Tờ Sina cho biết, để có thể đứng ngang hàng với Mỹ và Nga, Trung Quốc cần trả lời được ba câu hỏi. Một là, Trung Quốc hiện có bao nhiêu đơn vị vũ khí hạt nhân? Đây là một trong những yếu tố, hiện đang giúp Nga và Mỹ giữ vị thế hàng đầu thế giới của mình.Lấy ví dụ về cuộc xung đột gần đây giữa Nga và Ukraine, sức mạnh quân sự thông thường của Nga đã bị thu hẹp đáng kể so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh; tuy nhiên, Nga có tới 6.000 đầu đạn hạt nhân. Do vậy, điều mà Mỹ và NATO e ngại chính là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga. Nếu Trung Quốc có được tiếng nói trước Mỹ theo cách của người Nga, trước tiên Bắc KInh phải cân nhắc sức mạnh hạt nhân của chính mình. Các chuyên gia phân tích quân sự đánh giá, muốn sánh ngang sức mạnh hạt nhân của Mỹ, Trung Quốc cần có 1.000 tên lửa vượt đại châu DF-41; điều này hoàn toàn có cơ sở.Theo các báo cáo của những tổ chức quan sát quốc tế, hiện Trung Quốc đang sở hữu khoảng 350 đầu đạn hạt nhân. Nếu so với kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ, đây rõ ràng chỉ là "con số lẻ".Tất nhiên, không loại trừ khả năng Trung Quốc đã che giấu đi một phần kho vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân vốn là thứ ra đời để các quốc gia phô trương lần nhau - chứ không phải thứ vũ khí mang vào thực chiến. Vậy nên, việc che giấu bớt lượng vũ khí hạt nhân trong kho, rõ ràng là hành động vô nghĩa.Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã sử dụng rất nhiều mô hình tên lửa chiến lược bằng gỗ tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, qua đó phóng đại số lượng vũ khí hạt nhân mà mình đang sở hữu. Vậy nên, thậm chí có thể nghi ngờ rằng số lượng vũ khí hạt nhân thực sự mà Trung Quốc đang có trong tay, ít hơn so với con số trên các báo cáo công khai.Hiện loại tên lửa đạn đạo hiện đại nhất của Trung Quốc là DF-41, có tầm bắn đến 15.000 km. Một tên lửa này có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân phân hướng và nếu Trung Quốc có 200 tên lửa DF-41, họ có 1.200 đầu đạn hạt nhân có thể phóng tới châu Mỹ.Dưới thời Tổng thống Mỹ, Eisenhower đã từng tuyên bố: "Với vũ khí hạt nhân, bạn thực sự có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn"; nhưng tình hình thế giới đã khác. Với năng lực vũ khí hạt nhân hiện tại của Trung Quốc, rõ ràng là chưa đủ để Bắc Kinh có thể "làm bất cứ điều gì".Câu hỏi thứ hai mà Trung Quốc phải trả lời đó là, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 liệu có thể "ngồi chung mâm" với F-22 và F-35? Vì sức mạnh trên không chính là thứ vũ khí duy nhất - hiệu quả nhất và đắt đỏ nhất của Mỹ. Tất nhiên, rất rất khó để sánh ngang với sức mạnh không quân của Mỹ. Nhìn lại lịch sử chiến tranh hiện đại, Quân đội Mỹ chỉ mất ưu thế trên không trong một thời gian ngắn ở mặt trận Thái Bình Dương vào đầu Thế chiến thứ 2. Trong thời gian đó, Quân đội Nhật Bản đã cho thấy sự càn quét ghê gớm như thế nào.Chiến tranh hiện đại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào ưu thế trên không. Không phải ngẫu nhiên mà sức mạnh không quân của một tàu sân bay Mỹ, thậm chí còn mạnh hơn lực lượng không quân của nhiều quốc gia trên thế giới.Nếu chiến đấu cơ J-20 có thể áp đảo F-22 và F-35, thì vấn đề rất đơn giản. Câu hỏi đặt ra là J-20 có làm được không? Điều này thực sự khó nói. Số liệu trên giấy tờ của J-20 là rất hoàn Mỹ, nhưng loại tiêm kích này lại chưa từng thực chiến;Cho dù Trung Quốc luôn nhận chiến đấu cơ tàng hình J-20 của họ, có “chút lợi thế” về công nghệ, thì cũng cần xét đến ưu thế về số lượng máy bay chiến đấu tàng hình cũng như trình độ khả năng của phi công Mỹ - thứ mà Trung Quốc lép vế về mọi mặt.Câu trả lời thứ ba mà Trung Quốc phải trả lời đó là vũ khí tấn công tầm xa của Trung Quốc có thể hoàn toàn "kiểm soát trên không và mặt đất" và "kiểm soát biển với mặt đất" hay không? Nếu cuộc chiến không đối không giữa các loại chiến đấu cơ thế hệ 5 không thể ngã ngũ, một phương án khác là sử dụng vũ khí tầm xa, để áp đảo đối phương, các loại vũ khí có thể sử dụng như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình/ đạn đạo chống hạm, UAV tàng hình tốc độ cao, tên lửa siêu thanh… Hiện Quân đội Trung Quốc sở hữu đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại các loại vũ khí tiến công tầm xa; tuy nhiên, một lần nữa, các loại vũ khí này chưa từng được thực chiến, mọi thông số lý thuyết chỉ tồn tại trên giấy.Khi Quân đội Trung Quốc rất muốn có khả năng "kiểm soát mặt đất, trên không" và "kiểm soát mặt đất, trên biển" như cách Mỹ đã làm được ở Trung Đông hay giống với cách mà Nga đã từng làm ở Checnya. Tuy nhiên, các loại vũ khí hiện đại mà Bắc Kinh đang sở hữu, lại chưa từng được thực chiến, còn binh lính Trung Quốc, cũng không có kinh nghiệm thực chiến.Những vũ khí tấn công tầm xa này cũng không thể được đảm bảo phát huy tốt khả năng 100%. Lý do thứ nhất là, vũ khí tấn công tầm xa phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin điện tử và công nghệ hàng không vũ trụ - những ngành công nghệ đòi hỏi nền tảng phát triển rất lâu đời và tốn kém.Thứ hai là số lượng vũ khí tiêu hao trong chiến đấu thực tế sẽ rất lớn, và liệu nó có thể chi trả được về mặt kinh tế hay không phải được xem xét. Lấy cuộc xung đột Nga-Ukraine là ví dụ cụ thể, khi cuộc chiến kéo dài, vũ khí tấn công chính xác tầm xa của Quân đội Nga, đã bị thiếu hụt nghiêm trọng. Ảnh: Nga phải sử dụng cả tên lửa chống hạm Oniks để tấn công mục tiêu trên mặt đất tại Ukraine. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.Như vậy, với ba yếu tố kể trên, Trung Quốc sẽ cần rất nhiều thời gian và cần cơ hội, để có thể chứng minh được năng lực tác chiến của lực lượng này, qua đó có thể giúp Bắc Kinh "ngồi chung mâm" với hai cường quốc quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Tờ Sina cho biết, để có thể đứng ngang hàng với Mỹ và Nga, Trung Quốc cần trả lời được ba câu hỏi. Một là, Trung Quốc hiện có bao nhiêu đơn vị vũ khí hạt nhân? Đây là một trong những yếu tố, hiện đang giúp Nga và Mỹ giữ vị thế hàng đầu thế giới của mình.
Lấy ví dụ về cuộc xung đột gần đây giữa Nga và Ukraine, sức mạnh quân sự thông thường của Nga đã bị thu hẹp đáng kể so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh; tuy nhiên, Nga có tới 6.000 đầu đạn hạt nhân. Do vậy, điều mà Mỹ và NATO e ngại chính là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga.
Nếu Trung Quốc có được tiếng nói trước Mỹ theo cách của người Nga, trước tiên Bắc KInh phải cân nhắc sức mạnh hạt nhân của chính mình. Các chuyên gia phân tích quân sự đánh giá, muốn sánh ngang sức mạnh hạt nhân của Mỹ, Trung Quốc cần có 1.000 tên lửa vượt đại châu DF-41; điều này hoàn toàn có cơ sở.
Theo các báo cáo của những tổ chức quan sát quốc tế, hiện Trung Quốc đang sở hữu khoảng 350 đầu đạn hạt nhân. Nếu so với kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ, đây rõ ràng chỉ là "con số lẻ".
Tất nhiên, không loại trừ khả năng Trung Quốc đã che giấu đi một phần kho vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân vốn là thứ ra đời để các quốc gia phô trương lần nhau - chứ không phải thứ vũ khí mang vào thực chiến. Vậy nên, việc che giấu bớt lượng vũ khí hạt nhân trong kho, rõ ràng là hành động vô nghĩa.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã sử dụng rất nhiều mô hình tên lửa chiến lược bằng gỗ tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, qua đó phóng đại số lượng vũ khí hạt nhân mà mình đang sở hữu. Vậy nên, thậm chí có thể nghi ngờ rằng số lượng vũ khí hạt nhân thực sự mà Trung Quốc đang có trong tay, ít hơn so với con số trên các báo cáo công khai.
Hiện loại tên lửa đạn đạo hiện đại nhất của Trung Quốc là DF-41, có tầm bắn đến 15.000 km. Một tên lửa này có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân phân hướng và nếu Trung Quốc có 200 tên lửa DF-41, họ có 1.200 đầu đạn hạt nhân có thể phóng tới châu Mỹ.
Dưới thời Tổng thống Mỹ, Eisenhower đã từng tuyên bố: "Với vũ khí hạt nhân, bạn thực sự có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn"; nhưng tình hình thế giới đã khác. Với năng lực vũ khí hạt nhân hiện tại của Trung Quốc, rõ ràng là chưa đủ để Bắc Kinh có thể "làm bất cứ điều gì".
Câu hỏi thứ hai mà Trung Quốc phải trả lời đó là, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 liệu có thể "ngồi chung mâm" với F-22 và F-35? Vì sức mạnh trên không chính là thứ vũ khí duy nhất - hiệu quả nhất và đắt đỏ nhất của Mỹ.
Tất nhiên, rất rất khó để sánh ngang với sức mạnh không quân của Mỹ. Nhìn lại lịch sử chiến tranh hiện đại, Quân đội Mỹ chỉ mất ưu thế trên không trong một thời gian ngắn ở mặt trận Thái Bình Dương vào đầu Thế chiến thứ 2. Trong thời gian đó, Quân đội Nhật Bản đã cho thấy sự càn quét ghê gớm như thế nào.
Chiến tranh hiện đại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào ưu thế trên không. Không phải ngẫu nhiên mà sức mạnh không quân của một tàu sân bay Mỹ, thậm chí còn mạnh hơn lực lượng không quân của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nếu chiến đấu cơ J-20 có thể áp đảo F-22 và F-35, thì vấn đề rất đơn giản. Câu hỏi đặt ra là J-20 có làm được không? Điều này thực sự khó nói. Số liệu trên giấy tờ của J-20 là rất hoàn Mỹ, nhưng loại tiêm kích này lại chưa từng thực chiến;
Cho dù Trung Quốc luôn nhận chiến đấu cơ tàng hình J-20 của họ, có “chút lợi thế” về công nghệ, thì cũng cần xét đến ưu thế về số lượng máy bay chiến đấu tàng hình cũng như trình độ khả năng của phi công Mỹ - thứ mà Trung Quốc lép vế về mọi mặt.
Câu trả lời thứ ba mà Trung Quốc phải trả lời đó là vũ khí tấn công tầm xa của Trung Quốc có thể hoàn toàn "kiểm soát trên không và mặt đất" và "kiểm soát biển với mặt đất" hay không?
Nếu cuộc chiến không đối không giữa các loại chiến đấu cơ thế hệ 5 không thể ngã ngũ, một phương án khác là sử dụng vũ khí tầm xa, để áp đảo đối phương, các loại vũ khí có thể sử dụng như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình/ đạn đạo chống hạm, UAV tàng hình tốc độ cao, tên lửa siêu thanh…
Hiện Quân đội Trung Quốc sở hữu đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại các loại vũ khí tiến công tầm xa; tuy nhiên, một lần nữa, các loại vũ khí này chưa từng được thực chiến, mọi thông số lý thuyết chỉ tồn tại trên giấy.
Khi Quân đội Trung Quốc rất muốn có khả năng "kiểm soát mặt đất, trên không" và "kiểm soát mặt đất, trên biển" như cách Mỹ đã làm được ở Trung Đông hay giống với cách mà Nga đã từng làm ở Checnya. Tuy nhiên, các loại vũ khí hiện đại mà Bắc Kinh đang sở hữu, lại chưa từng được thực chiến, còn binh lính Trung Quốc, cũng không có kinh nghiệm thực chiến.
Những vũ khí tấn công tầm xa này cũng không thể được đảm bảo phát huy tốt khả năng 100%. Lý do thứ nhất là, vũ khí tấn công tầm xa phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin điện tử và công nghệ hàng không vũ trụ - những ngành công nghệ đòi hỏi nền tảng phát triển rất lâu đời và tốn kém.
Thứ hai là số lượng vũ khí tiêu hao trong chiến đấu thực tế sẽ rất lớn, và liệu nó có thể chi trả được về mặt kinh tế hay không phải được xem xét. Lấy cuộc xung đột Nga-Ukraine là ví dụ cụ thể, khi cuộc chiến kéo dài, vũ khí tấn công chính xác tầm xa của Quân đội Nga, đã bị thiếu hụt nghiêm trọng. Ảnh: Nga phải sử dụng cả tên lửa chống hạm Oniks để tấn công mục tiêu trên mặt đất tại Ukraine. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.
Như vậy, với ba yếu tố kể trên, Trung Quốc sẽ cần rất nhiều thời gian và cần cơ hội, để có thể chứng minh được năng lực tác chiến của lực lượng này, qua đó có thể giúp Bắc Kinh "ngồi chung mâm" với hai cường quốc quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.