Trang Avia-pro của Nga cho biết, vào ngày 16/5, tàu chiến của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã phóng ít nhất 2 tên lửa hành trình nhằm phá hủy khu vực triển khai các hệ thống phòng không của Quân đội Quốc gia Libya (LNA).Tuy nhiên những hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1E được LNA bố trí để bảo vệ căn cứ Al-Vatiya đã dễ dàng đánh chặn chúng, các tổ hợp Pantsir-S1E này là hàng viện trợ từ UAE cho LNA.Giới chuyên gia nhận định rằng hệ thống Pantsir-S1E đã có màn thể hiện năng lực đáng nể trong việc phá hủy tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, đây là minh chứng đầu tiên cho khả năng như vậy ở Libya."Nguồn tin có liên quan đến Quân đội Quốc gia Libya tuyên bố, họ đã phá hủy một máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ bởi tổ hợp phòng không triển khai trong khu vực căn cứ không quân Al-Vatiya"."Bên cạnh đó, cũng có thông tin cho rằng sau khi máy bay không người lái bị bắn hạ, hai tên lửa hành trình đối đất đã được phóng đi từ một con tàu hải quân không xác định"."Chiến hạm trên sau đó được nhận diện là tàu khu trục của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở khu vực ven biển, tên lửa cũng bị phá hủy bởi hệ thống phòng không Pantsir-S1E của căn cứ", Đài quan sát quân sự cho hay.Được biết trước đây, hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 đã đánh bại cuộc tấn công lớn của Mỹ nhằm vào Syria thông qua tên lửa hành trình Tomahawk.Tuy nhiên đó là chiến công diễn ra trên lãnh thổ Syria, nhưng thực tế phiên bản xuất khẩu của tổ hợp vũ khí này cũng có hiệu quả cao trong việc chống lại tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến.Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề rất lớn, bởi vì theo một số báo cáo, vào giữa năm nay, Ankara đã có ý định tấn công vào các vị trí của LNA với sự trợ giúp của tàu hải quân.Nhưng ngay buổi chiều ngày 16/5, Sở chỉ huy Chiến dịch Anger Volcano của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) tuyên bố, họ đã phá hủy một hệ thống phòng không Pantsir-S1E của LNA tại căn cứ Al-Vatiya.Các nguồn tin của GNA cho biết, hệ thống phòng không tiên tiến này đã bị một máy bay không người lái vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công ngay khi nó được điều động tới địa điểm nói trên.Sau khi sự việc xảy tra, những người ủng hộ GNA đã đăng tải một đoạn video ghi lại hiện trường tổ hợp Pantsir-S1E của lực lượng LNA bị UAV tiêu diệt thành công.Nhiều nhân chứng xác nhận rằng đoạn video được ghi hình ở phía Đông Nam của sân bay Al-Vatiya, tuy nhiên thời điểm hệ thống Pantsir-S1E bị trúng đạn lại không được ghi nhận.Tại Syria cũng như Libya, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từng ít nhất 2 lần tuyên bố đã tiêu diệt được các hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất trên chiến trường Idlib và Tripoli.Đầu tháng 3/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng tên lửa MAM-L phóng đi từ UAV Anka do tập đoàn Rocketsan chế tạo để phá hủy một tổ hợp Pantsir S-1, nhưng khi đó vũ khí này đang ở trạng thái đứng yên.Hệ thống radar của Pantsir S-1 dường như đã không phát hiện được tên lửa không đối đất của Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc cũng có thể chiếc máy bay không người lái khi đó hoạt động ở ngoài tầm với của radar.
Trang Avia-pro của Nga cho biết, vào ngày 16/5, tàu chiến của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã phóng ít nhất 2 tên lửa hành trình nhằm phá hủy khu vực triển khai các hệ thống phòng không của Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Tuy nhiên những hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1E được LNA bố trí để bảo vệ căn cứ Al-Vatiya đã dễ dàng đánh chặn chúng, các tổ hợp Pantsir-S1E này là hàng viện trợ từ UAE cho LNA.
Giới chuyên gia nhận định rằng hệ thống Pantsir-S1E đã có màn thể hiện năng lực đáng nể trong việc phá hủy tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, đây là minh chứng đầu tiên cho khả năng như vậy ở Libya.
"Nguồn tin có liên quan đến Quân đội Quốc gia Libya tuyên bố, họ đã phá hủy một máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ bởi tổ hợp phòng không triển khai trong khu vực căn cứ không quân Al-Vatiya".
"Bên cạnh đó, cũng có thông tin cho rằng sau khi máy bay không người lái bị bắn hạ, hai tên lửa hành trình đối đất đã được phóng đi từ một con tàu hải quân không xác định".
"Chiến hạm trên sau đó được nhận diện là tàu khu trục của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở khu vực ven biển, tên lửa cũng bị phá hủy bởi hệ thống phòng không Pantsir-S1E của căn cứ", Đài quan sát quân sự cho hay.
Được biết trước đây, hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 đã đánh bại cuộc tấn công lớn của Mỹ nhằm vào Syria thông qua tên lửa hành trình Tomahawk.
Tuy nhiên đó là chiến công diễn ra trên lãnh thổ Syria, nhưng thực tế phiên bản xuất khẩu của tổ hợp vũ khí này cũng có hiệu quả cao trong việc chống lại tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề rất lớn, bởi vì theo một số báo cáo, vào giữa năm nay, Ankara đã có ý định tấn công vào các vị trí của LNA với sự trợ giúp của tàu hải quân.
Nhưng ngay buổi chiều ngày 16/5, Sở chỉ huy Chiến dịch Anger Volcano của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) tuyên bố, họ đã phá hủy một hệ thống phòng không Pantsir-S1E của LNA tại căn cứ Al-Vatiya.
Các nguồn tin của GNA cho biết, hệ thống phòng không tiên tiến này đã bị một máy bay không người lái vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công ngay khi nó được điều động tới địa điểm nói trên.
Sau khi sự việc xảy tra, những người ủng hộ GNA đã đăng tải một đoạn video ghi lại hiện trường tổ hợp Pantsir-S1E của lực lượng LNA bị UAV tiêu diệt thành công.
Nhiều nhân chứng xác nhận rằng đoạn video được ghi hình ở phía Đông Nam của sân bay Al-Vatiya, tuy nhiên thời điểm hệ thống Pantsir-S1E bị trúng đạn lại không được ghi nhận.
Tại Syria cũng như Libya, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từng ít nhất 2 lần tuyên bố đã tiêu diệt được các hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất trên chiến trường Idlib và Tripoli.
Đầu tháng 3/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng tên lửa MAM-L phóng đi từ UAV Anka do tập đoàn Rocketsan chế tạo để phá hủy một tổ hợp Pantsir S-1, nhưng khi đó vũ khí này đang ở trạng thái đứng yên.
Hệ thống radar của Pantsir S-1 dường như đã không phát hiện được tên lửa không đối đất của Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc cũng có thể chiếc máy bay không người lái khi đó hoạt động ở ngoài tầm với của radar.