Tên lửa phòng không Berkut còn được gọi là S-25, NATO gọi là SA-1 Guild, S-25 là tên viết tắt của Systema 25, dùng để chỉ toàn bộ hệ thống tên lửa, radar và bệ phóng. Các bộ phận của hệ thống bao gồm tên lửa V-300, radar R-113 và B-200, và ăng ten A-11/A-12 cho B-200.Tên lửa phòng không S-25 có thể bắn trúng mục tiêu với tốc độ 1.500 km/h ở độ cao 20 km, tầm bắn tối đa 35 km. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, hệ thống phòng không Berkut trong những năm 1950 là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới.Hệ thống tên lửa Berkut trong nhiều thập kỷ của thế kỷ 20, luôn được cho là lá chắn bảo vệ vững chắc bầu trời thủ đô Liên Xô, thậm chí cho đến tận những năm 1980, tức là sau 30 năm được chế tạo, Berkut mới được thay thế khỏi biên chế trong hệ thống phòng không của Liên Xô.Ra đời vào buổi bình minh của kỷ nguyên tên lửa, vì vậy hệ thống tên lửa phòng không Berkut, không thể không tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định.Thứ nhất, hệ thống tên lửa phòng không Berkut rất tốn kém để xây dựng và bảo trì. Do đó, chỉ có thủ đô Moscow của Liên Xô mới có đủ năng lực tài chính để trang bị tổ hợp tên lửa này. Thậm chí vì chi phí cao, kế hoạch xây dựng tổ hợp tên lửa để phòng thủ Leningrad đã bị cắt giảm, chưa kể các thành phố khác của Liên Xô.Thứ hai, hệ thống tên lửa phòng không Berkut cố định, không cơ động. Bất lợi này khiến S-25 trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các máy bay địch trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng không Berkut được thiết kế chỉ để đối phó với máy bay ném bom, nhưng khi đi vào hoạt động, chiến thuật của máy bay ném bom thay đổi liên tục. Máy bay ném bom hoạt động trong các đơn vị nhỏ, nên khó bị tiêu diệt hơn.S-25 liên tục được Liên Xô nâng cấp để bảo đảm khả năng phòng thủ trước các đòn tấn công hạt nhân. Phiên bản nguyên gốc có khả năng bắn hạ máy bay có tốc độ 1.500 km/h ở độ cao 15 km, sau khi được nâng cấp hiện đại hóa, Berkut có thể đánh chặn được tên lửa hành trình có tốc độ lên tới 4.300 km/h ở độ cao từ 0,5-35 km. Tầm bắn cũng được nâng lên gần 60 km.Nhưng những gói nâng cấp cải tiến cũng chỉ giúp Liên Xô duy trì hoạt động của lá chắn S-25 cho đến đầu thập niên 1980. Vì thời điểm này, hệ thống phòng không Berkut đã lạc hậu và không còn khả năng hiện đại hóa để đối phó với những mối đe dọa hiện đại.Để khắc phục những thiếu sót của hệ thống tên lửa Berkut, các kỹ sư Liên Xô đã phát triển hệ thống tên lửa phòng không di động và hệ thống phòng không cơ động S-75 ra đời, hệ thống phòng không này được phát triển trên cơ sở hệ thống phòng không Berkut.S-75 sử dụng tên lửa V-750. Ngoài ra, bệ phóng SM-63 và phương tiện vận tải PR-11 đã được phát triển. Năm 1957, hệ thống phòng không S-75 bắt đầu được đưa vào hoạt động.S-75 ra đời nhằm đảm bảo tính cơ động của hệ thống phòng không và giảm chi phí sản xuất, bảo dưỡng. Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô đã xuất khẩu hệ thống phòng không này cho Algeria, Việt Nam, Ai Cập, Iraq, Libya, Nam Tư, Syria và nhiều quốc gia khác.Trong suốt lịch sử của mình, hệ thống phòng không S-75 đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột, bao gồm cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, chiến tranh Ả Rập-Israel và chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, S-75 đã được nhận xét là một hệ thống phòng không hết sức nguy hiểm đáng sợ nhất thế giới.
Tên lửa phòng không Berkut còn được gọi là S-25, NATO gọi là SA-1 Guild, S-25 là tên viết tắt của Systema 25, dùng để chỉ toàn bộ hệ thống tên lửa, radar và bệ phóng. Các bộ phận của hệ thống bao gồm tên lửa V-300, radar R-113 và B-200, và ăng ten A-11/A-12 cho B-200.
Tên lửa phòng không S-25 có thể bắn trúng mục tiêu với tốc độ 1.500 km/h ở độ cao 20 km, tầm bắn tối đa 35 km. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, hệ thống phòng không Berkut trong những năm 1950 là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới.
Hệ thống tên lửa Berkut trong nhiều thập kỷ của thế kỷ 20, luôn được cho là lá chắn bảo vệ vững chắc bầu trời thủ đô Liên Xô, thậm chí cho đến tận những năm 1980, tức là sau 30 năm được chế tạo, Berkut mới được thay thế khỏi biên chế trong hệ thống phòng không của Liên Xô.
Ra đời vào buổi bình minh của kỷ nguyên tên lửa, vì vậy hệ thống tên lửa phòng không Berkut, không thể không tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định.
Thứ nhất, hệ thống tên lửa phòng không Berkut rất tốn kém để xây dựng và bảo trì. Do đó, chỉ có thủ đô Moscow của Liên Xô mới có đủ năng lực tài chính để trang bị tổ hợp tên lửa này. Thậm chí vì chi phí cao, kế hoạch xây dựng tổ hợp tên lửa để phòng thủ Leningrad đã bị cắt giảm, chưa kể các thành phố khác của Liên Xô.
Thứ hai, hệ thống tên lửa phòng không Berkut cố định, không cơ động. Bất lợi này khiến S-25 trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các máy bay địch trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng không Berkut được thiết kế chỉ để đối phó với máy bay ném bom, nhưng khi đi vào hoạt động, chiến thuật của máy bay ném bom thay đổi liên tục. Máy bay ném bom hoạt động trong các đơn vị nhỏ, nên khó bị tiêu diệt hơn.
S-25 liên tục được Liên Xô nâng cấp để bảo đảm khả năng phòng thủ trước các đòn tấn công hạt nhân. Phiên bản nguyên gốc có khả năng bắn hạ máy bay có tốc độ 1.500 km/h ở độ cao 15 km, sau khi được nâng cấp hiện đại hóa, Berkut có thể đánh chặn được tên lửa hành trình có tốc độ lên tới 4.300 km/h ở độ cao từ 0,5-35 km. Tầm bắn cũng được nâng lên gần 60 km.
Nhưng những gói nâng cấp cải tiến cũng chỉ giúp Liên Xô duy trì hoạt động của lá chắn S-25 cho đến đầu thập niên 1980. Vì thời điểm này, hệ thống phòng không Berkut đã lạc hậu và không còn khả năng hiện đại hóa để đối phó với những mối đe dọa hiện đại.
Để khắc phục những thiếu sót của hệ thống tên lửa Berkut, các kỹ sư Liên Xô đã phát triển hệ thống tên lửa phòng không di động và hệ thống phòng không cơ động S-75 ra đời, hệ thống phòng không này được phát triển trên cơ sở hệ thống phòng không Berkut.
S-75 sử dụng tên lửa V-750. Ngoài ra, bệ phóng SM-63 và phương tiện vận tải PR-11 đã được phát triển. Năm 1957, hệ thống phòng không S-75 bắt đầu được đưa vào hoạt động.
S-75 ra đời nhằm đảm bảo tính cơ động của hệ thống phòng không và giảm chi phí sản xuất, bảo dưỡng. Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô đã xuất khẩu hệ thống phòng không này cho Algeria, Việt Nam, Ai Cập, Iraq, Libya, Nam Tư, Syria và nhiều quốc gia khác.
Trong suốt lịch sử của mình, hệ thống phòng không S-75 đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột, bao gồm cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, chiến tranh Ả Rập-Israel và chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, S-75 đã được nhận xét là một hệ thống phòng không hết sức nguy hiểm đáng sợ nhất thế giới.