay Mỹ chỉ có thể sản xuất 15.000 viên đạn pháo mỗi tháng. Nếu lại xảy ra một trận chiến như trận pháo kích Donbass, Ukraine sẽ có thể sử dụng hết sản lượng đạn pháo của Mỹ sản xuất một tháng trong vòng chưa đầy ba ngày. Trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, việc Mỹ bổ sung đạn pháo chắc chắn sẽ quá muộn.
Châu Âu cũng không khá hơn với Mỹ là bao, các quốc gia NATO đã trao gần như tất cả những gì họ có thể lấy được, từ kho dự trữ đạn pháo của mình cho Ukraine; và họ vẫn đang phải vật lộn giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tuy nhiên, "Thời báo New York" cũng đổ lỗi cho châu Âu, cáo buộc các nước châu Âu "đánh giá sai chiến lược" dẫn đến giảm đáng kể quy mô vũ khí và chi tiêu quân sự sau khi Liên Xô tan rã. Cuộc chiến tại Ukraine đã đánh giá đúng thực chất tiềm lực quốc phòng của các nước phương Tây.
Hiện Mỹ đã sử dụng gần đạn pháo tồn kho của mình và đạn pháo tồn kho của châu Âu đã cạn kiệt từ lâu; vậy điều gì tiếp theo? Các nước NATO hiện đang thảo luận về khả năng mua đạn pháo từ Hàn Quốc, do Hàn Quốc vẫn duy trì khả năng sản xuất quốc phòng, vì lo ngại khả năng xảy ra cuộc chiến với Triều Tiên.
Để tăng khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine, thậm chí phương Tây còn xem xét khả năng đầu tư vào các nhà máy sản xuất vũ khí cũ ở Cộng hòa Séc, Slovakia và Bulgaria để sản xuất các loại đạn 152mm và 122mm, đáp ứng cho số pháo do Liên Xô sản xuất, hiện còn trong Quân đội Ukraine. Đây mới chính là sự điều chỉnh và bổ sung nhanh nhất cho kho dự trữ của Ukraine.
Có thể nói, các nước phương Tây đã tốn rất nhiều công sức để cung cấp đạn dược cho Ukraine, không biết trong tương lai "sự nhiệt tình" này sẽ kéo dài bao lâu? Nhưng một điều có thể nhìn thấy là việc Ukraine có thể chiến đấu được bao lâu, sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn viện trợ từ Mỹ và NATO.
Video Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng "Cornet" để phá hủy một cứ điểm của quân đội Ukraine trong làng Vodiane ở Donetsk. Nguồn Sina.