Theo Bộ Quốc phòng Nga, các tiểu đoàn pháo binh mới được thành lập của Quân đội Nga đóng tại Cộng hòa Ingushetia sẽ được trang bị các tổ hợp pháo cối tự hành “khủng” nhất của nước này là 2S4 Tyulpan và 2S7 Pion. Trong đó 2S4 Tyulpan không phải là gương mặt mới đối với lực lượng pháo binh Nga trong những năm trở lại gần đây. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên trường hợp của tổ hợp pháo tự hành 2S7 Pion thì lại khác. Khi nó hầu như hiếm xuất hiện trong các đơn vị pháo binh trực chiến của Nga kể từ đầu những năm 1990 cho đến nay mặc dù nó vẫn nằm trong biên chế. Việc đưa 2S7 trở lại đã đặt ra câu hỏi rằng liệu Moscow có tái triển khai loại vũ khí này như đang làm với 2S4, khi cả hai mẫu pháo cối tự hành này đều là tàn dư từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Floor Planet.Sở dĩ nói như vậy là bởi cả 2S4 Tyulpan và 2S7 Pion đều có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, được thiết kế để ngăn chặn và tiêu diệt mọi âm mưu tấn công phủ đầu của kẻ thù lên Liên Xô trước đây. Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã vai trò của hai mẫu pháo cối này trong Quân đội Nga cũng dần biến mất trước khi xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: YouTubeTrong số những quốc gia sở hữu 2S7 thì Ukraine là nước sử dụng 2S7 thường xuyên nhất, điển hình là trong các chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine chống lại lực lượng dân quân đòi ly khai. Tuy nhiên biến thể 2S7 của Ukraine đã thực sự lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: rusjev.netTrong khi đó biến thể 2S7 mà Nga đang triển khai tại Ingushetia lại là 2S7M đi kèm với nó là tổ hợp điều khiển hỏa lực pháo binh 1V12M với hệ thống thám trắc địa hình dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GLONASS cải thiện đáng kể độ chính khi bắn của 2S7M. Trong ảnh là một tổ hợp pháo 2S7 của Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: rusjev.net2S7 được Liên Xô phát triển trong giai đoạn từ cuối những năm 1960 đến giữa những năm 1970, nó được đưa vào trang bị từ 1975 và phục vụ liên tục cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1990. Số lượng 2S7 được sản xuất trong suốt giai đoạn này chỉ khoảng hơn 500 đơn vị. Nguồn ảnh: rusjev.netSự ra đời của 2S7 là nhằm giải tỏa nhu cầu về một mẫu pháo tự hành có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Quân đội Liên Xô khi đó, nhưng nó phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ chiến thuật mới như có trọng lượng nhẹ hơn, cơ động cơ hơn và có tầm bắn xa hơn các mẫu pháo hạt nhân trước đó. Và bên cạnh đầu đạn hạt nhân 2S7 cũng phải có khả năng triển khai các mẫu đạn pháo thông thường. Nguồn ảnh: rusjev.netVới pháo chính 203mm 2A44, pháo tự hành 2S7 có tầm bắn tối đa có thể lên đến hơn 47km với đạn tăng tầm và tầm bắn trung bình là hơn 20km. Tốc độ bắn của nó là từ 1-2 phát/phút nhờ vào việc nó được trang bị cần nạp đạn tự động và mỗi viên đạn của 2S7 nặng tới hơn 100kg. Nguồn ảnh: rusjev.netĐược biết việc Moscow triển khai 2S7M tại Ingushetia là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cả nước này tại dọc biên giới với Gruzia và kể từ năm 2008 cho tới nay mối quan hệ giữa Moscow và Tbilisi chưa hề có dấu hiệu lắng dịu. Tính đến năm 2016, Quân đội Nga có trong biên chế hơn 340 đơn vị 2S7 trong đó chỉ có khoảng 20 đơn vị tham gia trực chiến số còn lại đều nằm trong các kho lưu trữ. Nguồn ảnh: Floor Planet.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các tiểu đoàn pháo binh mới được thành lập của Quân đội Nga đóng tại Cộng hòa Ingushetia sẽ được trang bị các tổ hợp pháo cối tự hành “khủng” nhất của nước này là 2S4 Tyulpan và 2S7 Pion. Trong đó 2S4 Tyulpan không phải là gương mặt mới đối với lực lượng pháo binh Nga trong những năm trở lại gần đây. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên trường hợp của tổ hợp pháo tự hành 2S7 Pion thì lại khác. Khi nó hầu như hiếm xuất hiện trong các đơn vị pháo binh trực chiến của Nga kể từ đầu những năm 1990 cho đến nay mặc dù nó vẫn nằm trong biên chế. Việc đưa 2S7 trở lại đã đặt ra câu hỏi rằng liệu Moscow có tái triển khai loại vũ khí này như đang làm với 2S4, khi cả hai mẫu pháo cối tự hành này đều là tàn dư từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Floor Planet.
Sở dĩ nói như vậy là bởi cả 2S4 Tyulpan và 2S7 Pion đều có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, được thiết kế để ngăn chặn và tiêu diệt mọi âm mưu tấn công phủ đầu của kẻ thù lên Liên Xô trước đây. Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã vai trò của hai mẫu pháo cối này trong Quân đội Nga cũng dần biến mất trước khi xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: YouTube
Trong số những quốc gia sở hữu 2S7 thì Ukraine là nước sử dụng 2S7 thường xuyên nhất, điển hình là trong các chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine chống lại lực lượng dân quân đòi ly khai. Tuy nhiên biến thể 2S7 của Ukraine đã thực sự lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: rusjev.net
Trong khi đó biến thể 2S7 mà Nga đang triển khai tại Ingushetia lại là 2S7M đi kèm với nó là tổ hợp điều khiển hỏa lực pháo binh 1V12M với hệ thống thám trắc địa hình dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GLONASS cải thiện đáng kể độ chính khi bắn của 2S7M. Trong ảnh là một tổ hợp pháo 2S7 của Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: rusjev.net
2S7 được Liên Xô phát triển trong giai đoạn từ cuối những năm 1960 đến giữa những năm 1970, nó được đưa vào trang bị từ 1975 và phục vụ liên tục cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1990. Số lượng 2S7 được sản xuất trong suốt giai đoạn này chỉ khoảng hơn 500 đơn vị. Nguồn ảnh: rusjev.net
Sự ra đời của 2S7 là nhằm giải tỏa nhu cầu về một mẫu pháo tự hành có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Quân đội Liên Xô khi đó, nhưng nó phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ chiến thuật mới như có trọng lượng nhẹ hơn, cơ động cơ hơn và có tầm bắn xa hơn các mẫu pháo hạt nhân trước đó. Và bên cạnh đầu đạn hạt nhân 2S7 cũng phải có khả năng triển khai các mẫu đạn pháo thông thường. Nguồn ảnh: rusjev.net
Với pháo chính 203mm 2A44, pháo tự hành 2S7 có tầm bắn tối đa có thể lên đến hơn 47km với đạn tăng tầm và tầm bắn trung bình là hơn 20km. Tốc độ bắn của nó là từ 1-2 phát/phút nhờ vào việc nó được trang bị cần nạp đạn tự động và mỗi viên đạn của 2S7 nặng tới hơn 100kg. Nguồn ảnh: rusjev.net
Được biết việc Moscow triển khai 2S7M tại Ingushetia là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cả nước này tại dọc biên giới với Gruzia và kể từ năm 2008 cho tới nay mối quan hệ giữa Moscow và Tbilisi chưa hề có dấu hiệu lắng dịu. Tính đến năm 2016, Quân đội Nga có trong biên chế hơn 340 đơn vị 2S7 trong đó chỉ có khoảng 20 đơn vị tham gia trực chiến số còn lại đều nằm trong các kho lưu trữ. Nguồn ảnh: Floor Planet.