Những máy bay chiến đấu thế hệ mới do Nga chế tạo như Su-35 hay Su-57 thường có độ linh hoạt trong thao diễn rất cao, vượt trội mọi đối thủ cạnh tranh.Học thuyết thiết kế tiêm kích của Nga chú trọng lớn nhất vào khả năng "siêu cơ động" cho máy bay, các công trình sư Nga cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất.Thậm chí khi thiết kế tiêm kích tàng hình Su-57, các kỹ sư Nga cũng lựa chọn hy sinh thông số diện tích phản xạ radar chỉ để bảo toàn độ linh hoạt cho phi cơ.So sánh về khả năng thao diễn thì chiến đấu cơ Nga vô địch thế giới, nhưng một chiếc tiêm kích khác với máy bay trình diễn ở chỗ nó phải phát huy hiệu quả cao trong thực chiến.Đã có nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại của không chiến ngoài tầm nhìn thì đặc tính "siêu cơ động" của máy bay chiến đấu không còn đóng vai trò quyết định nữa.Điều này được giới quân sự Trung Quốc đồng thuận khi cho rằng trong vòng 3 - 4 năm nữa, sẽ không quốc gia nào cần tiêm kích với đặc tính siêu cơ động như Su-35 và Su-57, Moskva đã phạm sai lầm khi đặt cược hoàn toàn vào việc phát triển động cơ.Những ưu thế truyền thống của máy bay chiến đấu Nga là không thể phủ nhận, tuy nhiên trong thời kỳ phát triển của vũ khí siêu vượt âm, sẽ có rất ít lợi ích được nhìn thấy từ trọng tâm phát triển dạng này.Báo chí Trung Quốc chú ý đến khác biệt chính giữa Su-35 và Su-57, so sánh chúng với các loại tiêm kích khác trên khắp thế giới, đặc điểm này chỉ là sự hiện diện của động cơ kiểm soát vector lực đẩy (TVC).Tuy nhiên loại động cơ đó chỉ phát huy hiệu quả trong chiến đấu tầm gần, với sự phát triển của công nghệ vũ khí siêu thanh, máy bay Nga sẽ không có thời gian phản ứng khi một tên lửa tiếp cận ở tốc độ 8.000 - 10.000 km/h."Khả năng cơ động cao của Su-35 và Su-57 thực sự đáng kinh ngạc. Nhưng điều gì xảy ra trong tương lai gần khi vũ khí siêu thanh trở nên phổ biến, đó là chiến đấu cơ Nga sẽ trở nên vô dụng"."Chỉ trong vài giây, một tên lửa siêu thanh sẽ tấn công máy bay và phi công thậm chí không kịp phản ứng. Trong vòng một vài năm nữa sẽ không có ai cần máy bay chiến đấu siêu cơ động của Nga", trang Sina nhận xét.Trước đó những chỉ trích về tiêm kích Nga cũng được trang Sohu của Trung Quốc nhắc tới, họ cho rằng trong trận chiến tầm xa, Su-35 và Su-57 với diện tích phản xạ radar (RCS) quá lớn sẽ không có lợi thế trước đối phương.Tương lai của không chiến là từ cự ly ngoài tầm nhìn, lúc này chỉ số RCS đóng vai trò quyết định, tiếp đó là vũ khí siêu thanh, đây đều là những điểm không mạnh của tiêm kích Nga.Thậm chí ngay cả trong không chiến quần vòng cự ly gần, máy bay mang động cơ TVC cũng tỏ ra chẳng có mấy lợi thế trước tên lửa không đối không tầm ngắn góc bắn rộng kèm khả năng "khóa mục tiêu sau khi phóng".Ưu thế trong những trận chiến tương lai được truyền thông Trung Quốc nhận xét đang thuộc về những tiêm kích có chỉ số RCS ở mức rất nhỏ và hệ thống điện tử tinh vi, cụ thể đó là F-35 và F-22 của Mỹ.
Những máy bay chiến đấu thế hệ mới do Nga chế tạo như Su-35 hay Su-57 thường có độ linh hoạt trong thao diễn rất cao, vượt trội mọi đối thủ cạnh tranh.
Học thuyết thiết kế tiêm kích của Nga chú trọng lớn nhất vào khả năng "siêu cơ động" cho máy bay, các công trình sư Nga cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất.
Thậm chí khi thiết kế tiêm kích tàng hình Su-57, các kỹ sư Nga cũng lựa chọn hy sinh thông số diện tích phản xạ radar chỉ để bảo toàn độ linh hoạt cho phi cơ.
So sánh về khả năng thao diễn thì chiến đấu cơ Nga vô địch thế giới, nhưng một chiếc tiêm kích khác với máy bay trình diễn ở chỗ nó phải phát huy hiệu quả cao trong thực chiến.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại của không chiến ngoài tầm nhìn thì đặc tính "siêu cơ động" của máy bay chiến đấu không còn đóng vai trò quyết định nữa.
Điều này được giới quân sự Trung Quốc đồng thuận khi cho rằng trong vòng 3 - 4 năm nữa, sẽ không quốc gia nào cần tiêm kích với đặc tính siêu cơ động như Su-35 và Su-57, Moskva đã phạm sai lầm khi đặt cược hoàn toàn vào việc phát triển động cơ.
Những ưu thế truyền thống của máy bay chiến đấu Nga là không thể phủ nhận, tuy nhiên trong thời kỳ phát triển của vũ khí siêu vượt âm, sẽ có rất ít lợi ích được nhìn thấy từ trọng tâm phát triển dạng này.
Báo chí Trung Quốc chú ý đến khác biệt chính giữa Su-35 và Su-57, so sánh chúng với các loại tiêm kích khác trên khắp thế giới, đặc điểm này chỉ là sự hiện diện của động cơ kiểm soát vector lực đẩy (TVC).
Tuy nhiên loại động cơ đó chỉ phát huy hiệu quả trong chiến đấu tầm gần, với sự phát triển của công nghệ vũ khí siêu thanh, máy bay Nga sẽ không có thời gian phản ứng khi một tên lửa tiếp cận ở tốc độ 8.000 - 10.000 km/h.
"Khả năng cơ động cao của Su-35 và Su-57 thực sự đáng kinh ngạc. Nhưng điều gì xảy ra trong tương lai gần khi vũ khí siêu thanh trở nên phổ biến, đó là chiến đấu cơ Nga sẽ trở nên vô dụng".
"Chỉ trong vài giây, một tên lửa siêu thanh sẽ tấn công máy bay và phi công thậm chí không kịp phản ứng. Trong vòng một vài năm nữa sẽ không có ai cần máy bay chiến đấu siêu cơ động của Nga", trang Sina nhận xét.
Trước đó những chỉ trích về tiêm kích Nga cũng được trang Sohu của Trung Quốc nhắc tới, họ cho rằng trong trận chiến tầm xa, Su-35 và Su-57 với diện tích phản xạ radar (RCS) quá lớn sẽ không có lợi thế trước đối phương.
Tương lai của không chiến là từ cự ly ngoài tầm nhìn, lúc này chỉ số RCS đóng vai trò quyết định, tiếp đó là vũ khí siêu thanh, đây đều là những điểm không mạnh của tiêm kích Nga.
Thậm chí ngay cả trong không chiến quần vòng cự ly gần, máy bay mang động cơ TVC cũng tỏ ra chẳng có mấy lợi thế trước tên lửa không đối không tầm ngắn góc bắn rộng kèm khả năng "khóa mục tiêu sau khi phóng".
Ưu thế trong những trận chiến tương lai được truyền thông Trung Quốc nhận xét đang thuộc về những tiêm kích có chỉ số RCS ở mức rất nhỏ và hệ thống điện tử tinh vi, cụ thể đó là F-35 và F-22 của Mỹ.