Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia có truyền thống đối đầu quân sự lâu dài trong thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XXI với việc quân đội Ấn Độ được hiện đại hóa một cách mạnh mẽ với việc nước này nhập khẩu số lượng rất lớn xe tăng T-90S hiện đại từ Nga khiến cho Pakistan cũng cần phải có một lực lượng xe tăng đối trọng tương tự.
Ảnh: Xe tăng Pakistan phối hợp tác chiến cùng bộ binh.Với việc không duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự mà chỉ có toàn bộ là các quân nhân phục vụ chuyên nghiệp, dẫu vậy quân đội Pakistan vẫn có thể duy trì cho mình một lực lượng mặt đất vô cùng lớn mạnh. Trong đó họ đang biên chế đến hơn 2.500 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, đứng hàng đầu trên thế giới về số lượng.Hiện đại nhất trong biên chế lục quân Pakistan đó là các xe tăng VT-4 nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2020, Pakistan đã chốt đặt mua tới 300 xe tăng chiến đấu chủ lực loại này và nó được đánh giá là ngang ngửa, thậm chí là hơn T-90S của Ấn Độ về nhiều mặt.
Ảnh: Lính Pakistan chụp ảnh với những chiếc VT-4 của họ. VT-4 hay còn được gọi là MBT-3000 là phiên bản hiện đại nhất dựa trên dòng xe tăng Type-90-II với việc sử dụng một số công nghệ của xe tăng Type-99 hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay. Nó sử dụng pháo nòng trơn 125mm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Giáp phản ứng nổ hộp, bệ súng máy 12.7mm điều khiển từ xa và hệ thống phòng thủ chủ động GL-5.
Ảnh: Xe tăng VT-4 của Thái Lan.Tiếp đó là dòng xe tăng Al-Khalid được đưa vào biên chế từ năm 2001. Đây là chương trình phát triển xe tăng tham vọng của Pakistan nhằm hiện đại hóa lực lượng để có thể đối đầu tốt với Ấn Độ. Hiện nay ước tính có khoảng 300 xe tăng Al-Khalid và 50 xe tăng chủ lực Al-Khalid I phiên bản nâng cấp đang được sử dụng bởi quân đội Pakistan.Xe sử dụng pháo nòng trơn 125mm có thể bắn nhiều loại đạn. Giáp chính làm bằng công nghệ composite kết hợp với đó là giáp phản ứng nổ, cùng hệ thống bảo vệ chủ động Varta. Phiên bản cải tiến Al-Khalid I nâng cấp sử dụng giáp phản ứng nổ AORAK Mk.2 nội địa và mang theo được 49 viên đạn thay vì 39 viên như nguyên bản. Máy tính và hệ thống kiểm soát hỏa lực cũng nâng cấp lên rất nhiềuTrước khi có các xe tăng hiện đại VT-4, Al-Khalid,… thì những chiếc Type-85 được nhập khẩu từ Trung Quốc là loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân đội Pakistan, với số lượng lên tới 400 chiếc. Type-85 chính là sự kế thừa của dòng xe tăng Type-69 Trung Quốc với việc thừa hưởng nhiều tính năng tương tự.
Ảnh: Xe tăng Type-85 của Pakistan. Xe sử dụng một pháo chính nòng trơn 125mm cung cấp hỏa lực vượt trội hơn so với những chiếc xe tăng thế hệ trước. Xe sử dụng giáp Composite và có trọng lượng khá nhẹ chỉ với 40 tấn. Kíp lái chỉ bao gồm 3 người với trưởng xa, pháo thủ và lái xe.
Ảnh: Xe tăng Type-85 III của Trung Quốc.Được đưa vào biên chế từ năm 2004, Al-Zarrar là một phiên bản hiện đại hóa sâu của dòng xe tăng T-54/55 huyền thoại của Liên Xô. Mặc dù với thiết kế quá cũ tuy nhiên các nhà phát triển Trung Quốc đã phát triển nó trở thành một phiên bản cực kỳ tốt với chi phí rẻ và trang bị đáng nể, đủ sức đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.Xe thay thế pháo chính 100mm nguyên bản bằng pháo 125mm nòng trơn vô cùng mạnh mẽ, có sức mạnh hỏa lực tương đương với những dòng xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trang bị giáp phản ứng nổ và bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Hiện đang có khoảng 500 chiếc Al-Zarrar đang phục vụ trong quân đội Pakistan.Cuối cùng là loại xe tăng hiện đại duy nhất trong biên chế quân đội Pakistan mà không có xuất sứ từ Trung Quốc đó là xe tăng T-80UD của Liên Xô. Bất chấp mối quan hệ không tốt đẹp giữa Liên Xô và Pakistan, quốc gia này vẫn có trong biên chế hơn 300 chiếc T-80UD mua lại từ Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ.T-80UD được coi là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới thời Chiến tranh Lạnh. Là thứ vũ khí mà Liên Xô không bao giờ xuất khẩu tuy nhiên bằng sự khôn khéo của mình mà Pakistan đã có được. Trong giai đoạn từ 1997 đến 2000. Những chiếc T-80UD của Pakistan hoàn toàn áp đảo trước những chiếc T-72 của đối thủ Ấn Độ. Nguồn ảnh: TheArchive.
Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia có truyền thống đối đầu quân sự lâu dài trong thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XXI với việc quân đội Ấn Độ được hiện đại hóa một cách mạnh mẽ với việc nước này nhập khẩu số lượng rất lớn xe tăng T-90S hiện đại từ Nga khiến cho Pakistan cũng cần phải có một lực lượng xe tăng đối trọng tương tự.
Ảnh: Xe tăng Pakistan phối hợp tác chiến cùng bộ binh.
Với việc không duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự mà chỉ có toàn bộ là các quân nhân phục vụ chuyên nghiệp, dẫu vậy quân đội Pakistan vẫn có thể duy trì cho mình một lực lượng mặt đất vô cùng lớn mạnh. Trong đó họ đang biên chế đến hơn 2.500 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, đứng hàng đầu trên thế giới về số lượng.
Hiện đại nhất trong biên chế lục quân Pakistan đó là các xe tăng VT-4 nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2020, Pakistan đã chốt đặt mua tới 300 xe tăng chiến đấu chủ lực loại này và nó được đánh giá là ngang ngửa, thậm chí là hơn T-90S của Ấn Độ về nhiều mặt.
Ảnh: Lính Pakistan chụp ảnh với những chiếc VT-4 của họ.
VT-4 hay còn được gọi là MBT-3000 là phiên bản hiện đại nhất dựa trên dòng xe tăng Type-90-II với việc sử dụng một số công nghệ của xe tăng Type-99 hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay. Nó sử dụng pháo nòng trơn 125mm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Giáp phản ứng nổ hộp, bệ súng máy 12.7mm điều khiển từ xa và hệ thống phòng thủ chủ động GL-5.
Ảnh: Xe tăng VT-4 của Thái Lan.
Tiếp đó là dòng xe tăng Al-Khalid được đưa vào biên chế từ năm 2001. Đây là chương trình phát triển xe tăng tham vọng của Pakistan nhằm hiện đại hóa lực lượng để có thể đối đầu tốt với Ấn Độ. Hiện nay ước tính có khoảng 300 xe tăng Al-Khalid và 50 xe tăng chủ lực Al-Khalid I phiên bản nâng cấp đang được sử dụng bởi quân đội Pakistan.
Xe sử dụng pháo nòng trơn 125mm có thể bắn nhiều loại đạn. Giáp chính làm bằng công nghệ composite kết hợp với đó là giáp phản ứng nổ, cùng hệ thống bảo vệ chủ động Varta. Phiên bản cải tiến Al-Khalid I nâng cấp sử dụng giáp phản ứng nổ AORAK Mk.2 nội địa và mang theo được 49 viên đạn thay vì 39 viên như nguyên bản. Máy tính và hệ thống kiểm soát hỏa lực cũng nâng cấp lên rất nhiều
Trước khi có các xe tăng hiện đại VT-4, Al-Khalid,… thì những chiếc Type-85 được nhập khẩu từ Trung Quốc là loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân đội Pakistan, với số lượng lên tới 400 chiếc. Type-85 chính là sự kế thừa của dòng xe tăng Type-69 Trung Quốc với việc thừa hưởng nhiều tính năng tương tự.
Ảnh: Xe tăng Type-85 của Pakistan.
Xe sử dụng một pháo chính nòng trơn 125mm cung cấp hỏa lực vượt trội hơn so với những chiếc xe tăng thế hệ trước. Xe sử dụng giáp Composite và có trọng lượng khá nhẹ chỉ với 40 tấn. Kíp lái chỉ bao gồm 3 người với trưởng xa, pháo thủ và lái xe.
Ảnh: Xe tăng Type-85 III của Trung Quốc.
Được đưa vào biên chế từ năm 2004, Al-Zarrar là một phiên bản hiện đại hóa sâu của dòng xe tăng T-54/55 huyền thoại của Liên Xô. Mặc dù với thiết kế quá cũ tuy nhiên các nhà phát triển Trung Quốc đã phát triển nó trở thành một phiên bản cực kỳ tốt với chi phí rẻ và trang bị đáng nể, đủ sức đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Xe thay thế pháo chính 100mm nguyên bản bằng pháo 125mm nòng trơn vô cùng mạnh mẽ, có sức mạnh hỏa lực tương đương với những dòng xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trang bị giáp phản ứng nổ và bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Hiện đang có khoảng 500 chiếc Al-Zarrar đang phục vụ trong quân đội Pakistan.
Cuối cùng là loại xe tăng hiện đại duy nhất trong biên chế quân đội Pakistan mà không có xuất sứ từ Trung Quốc đó là xe tăng T-80UD của Liên Xô. Bất chấp mối quan hệ không tốt đẹp giữa Liên Xô và Pakistan, quốc gia này vẫn có trong biên chế hơn 300 chiếc T-80UD mua lại từ Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ.
T-80UD được coi là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới thời Chiến tranh Lạnh. Là thứ vũ khí mà Liên Xô không bao giờ xuất khẩu tuy nhiên bằng sự khôn khéo của mình mà Pakistan đã có được. Trong giai đoạn từ 1997 đến 2000. Những chiếc T-80UD của Pakistan hoàn toàn áp đảo trước những chiếc T-72 của đối thủ Ấn Độ. Nguồn ảnh: TheArchive.