Theo thông cáo của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Ukrspecexport, Kiev và Naypyidaw đã ký một thoả thuận hợp tác quân sự cùng nhau xây dựng một nhà máy lắp ráp xe thiết giáp tại Myanmar, dựa trên các công nghệ do phía Ukraine chuyển giao phục vụ cho các hợp đồng vũ khí của Quân đội Myanmar cũng như xuất khẩu sang các nước thứ ba. Nguồn ảnh: Defenceblog.Theo đó Ukraine sẽ chuyển giao cho Myanmar một dây chuyền sản xuất để lắp ráp xe thiết giáp chở quân BTR-4U, pháo tự hành 2S1U dựa trên khung gầm bọc thép đa năng MT-LB. Các thiết bị đầu tiên phục vụ cho quá trình xây dựng nhà máy này đã được chuyển đến Myanmar. Nguồn ảnh: Defenceblog.Hiện tại các quan chức Ukraine và Myanmar từ chối cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận này, nhưng với một dây chuyền lắp ráp xe bọc thép như trên đòi hỏi cần tời hàng trăm triệu USD. Nguồn ảnh: Defenceblog.Nếu kế hoạch xây dựng nhà máy trên thành công, Myanmar sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Ukraine chuyển giao công nghệ lắp ráp các xe thiết giáp BTR-4. Nguồn ảnh: Tube.BTR-4U là dòng xe thiết giáp chở quân do Ukraine tự nghiên cứu, sản xuất và cải tiến, đây hiện được coi là một trong những vũ khí xuất khẩu chủ lực của Kiev. Nguồn ảnh: Wikipedia.BTR-4U là phiên bản được xây dựng dựa trên thiết kế của thiết giáp chở quân BTR-4. BTR-4 lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2006 tại triển lãm hàng không Ukraine. Nguồn ảnh: Defenceblog.Hiện tại trên thời giới đang có bốn quốc gia sử dụng loại thiết giáp này trong đó có Ukraine, Iraq, Indonesia và Nigeria. Nguồn ảnh: Defenceblog.Trong khi đó pháo tự hành 2S1 lại là loại pháo tự hành nổi tiếng từ thời Liên Xô. Phiên bản 2S1U là loại pháo tự hành do Ukraine sản xuất và cải tiến dựa trên 2S1 Gvosdika do Liên Xô thiết kế trước đây. Nguồn ảnh: Longgi.Loại pháo tự hành này sử dụng khẩu pháo chính là pháo nòng xoắn D-32 với cỡ nòng 122mm kèm theo đó là hệ thống nạp đạn bán tự động cho phép tốc độ bắn lên mức tối đa 5 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Mil.ru.Hiện tại vẫn chưa rõ việc Ukraine đặt nhà máy sản xuất tại Myanmar có đồng nghĩa với việc Myanmar cũng sẽ ký hợp đồng mua và chuyển giao công nghệ của những phương tiện chiến đấu này trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Ripper.Rất có thể trong tương lai, Myanmar sẽ là trung tâm cung ứng và chịu trách nhiệm cho các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Ukraine với các nước Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Defenceblog. Mời độc giả xem Video: Quân đội Myanmar tập trận bắn đạn thật với pháo phản lực phóng loạt.
Theo thông cáo của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Ukrspecexport, Kiev và Naypyidaw đã ký một thoả thuận hợp tác quân sự cùng nhau xây dựng một nhà máy lắp ráp xe thiết giáp tại Myanmar, dựa trên các công nghệ do phía Ukraine chuyển giao phục vụ cho các hợp đồng vũ khí của Quân đội Myanmar cũng như xuất khẩu sang các nước thứ ba. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Theo đó Ukraine sẽ chuyển giao cho Myanmar một dây chuyền sản xuất để lắp ráp xe thiết giáp chở quân BTR-4U, pháo tự hành 2S1U dựa trên khung gầm bọc thép đa năng MT-LB. Các thiết bị đầu tiên phục vụ cho quá trình xây dựng nhà máy này đã được chuyển đến Myanmar. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Hiện tại các quan chức Ukraine và Myanmar từ chối cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận này, nhưng với một dây chuyền lắp ráp xe bọc thép như trên đòi hỏi cần tời hàng trăm triệu USD. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Nếu kế hoạch xây dựng nhà máy trên thành công, Myanmar sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Ukraine chuyển giao công nghệ lắp ráp các xe thiết giáp BTR-4. Nguồn ảnh: Tube.
BTR-4U là dòng xe thiết giáp chở quân do Ukraine tự nghiên cứu, sản xuất và cải tiến, đây hiện được coi là một trong những vũ khí xuất khẩu chủ lực của Kiev. Nguồn ảnh: Wikipedia.
BTR-4U là phiên bản được xây dựng dựa trên thiết kế của thiết giáp chở quân BTR-4. BTR-4 lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2006 tại triển lãm hàng không Ukraine. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Hiện tại trên thời giới đang có bốn quốc gia sử dụng loại thiết giáp này trong đó có Ukraine, Iraq, Indonesia và Nigeria. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Trong khi đó pháo tự hành 2S1 lại là loại pháo tự hành nổi tiếng từ thời Liên Xô. Phiên bản 2S1U là loại pháo tự hành do Ukraine sản xuất và cải tiến dựa trên 2S1 Gvosdika do Liên Xô thiết kế trước đây. Nguồn ảnh: Longgi.
Loại pháo tự hành này sử dụng khẩu pháo chính là pháo nòng xoắn D-32 với cỡ nòng 122mm kèm theo đó là hệ thống nạp đạn bán tự động cho phép tốc độ bắn lên mức tối đa 5 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Mil.ru.
Hiện tại vẫn chưa rõ việc Ukraine đặt nhà máy sản xuất tại Myanmar có đồng nghĩa với việc Myanmar cũng sẽ ký hợp đồng mua và chuyển giao công nghệ của những phương tiện chiến đấu này trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Ripper.
Rất có thể trong tương lai, Myanmar sẽ là trung tâm cung ứng và chịu trách nhiệm cho các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Ukraine với các nước Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Myanmar tập trận bắn đạn thật với pháo phản lực phóng loạt.