Vào ngày 29/12/2023, một sự cố đáng báo động đã xảy ra khi một tên lửa hành trình của Nga bay vào không phận Ba Lan, trong bối cảnh Nga đang tổ chức tấn công tên lửa quy mô lớn vào các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Ukraine.Hiện tại, loại tên lửa tiềm năng “bay lạc” vào lãnh thổ Ba Lan đang được suy đoán là Kh-101 hoặc Kh-22. Điều đáng báo động là lực lượng phòng không Ba Lan đã không thể đánh chặn và tiêu diệt.Theo thông tin của các phương tiện truyền thông Ba Lan, những người đứng đầu hệ thống chính trị và quân sự của Ba Lan đang “nghiên cứu” chiến lược ứng phó tốt nhất, trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi và Ba Lan có thể biến thành “tiền đồn” chống Nga trong tương lai.Trong khi đó, mặc dù Ba Lan đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, song người dân Ba Lan vẫn cảm thấy “khó hiểu” về sự thất bại của hệ thống phòng không của họ, trong việc ngăn chặn mối đe dọa tên lửa từ Nga.Một bài viết trên trang Defence24/Ba Lan đã phân tích các sự kiện và cố gắng làm rõ tình hình, nêu lên những điểm thích hợp đáng được xem xét về khả năng “bị động, bất ngờ” của hệ thống phòng không Ba Lan. Tiết lộ nổi bật nhất của Defence24 cho biết, trên thực tế là không có hệ thống phòng không nào trên toàn thế giới được thiết kế để bảo vệ 100% lãnh thổ của một quốc gia. Hơn nữa, đối với các quốc gia như Ba Lan, hệ thống tên lửa phòng không thường được triển khai để bảo vệ các mục tiêu quân sự chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng. Một thông tin quan trọng là Quân đội Ba Lan đã triển khai toàn diện tất cả các nguồn lực phòng không sẵn có dọc biên giới Ba Lan-Ukraine để ngăn chặn các cuộc xâm nhập của tên lửa Nga. Tuy nhiên, Defence24 cho rằng, Ba Lan thiếu hệ thống phòng không thích hợp, tạo thành một “bức màn tên lửa” hiệu quả, để đánh chặn tên lửa Nga dọc biên giới. Trên thực tế, Ba Lan đã đặt mua 46 hệ thống phòng không Narew của liên doanh Ba Lan-Anh trị giá lên tới 8 tỷ USD. Nhưng đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có hai trong số các hệ thống này được đưa vào trực chiến; số còn lại dự kiến sẽ được giao trong khoảng thời gian từ 2027 đến 2035.Defense24 đặt ra một vấn đề quan trọng khác, đó là các hệ thống trinh sát cảnh giới phòng không của Ba Lan phải phát hiện mục tiêu trên không trước khi vô hiệu hóa nó; nhưng đáng buồn là khả năng giám sát radar của Ba Lan dường như còn thiếu.Kế hoạch triển khai sư đoàn phòng không hỗn hợp đầu tiên của Ba Lan, được trang bị khinh khí cầu giám sát sử dụng radar, được ấn định vào năm 2023 và hai máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS) loại Saab 340 AEW của Thụy Điển, đã được đặt hàng vào mùa hè năm ngoái. Hơn nữa, để tuần tra liên tục không phận bằng máy bay chiến đấu F-16, Ba Lan cần có phi đội máy bay tiếp dầu của riêng mình; nhưng loại máy bay này hiện không có trong lực lượng không quân Ba Lan. Sau vụ tên lửa Nga “đi lạc” vào không phận nước này "trong giây lát" khi đang tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine; Quân đội Ba Lan ra thông báo, các tiêm kích F-16 của nước này đã được triển khai ở mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tướng Wieslaw Kukula - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ba Lan (người đứng giữa trong ảnh) cho biết: “Dựa trên tất cả các dấu hiệu, một tên lửa Nga đã bay vào và sau đó rời khỏi không phận Ba Lan trong khoảng thời gian 3 phút với quãng đường 40 km”.Với thời gian xâm nhập tương đối dài với một tên lửa, nhưng phòng không Ba Lan đã không kịp phản ứng, chứng tỏ khả năng phòng không của Ba Lan đã không tiến bộ đáng kể trong những năm qua, Defense24 kết luận.
Vào ngày 29/12/2023, một sự cố đáng báo động đã xảy ra khi một tên lửa hành trình của Nga bay vào không phận Ba Lan, trong bối cảnh Nga đang tổ chức tấn công tên lửa quy mô lớn vào các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Ukraine.
Hiện tại, loại tên lửa tiềm năng “bay lạc” vào lãnh thổ Ba Lan đang được suy đoán là Kh-101 hoặc Kh-22. Điều đáng báo động là lực lượng phòng không Ba Lan đã không thể đánh chặn và tiêu diệt.
Theo thông tin của các phương tiện truyền thông Ba Lan, những người đứng đầu hệ thống chính trị và quân sự của Ba Lan đang “nghiên cứu” chiến lược ứng phó tốt nhất, trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi và Ba Lan có thể biến thành “tiền đồn” chống Nga trong tương lai.
Trong khi đó, mặc dù Ba Lan đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, song người dân Ba Lan vẫn cảm thấy “khó hiểu” về sự thất bại của hệ thống phòng không của họ, trong việc ngăn chặn mối đe dọa tên lửa từ Nga.
Một bài viết trên trang Defence24/Ba Lan đã phân tích các sự kiện và cố gắng làm rõ tình hình, nêu lên những điểm thích hợp đáng được xem xét về khả năng “bị động, bất ngờ” của hệ thống phòng không Ba Lan.
Tiết lộ nổi bật nhất của Defence24 cho biết, trên thực tế là không có hệ thống phòng không nào trên toàn thế giới được thiết kế để bảo vệ 100% lãnh thổ của một quốc gia. Hơn nữa, đối với các quốc gia như Ba Lan, hệ thống tên lửa phòng không thường được triển khai để bảo vệ các mục tiêu quân sự chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Một thông tin quan trọng là Quân đội Ba Lan đã triển khai toàn diện tất cả các nguồn lực phòng không sẵn có dọc biên giới Ba Lan-Ukraine để ngăn chặn các cuộc xâm nhập của tên lửa Nga. Tuy nhiên, Defence24 cho rằng, Ba Lan thiếu hệ thống phòng không thích hợp, tạo thành một “bức màn tên lửa” hiệu quả, để đánh chặn tên lửa Nga dọc biên giới.
Trên thực tế, Ba Lan đã đặt mua 46 hệ thống phòng không Narew của liên doanh Ba Lan-Anh trị giá lên tới 8 tỷ USD. Nhưng đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có hai trong số các hệ thống này được đưa vào trực chiến; số còn lại dự kiến sẽ được giao trong khoảng thời gian từ 2027 đến 2035.
Defense24 đặt ra một vấn đề quan trọng khác, đó là các hệ thống trinh sát cảnh giới phòng không của Ba Lan phải phát hiện mục tiêu trên không trước khi vô hiệu hóa nó; nhưng đáng buồn là khả năng giám sát radar của Ba Lan dường như còn thiếu.
Kế hoạch triển khai sư đoàn phòng không hỗn hợp đầu tiên của Ba Lan, được trang bị khinh khí cầu giám sát sử dụng radar, được ấn định vào năm 2023 và hai máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS) loại Saab 340 AEW của Thụy Điển, đã được đặt hàng vào mùa hè năm ngoái.
Hơn nữa, để tuần tra liên tục không phận bằng máy bay chiến đấu F-16, Ba Lan cần có phi đội máy bay tiếp dầu của riêng mình; nhưng loại máy bay này hiện không có trong lực lượng không quân Ba Lan.
Sau vụ tên lửa Nga “đi lạc” vào không phận nước này "trong giây lát" khi đang tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine; Quân đội Ba Lan ra thông báo, các tiêm kích F-16 của nước này đã được triển khai ở mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
Tướng Wieslaw Kukula - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ba Lan (người đứng giữa trong ảnh) cho biết: “Dựa trên tất cả các dấu hiệu, một tên lửa Nga đã bay vào và sau đó rời khỏi không phận Ba Lan trong khoảng thời gian 3 phút với quãng đường 40 km”.
Với thời gian xâm nhập tương đối dài với một tên lửa, nhưng phòng không Ba Lan đã không kịp phản ứng, chứng tỏ khả năng phòng không của Ba Lan đã không tiến bộ đáng kể trong những năm qua, Defense24 kết luận.