Loại máy bay từng được Việt Nam tự sản xuất với tỷ lệ nội địa hoá thậm chí còn cao hơn nhiều lần tỷ lệ nội địa hoá của... xe hơi hiện tại là VNS-41. Nguồn ảnh: TL.Đây là loại thuỷ phi cơ hay máy bay lưỡng dụng được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Kienthuckhoahoc.Thiết kế của thuỷ phi cơ VNS-41 dựa trên máy bay Che-22 Korvet. Điều đáng nói đó là thiết kế này không được chúng ta mua từ Nga mà lại mua từ Philippines. Nguồn ảnh: Khoahoc.Là loại máy bay lưỡng dụng, VNS-41 có thể hạ cánh cả trên mặt đất lẫn mặt nước - một tính năng cực kỳ quan trọng với địa hình của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Cho tới tận thời điểm hiện tại, đây vẫn là loại máy bay duy nhất do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo thành công, được đưa vào sử dụng thương mại. Nguồn ảnh: TL.Về thông số kỹ thuật, máy bay có chiều dài gần 7 mét, cao 2,5 mét tính tới đỉnh lá cánh quạt, tầm bay tối đa 300 km, trần bay 3000 mét và chở theo được từ 2 tới 3 người. Nguồn ảnh: TL.Nội thất của máy bay VNS-41 do Việt Nam tự sản xuất dựa trên thiết kế của nước ngoài với tỷ lệ nội địa hoá lên tới 70%. Nguồn ảnh: TL.Máy bay được trang bị hai động cơ cánh quạt, mỗi động cơ có ba lá cánh, công suất tối đa mỗi động cơ là 64 mã lực. Đây là loại động cơ Rotax-582 do Áo sản xuất. Nguồn ảnh: TL.Trên lý thuyết, thuỷ phi cơ VNS-41 của Việt Nam có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tuần tra rừng, phun thuốc trừ sâu, bay du lịch hoặc vận tải người, hàng hoá thương mại. Nguồn ảnh: Kienthuckhoahoc.Loại máy bay này có bình chứa nhiên liệu 80 lít cho phép nó bay được trong 4 tiếng đồng hồ, tốc độ tối đa 135 km/h. Khi cất cánh trên mặt đất, máy bay chỉ cần 70 mét đường băng để chạy đà. Nguồn ảnh: Kienthuckhoahoc.So với phiên bản gốc Che-22 do Nga sản xuất, VNS-41 của Việt Nam thậm chí còn vượt trội hơn khi cất cánh được với trọng lượng tối đa 780 kg; con số này của Che-22 chỉ là 675 kg. Nguồn ảnh: Wiki.Hiện tại trên thế giới, mỗi chiếc Che-22 có giá khoảng 65.000 USD. Tuy nhiên vì nhiều lý do, chúng ta đã không sản xuất hàng loạt ở quy mô lớn loại máy bay thuỷ phi cơ này. Nguồn ảnh: Wiki.Thuỷ phi cơ của Việt Nam hoạt động trên vùng biển Trường Sa. Nguồn ảnh: QPVN.
Loại máy bay từng được Việt Nam tự sản xuất với tỷ lệ nội địa hoá thậm chí còn cao hơn nhiều lần tỷ lệ nội địa hoá của... xe hơi hiện tại là VNS-41. Nguồn ảnh: TL.
Đây là loại thuỷ phi cơ hay máy bay lưỡng dụng được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Kienthuckhoahoc.
Thiết kế của thuỷ phi cơ VNS-41 dựa trên máy bay Che-22 Korvet. Điều đáng nói đó là thiết kế này không được chúng ta mua từ Nga mà lại mua từ Philippines. Nguồn ảnh: Khoahoc.
Là loại máy bay lưỡng dụng, VNS-41 có thể hạ cánh cả trên mặt đất lẫn mặt nước - một tính năng cực kỳ quan trọng với địa hình của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, đây vẫn là loại máy bay duy nhất do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo thành công, được đưa vào sử dụng thương mại. Nguồn ảnh: TL.
Về thông số kỹ thuật, máy bay có chiều dài gần 7 mét, cao 2,5 mét tính tới đỉnh lá cánh quạt, tầm bay tối đa 300 km, trần bay 3000 mét và chở theo được từ 2 tới 3 người. Nguồn ảnh: TL.
Nội thất của máy bay VNS-41 do Việt Nam tự sản xuất dựa trên thiết kế của nước ngoài với tỷ lệ nội địa hoá lên tới 70%. Nguồn ảnh: TL.
Máy bay được trang bị hai động cơ cánh quạt, mỗi động cơ có ba lá cánh, công suất tối đa mỗi động cơ là 64 mã lực. Đây là loại động cơ Rotax-582 do Áo sản xuất. Nguồn ảnh: TL.
Trên lý thuyết, thuỷ phi cơ VNS-41 của Việt Nam có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tuần tra rừng, phun thuốc trừ sâu, bay du lịch hoặc vận tải người, hàng hoá thương mại. Nguồn ảnh: Kienthuckhoahoc.
Loại máy bay này có bình chứa nhiên liệu 80 lít cho phép nó bay được trong 4 tiếng đồng hồ, tốc độ tối đa 135 km/h. Khi cất cánh trên mặt đất, máy bay chỉ cần 70 mét đường băng để chạy đà. Nguồn ảnh: Kienthuckhoahoc.
So với phiên bản gốc Che-22 do Nga sản xuất, VNS-41 của Việt Nam thậm chí còn vượt trội hơn khi cất cánh được với trọng lượng tối đa 780 kg; con số này của Che-22 chỉ là 675 kg. Nguồn ảnh: Wiki.
Hiện tại trên thế giới, mỗi chiếc Che-22 có giá khoảng 65.000 USD. Tuy nhiên vì nhiều lý do, chúng ta đã không sản xuất hàng loạt ở quy mô lớn loại máy bay thuỷ phi cơ này. Nguồn ảnh: Wiki.
Thuỷ phi cơ của Việt Nam hoạt động trên vùng biển Trường Sa. Nguồn ảnh: QPVN.