Sự xuất hiện của máy bay H-6 của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước Mỹ là một dấu mốc quan trọng trong việc Bắc Kinh đang ngày càng muốn chứng tỏ sức mạnh.Được biết, hôm 24/7, 2 máy bay ném bom tầm xa Tu-95 của Nga và 2 oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc đã bị các chiến đấu cơ của Mỹ và Canada theo dõi và chặn lại khi chúng tiến gần không phận ngoài khơi bang Alaska.Các máy bay của Trung Quốc khi đó đang thực hiện các cuộc tuần tra chung với Nga trên không trên vùng biển Chukchi và Bering, cũng như Bắc Thái Bình Dương.Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, đây là lần đầu tiên máy bay ném bom của Trung Quốc bay trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska.Đây cũng là lần đầu tiên máy bay phản lực của Trung Quốc và Nga cất cánh từ cùng một căn cứ ở Đông Bắc nước Nga.Bất kể thế nào, đây là một diễn biến quan trọng khi nói đến khả năng thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh.Đồng thời cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Moscow đã được củng cố đáng kể kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022.Giới phân tích nhận định, sự xuất hiện của máy bay H-6 của Trung Quốc trong khu vực vẫn là một diễn biến lớn và đặc biệt là khi kết hợp với Tu-95, rõ ràng là nhằm gửi đi một tín hiệu với Mỹ.Máy bay H-6 thường là loại máy bay mang tên lửa và việc chúng bay gần bờ biển Alaska do đó cho thấy khả năng mới của lực lượng Trung Quốc trong việc đe dọa trực tiếp đến lãnh thổ Hoa Kỳ.Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tu-95 và H-6 của Nga và Trung Quốc thực hiện các cuộc tuần tra tầm xa cùng nhau.Tuy nhiên, điều này làm nổi bật sự hợp tác quân sự đáng kể giữa hai nước.Oanh tạc cơ H-6 là dòng máy bay ném bom chiến lược được Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản Tu-16 của Liên Xô.H-6 được xem là “xương sống” và là niềm tự hào của lực lượng không quân Trung Quốc, nó không chỉ có thể mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.Mỗi chiếc H-6 có thể mang theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h.Mỗi chiếc H-6 có tổ lái gồm từ 4-6 người tùy theo từng phiên bản.Các phiên bản H-6 mới được Trung Quốc trang bị động cơ mới và hệ thống điện tử hiện đại, cùng trang bị vũ khí công nghệ cao.Một trong các phiên bản nổi tiếng là H-6K, phiên bản này dùng động cơ D-30KP của Nga, giúp tăng 25% lực lượng, tích hợp ghế phóng và buồng lái hiện đại với màn hình LCD.Sức mạnh của oanh tạc cơ H-6K nằm ở khả năng mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10 hoặc CJ-20 ở hai bên cánh, tầm bắn lên tới 2.400km hoặc tên lửa chống hạm YJ-12.Phạm vi chiến đấu hiệu quả của H-6K lên tới 5.600km nếu được tiếp dầu trên không.Dù Trung Quốc nỗ lực cho ra đời các phiên bản mới của dòng máy bay ném bom H-6, tuy nhiên về cơ bản chúng vẫn mang hình dáng của dòng máy bay ném bom hạng trung ra đời từ thập niên 1950.So với các máy bay ném bom chiến lược trên thế giới như B-52, B-1, B-2 của Mỹ, Tu-95MS, Tu-22M3 và Tu-160M2 của Nga, thì H-6 Trung Quốc hoàn toàn lép vế hoàn toàn về tất cả các thông số.Tuy vậy do hình dáng khí động học cùng kích thước máy bay không thay đổi nên sức mạnh của dòng H-6 vẫn không được "xếp chung mâm" với sản phẩm Nga và Mỹ.Trung Quốc đang cố phát triển một dòng máy bay ném bom chiến lược mới, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thành công.Trong lúc chờ đợi một thế hệ máy bay ném bom mới ra đời, quân đội Trung Quốc dù muốn dù không vẫn phải hài lòng với các biến thể của máy bay ném bom H-6.
Sự xuất hiện của máy bay H-6 của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước Mỹ là một dấu mốc quan trọng trong việc Bắc Kinh đang ngày càng muốn chứng tỏ sức mạnh.
Được biết, hôm 24/7, 2 máy bay ném bom tầm xa Tu-95 của Nga và 2 oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc đã bị các chiến đấu cơ của Mỹ và Canada theo dõi và chặn lại khi chúng tiến gần không phận ngoài khơi bang Alaska.
Các máy bay của Trung Quốc khi đó đang thực hiện các cuộc tuần tra chung với Nga trên không trên vùng biển Chukchi và Bering, cũng như Bắc Thái Bình Dương.
Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, đây là lần đầu tiên máy bay ném bom của Trung Quốc bay trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska.
Đây cũng là lần đầu tiên máy bay phản lực của Trung Quốc và Nga cất cánh từ cùng một căn cứ ở Đông Bắc nước Nga.
Bất kể thế nào, đây là một diễn biến quan trọng khi nói đến khả năng thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh.
Đồng thời cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Moscow đã được củng cố đáng kể kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022.
Giới phân tích nhận định, sự xuất hiện của máy bay H-6 của Trung Quốc trong khu vực vẫn là một diễn biến lớn và đặc biệt là khi kết hợp với Tu-95, rõ ràng là nhằm gửi đi một tín hiệu với Mỹ.
Máy bay H-6 thường là loại máy bay mang tên lửa và việc chúng bay gần bờ biển Alaska do đó cho thấy khả năng mới của lực lượng Trung Quốc trong việc đe dọa trực tiếp đến lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tu-95 và H-6 của Nga và Trung Quốc thực hiện các cuộc tuần tra tầm xa cùng nhau.
Tuy nhiên, điều này làm nổi bật sự hợp tác quân sự đáng kể giữa hai nước.
Oanh tạc cơ H-6 là dòng máy bay ném bom chiến lược được Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản Tu-16 của Liên Xô.
H-6 được xem là “xương sống” và là niềm tự hào của lực lượng không quân Trung Quốc, nó không chỉ có thể mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.
Mỗi chiếc H-6 có thể mang theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h.
Mỗi chiếc H-6 có tổ lái gồm từ 4-6 người tùy theo từng phiên bản.
Các phiên bản H-6 mới được Trung Quốc trang bị động cơ mới và hệ thống điện tử hiện đại, cùng trang bị vũ khí công nghệ cao.
Một trong các phiên bản nổi tiếng là H-6K, phiên bản này dùng động cơ D-30KP của Nga, giúp tăng 25% lực lượng, tích hợp ghế phóng và buồng lái hiện đại với màn hình LCD.
Sức mạnh của oanh tạc cơ H-6K nằm ở khả năng mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10 hoặc CJ-20 ở hai bên cánh, tầm bắn lên tới 2.400km hoặc tên lửa chống hạm YJ-12.
Phạm vi chiến đấu hiệu quả của H-6K lên tới 5.600km nếu được tiếp dầu trên không.
Dù Trung Quốc nỗ lực cho ra đời các phiên bản mới của dòng máy bay ném bom H-6, tuy nhiên về cơ bản chúng vẫn mang hình dáng của dòng máy bay ném bom hạng trung ra đời từ thập niên 1950.
So với các máy bay ném bom chiến lược trên thế giới như B-52, B-1, B-2 của Mỹ, Tu-95MS, Tu-22M3 và Tu-160M2 của Nga, thì H-6 Trung Quốc hoàn toàn lép vế hoàn toàn về tất cả các thông số.
Tuy vậy do hình dáng khí động học cùng kích thước máy bay không thay đổi nên sức mạnh của dòng H-6 vẫn không được "xếp chung mâm" với sản phẩm Nga và Mỹ.
Trung Quốc đang cố phát triển một dòng máy bay ném bom chiến lược mới, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thành công.
Trong lúc chờ đợi một thế hệ máy bay ném bom mới ra đời, quân đội Trung Quốc dù muốn dù không vẫn phải hài lòng với các biến thể của máy bay ném bom H-6.