Báo chí Nga cho biết, nước này để ngỏ khả năng sẽ bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân và hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân ở Cuba (và cả Venezuela) trong thời gian ngắn nhất.Lý do dẫn đến bước đi trên bắt nguồn từ đề xuất của phía Mỹ nhằm triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan, nơi sẽ cho phép thực hiện các cuộc tấn công tiềm tàng bao phủ hầu hết lãnh thổ Liên bang Nga.Cụ thể, đặc phái viên của Mỹ tại Ba Lan - ông Georgette Mosbacher mới đây đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế thông qua một tuyên bố rất đáng quan tâm.Ông Mosbacher cho rằng nếu chính quyền Đức ủng hộ việc cắt giảm ảnh hưởng quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của họ, thì Washington có thể đề nghị với Ba Lan để đưa vũ khí hạt nhân sang đây, điều này sẽ khiến Nga càng dễ bị tổn thương hơn.Kế hoạch trên đặc biệt đáng lo ngại khi Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), mở đường cho việc nước này bố trí tên lửa tấn công mặt đất như BGM-109G Gryphon sát biên giới Nga.Nhận định về điều này, báo chí Nga đã bình luận rằng: "Dự định mới nhất của Washington có vẻ giống như họ đang muốn đang lặp lại cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962”.“Sự kiện trên bắt nguồn từ nguyên nhân Moskva cảm thấy không đảm bảo an toàn bởi việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, gần sát biên giới Liên Xô"."Đặc phái viên Mỹ tại Ba Lan - ông Georgette Mosbacher đã đề nghị Warsaw đồng ý cho triển khai kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu, trong trường hợp nước Đức từ chối tiếp tục cung cấp căn cứ", trang Lenta cho biết.Bên cạnh đó, đặc phái viên Mỹ Georgette Mosbacher đã viết trên trang Twitter của mình và được nhiều hãng thông tấn quốc tế đăng tải như sau:"Nếu Đức muốn làm giảm tiềm năng hạt nhân và làm suy yếu NATO thì có lẽ Ba Lan - nơi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình sẽ hiểu được những rủi ro mà sườn phía Đông của NATO phải đối mặt”.“Warswar có thể chấp nhận đối diện nguy cơ này bằng cách thế chân Đức để trở thành căn cứ đặt vũ khí hạt nhân mới của Mỹ”, ông Mosbacher nêu rõ.Theo các nhà báo, nếu Ba Lan thực sự cho phép Washington triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, thì Nga sẽ nỗ lực hết sức để triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Venezuela và Cuba như biện pháp trả đũa.Vũ khí có thể được Moskva mang tới đây nhiều khả năng sẽ là phiên bản tăng tầm của tổ hợp Iskander-M, hoặc tên lửa 9M728, hay Kalibr-M, đi kèm tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf.Từ vị trí này, một cú đánh nhằm vào lãnh thổ Mỹ có thể được đưa ra trong khoảng thời gian 30 - 40 giây, khiến hệ thống phòng thủ của họ không kịp phản ứng.
Báo chí Nga cho biết, nước này để ngỏ khả năng sẽ bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân và hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân ở Cuba (và cả Venezuela) trong thời gian ngắn nhất.
Lý do dẫn đến bước đi trên bắt nguồn từ đề xuất của phía Mỹ nhằm triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan, nơi sẽ cho phép thực hiện các cuộc tấn công tiềm tàng bao phủ hầu hết lãnh thổ Liên bang Nga.
Cụ thể, đặc phái viên của Mỹ tại Ba Lan - ông Georgette Mosbacher mới đây đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế thông qua một tuyên bố rất đáng quan tâm.
Ông Mosbacher cho rằng nếu chính quyền Đức ủng hộ việc cắt giảm ảnh hưởng quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của họ, thì Washington có thể đề nghị với Ba Lan để đưa vũ khí hạt nhân sang đây, điều này sẽ khiến Nga càng dễ bị tổn thương hơn.
Kế hoạch trên đặc biệt đáng lo ngại khi Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), mở đường cho việc nước này bố trí tên lửa tấn công mặt đất như BGM-109G Gryphon sát biên giới Nga.
Nhận định về điều này, báo chí Nga đã bình luận rằng: "Dự định mới nhất của Washington có vẻ giống như họ đang muốn đang lặp lại cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962”.
“Sự kiện trên bắt nguồn từ nguyên nhân Moskva cảm thấy không đảm bảo an toàn bởi việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, gần sát biên giới Liên Xô".
"Đặc phái viên Mỹ tại Ba Lan - ông Georgette Mosbacher đã đề nghị Warsaw đồng ý cho triển khai kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu, trong trường hợp nước Đức từ chối tiếp tục cung cấp căn cứ", trang Lenta cho biết.
Bên cạnh đó, đặc phái viên Mỹ Georgette Mosbacher đã viết trên trang Twitter của mình và được nhiều hãng thông tấn quốc tế đăng tải như sau:
"Nếu Đức muốn làm giảm tiềm năng hạt nhân và làm suy yếu NATO thì có lẽ Ba Lan - nơi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình sẽ hiểu được những rủi ro mà sườn phía Đông của NATO phải đối mặt”.
“Warswar có thể chấp nhận đối diện nguy cơ này bằng cách thế chân Đức để trở thành căn cứ đặt vũ khí hạt nhân mới của Mỹ”, ông Mosbacher nêu rõ.
Theo các nhà báo, nếu Ba Lan thực sự cho phép Washington triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, thì Nga sẽ nỗ lực hết sức để triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Venezuela và Cuba như biện pháp trả đũa.
Vũ khí có thể được Moskva mang tới đây nhiều khả năng sẽ là phiên bản tăng tầm của tổ hợp Iskander-M, hoặc tên lửa 9M728, hay Kalibr-M, đi kèm tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf.
Từ vị trí này, một cú đánh nhằm vào lãnh thổ Mỹ có thể được đưa ra trong khoảng thời gian 30 - 40 giây, khiến hệ thống phòng thủ của họ không kịp phản ứng.