Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đang nỗ lực mở rộng địa bàn hoạt động ở châu Âu và đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ, cho dù mới chỉ góp mặt trong thời gian ngắn.Sau thành công tại Ba Lan khi bán được số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther và hệ thống pháo phản lực dẫn đường (MLRS) K239 Chunmoo (được Warsaw đặt tên riêng là Homar-K), họ đang xúc tiến đơn hàng mới với Na Uy và Thụy Điển.Tại Triển lãm Eurosatory 2024, Tập đoàn Hanwha Aerospace tiết lộ họ đang trong quá trình đàm phán cung cấp các tổ hợp K239 Chunmoo cho Na Uy, trong đó điều khoản quan trọng là thời gian giao hàng phải hoàn thành trong năm 2030.Hiện tại phía Hàn Quốc đảm bảo có thể cung cấp 16 - 18 tổ hợp cho mỗi nước, có thông tin cho biết Na Uy sẽ đưa ra quyết định vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, còn Thụy Điển muộn hơn một chút vì họ chưa đưa khoản mua sắm vũ khí mới vào ngân sách quốc phòng.Na Uy đã có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu vũ khí Hàn Quốc khi vào năm 2017, Oslo đã đặt mua pháo tự hành K9 Thunder. Trong lúc này, quốc gia sử dụng K239 Chunmoo duy nhất ở châu Âu là Ba Lan còn Romania được xem như khách hàng tiềm năng.Hàn Quốc đang xúc tiến xuất khẩu pháo phản lực K239 Chunmoo cho Na Uy và Thụy Điển khi tập trung vào lợi thế tốc độ giao hàng cũng như giá cả cạnh tranh so với M142 HIMARS của Mỹ.Triển vọng xuất khẩu của K239 Chunmoo sang châu Âu sẽ gặp trở ngại bởi sự cạnh tranh khá gay gắt. Theo nhận xét, dựa trên thành tích của M142 HIMARS tại chiến trường Ukraine, tổ hợp MLRS này đã nhận được sự quan tâm của 3 quốc gia vùng Baltic cùng với Italia.Bên cạnh đó, Tập đoàn Elbit Systems của Israel với pháo phản lực dẫn đường Puls cũng được chào bán với mức giá thấp và thời gian giao hàng nhanh hơn, căn cứ vào trường hợp Đan Mạch. Tổ hợp MLRS này đã được Hà Lan, Đức và Tây Ban Nha đặt hàng.Đối thủ cạnh tranh tiếp theo của K239 Chunmoo là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ và Rheinmetall của Đức - hệ thống GMARS, vũ khí này cũng lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm Eurosatory 2024.Tổ hợp GMARS có một vài lợi thế đáng kể so với HIMARS khi tích hợp được tên lửa hành trình JASSM. Bên cạnh đó, nó còn sử dụng được toàn bộ các dòng đạn trang bị cho HIMARS, bao gồm cả PrSM mới thử nghiệm thành công.Khi nói đến hệ thống MLRS thì loại đạn, tính năng, giá cả và sự sẵn có tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì khác. Đối với HIMARS/GMARS, Puls và K239 Chunmoo, chúng hiện đang sử dụng loại đạn của riêng mình, cho nên khó lòng thay thế cho nhau.Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, bất chấp mọi điểm yếu còn tồn tại, lợi thế của Hàn Quốc trong việc giao hàng "nhanh chóng mặt" và giá cạnh tranh thực sự là một yếu tố quan trọng để họ có thể chiến thắng.Dự kiến trong thời gian sắp tới, vũ khí Hàn Quốc có thể "tràn ngập" khắp châu Âu khi ngày càng được nhiều quốc gia tại Cựu lục địa tỏ ý ưa chuộng vì tương thích cơ sở hạ tầng có sẵn.Nếu thành công, chỉ vài năm nữa Hàn Quốc có thể lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, Seoul đang tận dụng cơ hội khi Nga bị loại khỏi thị trường vì các lệnh cấm vận.
Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đang nỗ lực mở rộng địa bàn hoạt động ở châu Âu và đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ, cho dù mới chỉ góp mặt trong thời gian ngắn.
Sau thành công tại Ba Lan khi bán được số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther và hệ thống pháo phản lực dẫn đường (MLRS) K239 Chunmoo (được Warsaw đặt tên riêng là Homar-K), họ đang xúc tiến đơn hàng mới với Na Uy và Thụy Điển.
Tại Triển lãm Eurosatory 2024, Tập đoàn Hanwha Aerospace tiết lộ họ đang trong quá trình đàm phán cung cấp các tổ hợp K239 Chunmoo cho Na Uy, trong đó điều khoản quan trọng là thời gian giao hàng phải hoàn thành trong năm 2030.
Hiện tại phía Hàn Quốc đảm bảo có thể cung cấp 16 - 18 tổ hợp cho mỗi nước, có thông tin cho biết Na Uy sẽ đưa ra quyết định vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, còn Thụy Điển muộn hơn một chút vì họ chưa đưa khoản mua sắm vũ khí mới vào ngân sách quốc phòng.
Na Uy đã có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu vũ khí Hàn Quốc khi vào năm 2017, Oslo đã đặt mua pháo tự hành K9 Thunder. Trong lúc này, quốc gia sử dụng K239 Chunmoo duy nhất ở châu Âu là Ba Lan còn Romania được xem như khách hàng tiềm năng.
Hàn Quốc đang xúc tiến xuất khẩu pháo phản lực K239 Chunmoo cho Na Uy và Thụy Điển khi tập trung vào lợi thế tốc độ giao hàng cũng như giá cả cạnh tranh so với M142 HIMARS của Mỹ.
Triển vọng xuất khẩu của K239 Chunmoo sang châu Âu sẽ gặp trở ngại bởi sự cạnh tranh khá gay gắt. Theo nhận xét, dựa trên thành tích của M142 HIMARS tại chiến trường Ukraine, tổ hợp MLRS này đã nhận được sự quan tâm của 3 quốc gia vùng Baltic cùng với Italia.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Elbit Systems của Israel với pháo phản lực dẫn đường Puls cũng được chào bán với mức giá thấp và thời gian giao hàng nhanh hơn, căn cứ vào trường hợp Đan Mạch. Tổ hợp MLRS này đã được Hà Lan, Đức và Tây Ban Nha đặt hàng.
Đối thủ cạnh tranh tiếp theo của K239 Chunmoo là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ và Rheinmetall của Đức - hệ thống GMARS, vũ khí này cũng lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm Eurosatory 2024.
Tổ hợp GMARS có một vài lợi thế đáng kể so với HIMARS khi tích hợp được tên lửa hành trình JASSM. Bên cạnh đó, nó còn sử dụng được toàn bộ các dòng đạn trang bị cho HIMARS, bao gồm cả PrSM mới thử nghiệm thành công.
Khi nói đến hệ thống MLRS thì loại đạn, tính năng, giá cả và sự sẵn có tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì khác. Đối với HIMARS/GMARS, Puls và K239 Chunmoo, chúng hiện đang sử dụng loại đạn của riêng mình, cho nên khó lòng thay thế cho nhau.
Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, bất chấp mọi điểm yếu còn tồn tại, lợi thế của Hàn Quốc trong việc giao hàng "nhanh chóng mặt" và giá cạnh tranh thực sự là một yếu tố quan trọng để họ có thể chiến thắng.
Dự kiến trong thời gian sắp tới, vũ khí Hàn Quốc có thể "tràn ngập" khắp châu Âu khi ngày càng được nhiều quốc gia tại Cựu lục địa tỏ ý ưa chuộng vì tương thích cơ sở hạ tầng có sẵn.
Nếu thành công, chỉ vài năm nữa Hàn Quốc có thể lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, Seoul đang tận dụng cơ hội khi Nga bị loại khỏi thị trường vì các lệnh cấm vận.