Tạp chí Eurasiantimes cho biết, các chiến đấu cơ mới nhất của không quân Mỹ, vừa tiếp tục được thử nghiệm khai hỏa tên lửa không đối không AIM-260.Đây là giai đoạn thử nghiệm gấp rút, để Mỹ đưa loại tên lửa không đối không này vào biên chế trước năm 2023 tới đây.Tên lửa không đối không AIM-260 được xem là loại vũ khí đối không mạnh bất nhất thế giới hiện nay, và được coi là "Quân bài tẩy" trước các tiêm kích thế hệ năm của Nga.Loại vũ khí tấn công ngoài tầm nhìn này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km.Chương trình nghiên cứu hoàn thiện tên lửa AIM-260 được Lockheed Martin triển khai từ năm 2017, trong nỗ lực tìm ra đối trọng với tên lửa Phích Lịch 15 của Không quân Trung Quốc.Hiện tại, không quân Mỹ chỉ sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 - loại vũ khí đã lâu đời và thua thiệt hoàn toàn so với tên lửa Phích Lịch 15 của Trung Quốc.Tới năm 2026, Mỹ kỳ vọng rằng số lượng tên lửa AIM-260 được sản xuất sẽ dần vượt qua tên lửa AIM-120.Không chỉ được trang bị cho các máy bay thế hệ năm của Mỹ, loại tên lửa này còn được thiết kế để phù hợp với chiến đấu cơ F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ.Tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ cũng đang phát triển một dự án tương tự như AIM-260, mang tên Vũ khí Tấn công Tầm xa (Long-Range Engagement Weapon).Tuy nhiên, sản phẩm của Raytheon mới chỉ dừng ở mức độ ý tưởng. Theo đó, loại vũ khí tấn công tầm xa này có hai giai đoạn phóng, tầm bắn vượt qua AIM-260.Mặc dù vậy, có nhiều nguồn tin cho biết, loại vũ khí tầm xa do Raytheon phát triển, có kích thước quá to so với khoang chứa vũ khí của tiêm kích F-22 hoặc F-35.Điều này đồng nghĩa với việc F-22 và F-35 sẽ phải treo tên lửa của Raytheon bên ngoài máy bay, khiến chúng mất đi khả năng tàng hình trước radar của đối phương.Còn với tên lửa AIM-260, những hình ảnh đầu tiên cho thấy loại vũ khí này có thể lắp đặt vừa bên trong khoang chứa vũ khí của F-22 Raptor.Hiện tại, Không quân Trung Quốc còn đang sở hữu loại tên lửa tầm bắn lên tới 400 km mang tên Phích Lịch 21. Nhiều khả năng, trong tương lai phía Mỹ sẽ phải nâng cấp AIM-260 để đủ khả năng đối đầu với loại tên lửa này của không quân Trung Quốc.
Tạp chí Eurasiantimes cho biết, các chiến đấu cơ mới nhất của không quân Mỹ, vừa tiếp tục được thử nghiệm khai hỏa tên lửa không đối không AIM-260.
Đây là giai đoạn thử nghiệm gấp rút, để Mỹ đưa loại tên lửa không đối không này vào biên chế trước năm 2023 tới đây.
Tên lửa không đối không AIM-260 được xem là loại vũ khí đối không mạnh bất nhất thế giới hiện nay, và được coi là "Quân bài tẩy" trước các tiêm kích thế hệ năm của Nga.
Loại vũ khí tấn công ngoài tầm nhìn này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km.
Chương trình nghiên cứu hoàn thiện tên lửa AIM-260 được Lockheed Martin triển khai từ năm 2017, trong nỗ lực tìm ra đối trọng với tên lửa Phích Lịch 15 của Không quân Trung Quốc.
Hiện tại, không quân Mỹ chỉ sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 - loại vũ khí đã lâu đời và thua thiệt hoàn toàn so với tên lửa Phích Lịch 15 của Trung Quốc.
Tới năm 2026, Mỹ kỳ vọng rằng số lượng tên lửa AIM-260 được sản xuất sẽ dần vượt qua tên lửa AIM-120.
Không chỉ được trang bị cho các máy bay thế hệ năm của Mỹ, loại tên lửa này còn được thiết kế để phù hợp với chiến đấu cơ F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ.
Tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ cũng đang phát triển một dự án tương tự như AIM-260, mang tên Vũ khí Tấn công Tầm xa (Long-Range Engagement Weapon).
Tuy nhiên, sản phẩm của Raytheon mới chỉ dừng ở mức độ ý tưởng. Theo đó, loại vũ khí tấn công tầm xa này có hai giai đoạn phóng, tầm bắn vượt qua AIM-260.
Mặc dù vậy, có nhiều nguồn tin cho biết, loại vũ khí tầm xa do Raytheon phát triển, có kích thước quá to so với khoang chứa vũ khí của tiêm kích F-22 hoặc F-35.
Điều này đồng nghĩa với việc F-22 và F-35 sẽ phải treo tên lửa của Raytheon bên ngoài máy bay, khiến chúng mất đi khả năng tàng hình trước radar của đối phương.
Còn với tên lửa AIM-260, những hình ảnh đầu tiên cho thấy loại vũ khí này có thể lắp đặt vừa bên trong khoang chứa vũ khí của F-22 Raptor.
Hiện tại, Không quân Trung Quốc còn đang sở hữu loại tên lửa tầm bắn lên tới 400 km mang tên Phích Lịch 21. Nhiều khả năng, trong tương lai phía Mỹ sẽ phải nâng cấp AIM-260 để đủ khả năng đối đầu với loại tên lửa này của không quân Trung Quốc.