Theo thông tin từ tờ "Wall Street Journal"/Mỹ ngày 22/12, Quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 3 máy bay tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga trong một "chiến dịch được lên kế hoạch kỹ lưỡng". Không quân Ukraine cũng cho biết, 3 máy bay ném bom Su-34 đã bị bắn hạ ở miền nam Ukraine vào trưa ngày 22/12. Tờ Wall Street Journal nhận định, đây là một trong những hành động thành công nhất của Ukraine chống lại sức mạnh Không quân Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.Quân đội Nga gần đây đã sử dụng máy bay chiến đấu tại các khu vực do Ukraine kiểm soát ở bờ tây sông Dnieper và cố gắng phóng tên lửa hành trình và bom lượn vào các binh sĩ Ukraine đã trú ẩn ở các vị trí ở bờ đông và tây sông Dnieper tại Kherson.Trong khi đó, các quan chức Nga không phản hồi về kết quả do Ukraine công bố, còn các tài khoản mạng xã hội Nga viết về tình hình chiến trường thừa nhận Nga bị tổn thất và cho rằng, những chiếc Su-34 có thể bị tên lửa phòng không Patriot của Ukraine bắn rơi. Các tài khoản mạng xã hội Nga cũng cho rằng, những chiếc Su-34 này có thể đang thực hiện nhiệm vụ thả bom xuống các vị trí trú quân của Ukraine ở bờ đông và bờ tây sông Dnieper tại Kherson. Tạp chí Phố Wall/Mỹ cho biết, Quân đội Ukraine hiện được trang bị 5 tiểu đoàn phòng không Patriot do Mỹ, Đức và Hà Lan cung cấp. Vào tháng 5 năm nay, Quân đội Ukraine đã sử dụng các hệ thống phòng không Patriot này để tiến hành một chiến dịch phục kích bắn hạ máy bay chiến đấu Nga.Khi đó, Quân đội Ukraine đã bắn hạ 5 máy bay Nga bay ngay trên không phận Nga, trong đó có 1 tiêm kích bom Su-34, 1 tiêm kích Su-35 và 3 trực thăng Mi8/Mi17. Sự kiện này gần đây mới được Ukraine công nhận và cho biết đó là tên lửa phòng không Patriot bắn rơi. Tờ Wall Street Journal đánh giá, việc phòng không Ukraine vừa bắn rơi 3 máy bay tiêm kích bom Su-34 là niềm động viên, cổ vũ lớn đối với Ukraine, khi họ gần đây đã trải qua một loạt thất bại trên chiến trường; khi chiến dịch phản công do Ukraine phát động từ đầu mùa hè năm nay đã không chọc thủng được tuyến phòng thủ của Nga như kế hoạch.Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh BBC cho biết, trong bài phát biểu tối 22/1, Tổng thống Ukraine Zelensky cảm ơn các binh sĩ Ukraine đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga. Ông Zelensky cũng cho biết, Thủ tướng Hà Lan đã xác nhận với ông rằng, Hà Lan đang chuẩn bị cung cấp 18 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.Theo thông tin trong chuyên mục "War Zone" của trang web "Power" của Mỹ cho biết, một số bức ảnh được cho là chụp hiện trường vụ rơi máy bay ném bom Su-34 sau khi bị bắn hạ đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Những bức ảnh này có thể do những quân nhân Nga thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ đưa lên.Chuyên mục "War Zone" cũng nhận định, tiêm kích bom Su-34 luôn là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của Nga thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất trong các cuộc xung đột, nếu Quân đội Nga mất đi 3 tiêm kích loại này cùng một lúc thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, do thiếu vũ khí dẫn đường chính xác tấn công từ xa, những chiếc Su-34 phải sử dụng bom thường để tấn công mục tiêu; điều này đồng nghĩa với việc máy bay phải bay thấp trên đầu mục tiêu để cắt bom, và Su-34 trở thành mục tiêu “dễ dàng” của các loại tên lửa phòng không mang vác (MANPAD) của Ukraine.Trước sự đe dọa của vũ khí phòng không tầm thấp của Ukraine, kể từ tháng 3 năm nay, Không quân Nga đã bắt đầu sử dụng bom lượn có điều khiển. Đây thực chất là loại bom thường, được lắp thêm cánh lượn để bay xa hơn và mô-đun hiệu chỉnh, giúp bom bay chính xác đến mục tiêu. Việc sử dụng bom lượn giúp máy bay Nga có thể thả bom cách mục tiêu tới 60 km, nằm ngoài tầm bắn của hầu hết các loại vũ khí phòng không của Ukraine, trừ hai loại là Patriot và S-300. Tuy nhiên các hệ thống S-300 của Ukraine đã hết đạn và hiện chỉ còn Patriot. Đối với Quân đội Ukraine, việc Không quân Nga sử dụng bom lượn có điều khiển đã đem lại những thách thức và việc họ bí mật triển khai hệ thống phòng không Patriot tới các khu vực phía trước, có thể giải quyết được vấn đề này.Theo một số nguồn tin, Quân đội Ukraine triển khai bí mật hệ thống phòng không Patriot PAC-2 ở khu vực Kherson; tuy nhiên trận địa các hệ thống này được giữ bí mật tuyết đối, không bật radar trinh sát để tránh bị Nga phát hiện.Thay vào đó, hệ thống Patriot sử dụng máy bay trinh sát của Mỹ và NATO, hoạt động từ không phận của các nước láng giềng để cung cấp thông tin về mục tiêu. Khi thông tin mục tiêu được truyền tới đài chỉ huy của hệ thống Patriot theo thời gian thực, kíp chiến đấu mở máy nhanh, phóng đạn xong và tắt máy, thực hiện cơ động khỏi trận địa. Trang Avia.pro/Nga cũng cho biết, ít nhất có 3 vụ phóng tên lửa từ hệ thống Patriot gần đây đã được ghi nhận tại Kherson, sau đó tổ hợp này đã kịp thời tháo dỡ và chuyển đến trận địa mới. Chiến thuật này giúp Ukraine giảm thiểu rủi ro, tránh bị Nga phát hiện và phá hủy.Theo các chuyên gia, tầm bắn tương đối xa của các hệ thống Patriot PAC-2, giúp Ukraine kiểm soát hiệu quả tình hình ở không phận phía tây bắc Biển Đen và bờ trái của khu vực Kherson.
Theo thông tin từ tờ "Wall Street Journal"/Mỹ ngày 22/12, Quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 3 máy bay tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga trong một "chiến dịch được lên kế hoạch kỹ lưỡng".
Không quân Ukraine cũng cho biết, 3 máy bay ném bom Su-34 đã bị bắn hạ ở miền nam Ukraine vào trưa ngày 22/12. Tờ Wall Street Journal nhận định, đây là một trong những hành động thành công nhất của Ukraine chống lại sức mạnh Không quân Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.
Quân đội Nga gần đây đã sử dụng máy bay chiến đấu tại các khu vực do Ukraine kiểm soát ở bờ tây sông Dnieper và cố gắng phóng tên lửa hành trình và bom lượn vào các binh sĩ Ukraine đã trú ẩn ở các vị trí ở bờ đông và tây sông Dnieper tại Kherson.
Trong khi đó, các quan chức Nga không phản hồi về kết quả do Ukraine công bố, còn các tài khoản mạng xã hội Nga viết về tình hình chiến trường thừa nhận Nga bị tổn thất và cho rằng, những chiếc Su-34 có thể bị tên lửa phòng không Patriot của Ukraine bắn rơi.
Các tài khoản mạng xã hội Nga cũng cho rằng, những chiếc Su-34 này có thể đang thực hiện nhiệm vụ thả bom xuống các vị trí trú quân của Ukraine ở bờ đông và bờ tây sông Dnieper tại Kherson.
Tạp chí Phố Wall/Mỹ cho biết, Quân đội Ukraine hiện được trang bị 5 tiểu đoàn phòng không Patriot do Mỹ, Đức và Hà Lan cung cấp. Vào tháng 5 năm nay, Quân đội Ukraine đã sử dụng các hệ thống phòng không Patriot này để tiến hành một chiến dịch phục kích bắn hạ máy bay chiến đấu Nga.
Khi đó, Quân đội Ukraine đã bắn hạ 5 máy bay Nga bay ngay trên không phận Nga, trong đó có 1 tiêm kích bom Su-34, 1 tiêm kích Su-35 và 3 trực thăng Mi8/Mi17. Sự kiện này gần đây mới được Ukraine công nhận và cho biết đó là tên lửa phòng không Patriot bắn rơi.
Tờ Wall Street Journal đánh giá, việc phòng không Ukraine vừa bắn rơi 3 máy bay tiêm kích bom Su-34 là niềm động viên, cổ vũ lớn đối với Ukraine, khi họ gần đây đã trải qua một loạt thất bại trên chiến trường; khi chiến dịch phản công do Ukraine phát động từ đầu mùa hè năm nay đã không chọc thủng được tuyến phòng thủ của Nga như kế hoạch.
Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh BBC cho biết, trong bài phát biểu tối 22/1, Tổng thống Ukraine Zelensky cảm ơn các binh sĩ Ukraine đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga. Ông Zelensky cũng cho biết, Thủ tướng Hà Lan đã xác nhận với ông rằng, Hà Lan đang chuẩn bị cung cấp 18 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Theo thông tin trong chuyên mục "War Zone" của trang web "Power" của Mỹ cho biết, một số bức ảnh được cho là chụp hiện trường vụ rơi máy bay ném bom Su-34 sau khi bị bắn hạ đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Những bức ảnh này có thể do những quân nhân Nga thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ đưa lên.
Chuyên mục "War Zone" cũng nhận định, tiêm kích bom Su-34 luôn là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của Nga thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất trong các cuộc xung đột, nếu Quân đội Nga mất đi 3 tiêm kích loại này cùng một lúc thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, do thiếu vũ khí dẫn đường chính xác tấn công từ xa, những chiếc Su-34 phải sử dụng bom thường để tấn công mục tiêu; điều này đồng nghĩa với việc máy bay phải bay thấp trên đầu mục tiêu để cắt bom, và Su-34 trở thành mục tiêu “dễ dàng” của các loại tên lửa phòng không mang vác (MANPAD) của Ukraine.
Trước sự đe dọa của vũ khí phòng không tầm thấp của Ukraine, kể từ tháng 3 năm nay, Không quân Nga đã bắt đầu sử dụng bom lượn có điều khiển. Đây thực chất là loại bom thường, được lắp thêm cánh lượn để bay xa hơn và mô-đun hiệu chỉnh, giúp bom bay chính xác đến mục tiêu.
Việc sử dụng bom lượn giúp máy bay Nga có thể thả bom cách mục tiêu tới 60 km, nằm ngoài tầm bắn của hầu hết các loại vũ khí phòng không của Ukraine, trừ hai loại là Patriot và S-300. Tuy nhiên các hệ thống S-300 của Ukraine đã hết đạn và hiện chỉ còn Patriot.
Đối với Quân đội Ukraine, việc Không quân Nga sử dụng bom lượn có điều khiển đã đem lại những thách thức và việc họ bí mật triển khai hệ thống phòng không Patriot tới các khu vực phía trước, có thể giải quyết được vấn đề này.
Theo một số nguồn tin, Quân đội Ukraine triển khai bí mật hệ thống phòng không Patriot PAC-2 ở khu vực Kherson; tuy nhiên trận địa các hệ thống này được giữ bí mật tuyết đối, không bật radar trinh sát để tránh bị Nga phát hiện.
Thay vào đó, hệ thống Patriot sử dụng máy bay trinh sát của Mỹ và NATO, hoạt động từ không phận của các nước láng giềng để cung cấp thông tin về mục tiêu. Khi thông tin mục tiêu được truyền tới đài chỉ huy của hệ thống Patriot theo thời gian thực, kíp chiến đấu mở máy nhanh, phóng đạn xong và tắt máy, thực hiện cơ động khỏi trận địa.
Trang Avia.pro/Nga cũng cho biết, ít nhất có 3 vụ phóng tên lửa từ hệ thống Patriot gần đây đã được ghi nhận tại Kherson, sau đó tổ hợp này đã kịp thời tháo dỡ và chuyển đến trận địa mới. Chiến thuật này giúp Ukraine giảm thiểu rủi ro, tránh bị Nga phát hiện và phá hủy.
Theo các chuyên gia, tầm bắn tương đối xa của các hệ thống Patriot PAC-2, giúp Ukraine kiểm soát hiệu quả tình hình ở không phận phía tây bắc Biển Đen và bờ trái của khu vực Kherson.