Hãng thông tấn Athens (AMNA) đưa tin, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu Rafale của Pháp; theo thỏa thuận, Hy Lạp sẽ mua 18 máy bay chiến đấu Rafale, bao gồm 12 máy bay đã qua sử dụng do Không quân Pháp chuyển giao và 6 máy bay mới.Trong số các máy bay chiến đấu Rafale đã qua sử dụng, lô đầu tiên gồm sáu chiếc tiêm kích Rafales sẽ được đưa đến Hy Lạp vào tháng 7/2021, tức là chỉ sau sáu tháng sau khi ký hợp đồng.Vì lý do bảo mật, phía Hy Lạp chưa công bố tính năng kỹ thuật, khí tài và giá bán của các máy bay chiến đấu này. Tuy nhiên, các quan chức Hy Lạp trước đó tiết lộ rằng, tổng giá của 18 máy bay chiến đấu là 1,92 tỷ euro; ngoài ra 400 triệu euro sẽ được chi cho các khoản mua vũ khí, bao gồm cả tên lửa không đối không Meteor.Các loại vũ khí đi kèm theo hợp đồng bao gồm tên lửa không đối không tầm xa, vũ khí tiến công mặt đất, cũng như nâng cấp các tên lửa mà Hy Lạp đang sở hữu, để có thể trang bị trên chiến đấu cơ Rafale.Hiện nay Không quân Hy Lạp đang sở hữu một số máy bay chiến đấu Mirage-2000, cũng được mua từ Pháp và có nhiều điểm giống với chiến đấu cơ Rafale (hai loại máy bay này đều do một nhà sản xuất); tuy nhiên số Mirage-2000 cần được nâng cấp, cải thiện hiệu suất kỹ thuật, để Rafale có thể phát huy tối đa hiệu quả. Ảnh: Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Hy Lạp.Còn hãng Skai TV thông báo rằng, tổng giá trị hợp đồng là 2,49 tỷ euro và việc thanh toán sẽ tiếp tục cho đến năm 2025. Khoản thanh toán lớn nhất sẽ được thực hiện vào năm 2021, là 1,509 tỷ euro. Mặc dù thông tin cụ thể vẫn chưa rõ ràng, nhưng thế giới bên ngoài đánh giá rằng, Hy Lạp đã chiếm lợi thế nhất định trong vụ mua bán vũ khí Rafale này.Nếu so sánh với những khách hàng sử dụng tiêm kích chiến đấu Rafale khác như Ấn Độ và Qatar, thì giá máy bay của Hy Lạp "mềm" hơn nhiều. Mặc dù là máy bay đã qua sử dụng, không tốt bằng máy bay mới nhất, mà Không quân Pháp sử dụng; nhưng ở các khía cạnh khác, nó "mạnh hơn" những chiếc Rafale được các khách hàng nước ngoài trang bị.Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nicos Panayotopoulos cho biết, “Hiệu suất và sức mạnh vũ khí của số Rafale, có thể giúp Hy Lạp tạo lợi thế trên không, Biển Aegean và Đông Địa Trung Hải, và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cân bằng tổng thể về sức mạnh và hiệu quả chiến đấu của Không quân Hy Lạp cũng đã "cân bằng" so với Thổ Nhĩ Kỳ".Điều đáng chú ý là ngay cả những chiếc Rafale đã qua sử dụng, cũng được sản xuất vào năm 2020, nghĩa là 12 chiếc đã qua sử dụng thực sự không khác nhiều so với hàng mới sản xuất. Nhưng chiếc Rafale mà Hy Lạp mua được, không chỉ là mẫu mới nhất, mà giá có thể chỉ cao hơn giá mua của Không quân Pháp.Hy Lạp là quốc gia chính của Liên minh châu Âu, đối với vấn đề Đông Địa Trung Hải và việc "bành trướng nước lớn" của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều đồng minh trong các lĩnh vực này, nhưng Liên minh châu Âu rõ ràng ủng hộ Hy Lạp trong vấn đề tranh chấp giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.Thực tế hiện nay, Hy Lạp thua xa Thổ Nhĩ Kỳ về sức mạnh quốc gia và quân sự. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang bị "trói chân" bởi việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và không thể mua vũ khí tiên tiến của châu Âu và Mỹ, thì NATO đang tăng cường hỗ trợ Hy Lạp nâng cấp sức mạnh quân sự. Ngoài 18 chiếc Rafale, Hy Lạp đã được Mỹ đồng ý bán cho 6 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu F-35 không nhiều, nhưng cùng với số máy bay chiến đấu hiện có, Hy Lạp chắc chắn sẽ giành được lợi thế trước Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cũng có những khó khăn không nhỏ trong việc bảo trì và nâng cấp số máy bay chiến đấu này.Còn Ấn Độ, một đối tác mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp thực sự nuối tiếc và có phần "ghen tỵ" với Hy Lạp, vì Không quân Ấn Độ đang phải mua những chiếc Rafale với giá trên trời, đến 241 triệu USD/chiếc; mặc dù máy bay của Ấn Độ là máy bay mới, nhưng tính năng chưa bằng máy bay cũ của Hy Lạp. Đây cũng là điều khiến dư luận Ấn Độ chỉ trích mua sắm quốc phòng của lãnh đạo nước này trong thời gian vừa qua.
Hãng thông tấn Athens (AMNA) đưa tin, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu Rafale của Pháp; theo thỏa thuận, Hy Lạp sẽ mua 18 máy bay chiến đấu Rafale, bao gồm 12 máy bay đã qua sử dụng do Không quân Pháp chuyển giao và 6 máy bay mới.
Trong số các máy bay chiến đấu Rafale đã qua sử dụng, lô đầu tiên gồm sáu chiếc tiêm kích Rafales sẽ được đưa đến Hy Lạp vào tháng 7/2021, tức là chỉ sau sáu tháng sau khi ký hợp đồng.
Vì lý do bảo mật, phía Hy Lạp chưa công bố tính năng kỹ thuật, khí tài và giá bán của các máy bay chiến đấu này. Tuy nhiên, các quan chức Hy Lạp trước đó tiết lộ rằng, tổng giá của 18 máy bay chiến đấu là 1,92 tỷ euro; ngoài ra 400 triệu euro sẽ được chi cho các khoản mua vũ khí, bao gồm cả tên lửa không đối không Meteor.
Các loại vũ khí đi kèm theo hợp đồng bao gồm tên lửa không đối không tầm xa, vũ khí tiến công mặt đất, cũng như nâng cấp các tên lửa mà Hy Lạp đang sở hữu, để có thể trang bị trên chiến đấu cơ Rafale.
Hiện nay Không quân Hy Lạp đang sở hữu một số máy bay chiến đấu Mirage-2000, cũng được mua từ Pháp và có nhiều điểm giống với chiến đấu cơ Rafale (hai loại máy bay này đều do một nhà sản xuất); tuy nhiên số Mirage-2000 cần được nâng cấp, cải thiện hiệu suất kỹ thuật, để Rafale có thể phát huy tối đa hiệu quả. Ảnh: Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Hy Lạp.
Còn hãng Skai TV thông báo rằng, tổng giá trị hợp đồng là 2,49 tỷ euro và việc thanh toán sẽ tiếp tục cho đến năm 2025. Khoản thanh toán lớn nhất sẽ được thực hiện vào năm 2021, là 1,509 tỷ euro. Mặc dù thông tin cụ thể vẫn chưa rõ ràng, nhưng thế giới bên ngoài đánh giá rằng, Hy Lạp đã chiếm lợi thế nhất định trong vụ mua bán vũ khí Rafale này.
Nếu so sánh với những khách hàng sử dụng tiêm kích chiến đấu Rafale khác như Ấn Độ và Qatar, thì giá máy bay của Hy Lạp "mềm" hơn nhiều. Mặc dù là máy bay đã qua sử dụng, không tốt bằng máy bay mới nhất, mà Không quân Pháp sử dụng; nhưng ở các khía cạnh khác, nó "mạnh hơn" những chiếc Rafale được các khách hàng nước ngoài trang bị.
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nicos Panayotopoulos cho biết, “Hiệu suất và sức mạnh vũ khí của số Rafale, có thể giúp Hy Lạp tạo lợi thế trên không, Biển Aegean và Đông Địa Trung Hải, và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cân bằng tổng thể về sức mạnh và hiệu quả chiến đấu của Không quân Hy Lạp cũng đã "cân bằng" so với Thổ Nhĩ Kỳ".
Điều đáng chú ý là ngay cả những chiếc Rafale đã qua sử dụng, cũng được sản xuất vào năm 2020, nghĩa là 12 chiếc đã qua sử dụng thực sự không khác nhiều so với hàng mới sản xuất. Nhưng chiếc Rafale mà Hy Lạp mua được, không chỉ là mẫu mới nhất, mà giá có thể chỉ cao hơn giá mua của Không quân Pháp.
Hy Lạp là quốc gia chính của Liên minh châu Âu, đối với vấn đề Đông Địa Trung Hải và việc "bành trướng nước lớn" của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều đồng minh trong các lĩnh vực này, nhưng Liên minh châu Âu rõ ràng ủng hộ Hy Lạp trong vấn đề tranh chấp giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực tế hiện nay, Hy Lạp thua xa Thổ Nhĩ Kỳ về sức mạnh quốc gia và quân sự. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang bị "trói chân" bởi việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và không thể mua vũ khí tiên tiến của châu Âu và Mỹ, thì NATO đang tăng cường hỗ trợ Hy Lạp nâng cấp sức mạnh quân sự.
Ngoài 18 chiếc Rafale, Hy Lạp đã được Mỹ đồng ý bán cho 6 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu F-35 không nhiều, nhưng cùng với số máy bay chiến đấu hiện có, Hy Lạp chắc chắn sẽ giành được lợi thế trước Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cũng có những khó khăn không nhỏ trong việc bảo trì và nâng cấp số máy bay chiến đấu này.
Còn Ấn Độ, một đối tác mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp thực sự nuối tiếc và có phần "ghen tỵ" với Hy Lạp, vì Không quân Ấn Độ đang phải mua những chiếc Rafale với giá trên trời, đến 241 triệu USD/chiếc; mặc dù máy bay của Ấn Độ là máy bay mới, nhưng tính năng chưa bằng máy bay cũ của Hy Lạp. Đây cũng là điều khiến dư luận Ấn Độ chỉ trích mua sắm quốc phòng của lãnh đạo nước này trong thời gian vừa qua.