Máy đào hào PZM-2 được Liên Xô thiết kế để giải phóng sức lao động cho người lính, hạn chế việc sử dụng sức người khi đào hầm, hào. Nguồn ảnh: Forces.Việc giải phóng được sức lực của người lính trong công việc đào hầm, hào giúp binh lính có đủ sức khoẻ, tinh thần và thể lực để làm nhiệm vụ chính quan trọng hơn - đánh địch. Nguồn ảnh: Pinterest.PZM-2 có cấu tạo không quá phức tạo với cơ cấu đào hào theo kiểu băng truyền và một máy hất để thổi đất, cát sang một bên. Nguồn ảnh: TL.Loại máy đào hào này còn có chức năng như một máy ủi, giúp làm sạch đất cát trên trận địa sau khi kết thúc công việc đào bới. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên lý thuyết, mỗi giờ máy đào hào PZM-2 có khả năng đào được 180 mét giao thông hào - tốc độ nhanh hơn nhiều so với đào bằng tay. Nguồn ảnh: Pinterest.Loại máy đào hào này hiện đang được công binh Việt Nam sử dụng, máy đào được đặt trên gầm xe cơ sở là đầu kéo bánh lốp T-115, phần lưỡi ủi và xích đào không gầu kèm guồng văng đất có thiết kế theo kiểu rotor. Nguồn ảnh: Pinterest.Thiết kế khá đơn giản này cho phép PZM-2 hoạt động hiệu quả trên chiến trường và đặc biệt là dễ sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe còn được trang bị một bộ tời cơ công suất lớn, giúp cho PZM-2 ngoài nhiệm vụ đào hào còn có thể sử dụng như một phương tiện cứu hộ, kéo các loại phương tiện hư hỏng về tuyến sau. Nguồn ảnh: Pinterest.Khi vận hành, hệ thống tời này cũng có thể được sử dụng để giúp tăng khả năng vận hành của xích đào ở những khu vực đất cứng, nhiều đá vụn. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên thiết kế của PZM-2 cũng có nhược điểm, đó là nó không thể đào qua những hòn đá tảng có kích thước lớn; phần xích đào không có tấm che chắn rất nguy hiểm cho những người xung quanh khi máy vận hành. Nguồn ảnh: QPVN.Mặc dù vậy, ưu điểm lớn nhất của máy là tốc độ đào hào cực kỳ nhanh khiến PZM-2 dù đã ra đời từ rất lâu nhưng tới nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN. Video Công binh Việt Nam trình diễn kỹ năng ghép cầu phao tuyệt đỉnh. Nguồn: QPVN.
Máy đào hào PZM-2 được Liên Xô thiết kế để giải phóng sức lao động cho người lính, hạn chế việc sử dụng sức người khi đào hầm, hào. Nguồn ảnh: Forces.
Việc giải phóng được sức lực của người lính trong công việc đào hầm, hào giúp binh lính có đủ sức khoẻ, tinh thần và thể lực để làm nhiệm vụ chính quan trọng hơn - đánh địch. Nguồn ảnh: Pinterest.
PZM-2 có cấu tạo không quá phức tạo với cơ cấu đào hào theo kiểu băng truyền và một máy hất để thổi đất, cát sang một bên. Nguồn ảnh: TL.
Loại máy đào hào này còn có chức năng như một máy ủi, giúp làm sạch đất cát trên trận địa sau khi kết thúc công việc đào bới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên lý thuyết, mỗi giờ máy đào hào PZM-2 có khả năng đào được 180 mét giao thông hào - tốc độ nhanh hơn nhiều so với đào bằng tay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại máy đào hào này hiện đang được công binh Việt Nam sử dụng, máy đào được đặt trên gầm xe cơ sở là đầu kéo bánh lốp T-115, phần lưỡi ủi và xích đào không gầu kèm guồng văng đất có thiết kế theo kiểu rotor. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiết kế khá đơn giản này cho phép PZM-2 hoạt động hiệu quả trên chiến trường và đặc biệt là dễ sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe còn được trang bị một bộ tời cơ công suất lớn, giúp cho PZM-2 ngoài nhiệm vụ đào hào còn có thể sử dụng như một phương tiện cứu hộ, kéo các loại phương tiện hư hỏng về tuyến sau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi vận hành, hệ thống tời này cũng có thể được sử dụng để giúp tăng khả năng vận hành của xích đào ở những khu vực đất cứng, nhiều đá vụn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên thiết kế của PZM-2 cũng có nhược điểm, đó là nó không thể đào qua những hòn đá tảng có kích thước lớn; phần xích đào không có tấm che chắn rất nguy hiểm cho những người xung quanh khi máy vận hành. Nguồn ảnh: QPVN.
Mặc dù vậy, ưu điểm lớn nhất của máy là tốc độ đào hào cực kỳ nhanh khiến PZM-2 dù đã ra đời từ rất lâu nhưng tới nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.
Video Công binh Việt Nam trình diễn kỹ năng ghép cầu phao tuyệt đỉnh. Nguồn: QPVN.