Loại chiến đấu cơ tội đồ này của Không quân Mỹ chính là chiếc Lockheed P-80 "Shooting Star". Phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1944 tới năm 1970, P-80 đã khiến lực lượng này bị mất đi ít nhất 10 phi công Ace (Át Chủ Bài) khi điều khiển phi nó. Nguồn ảnh: Aviation.Quá trình nghiên cứu và phát triển máy bay P-80 bắt đầu từ những năm cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một trong những chiếc phản lực chiến đấu đầu tiên được Không quân Mỹ phát triển nhằm hướng tới việc sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Flickr.Giống như nhiều máy bay phản lực thế hệ 1 đầu tiên của thế giới, P-80 cực kỳ kén phi công vì trước đí, tiêu chuẩn thể lực của phi công lái cường kích cơ sử dụng động cơ cánh quạt là khá thấp, ít ai tương thích nổi với P-80. Nguồn ảnh: Wiki.Chính vì vậy, những phi công hàng đầu của Không quân Mỹ hay những phi công Ace đã được lựa chọn để trở thành phi công thử nghiệm của loại máy bay này. Và phi công Ace đầu tiên thiệt mạng trên chiếc máy bay này là từ tháng 8/1943. Nguồn ảnh: Spacehistory.Cụ thể, vào tháng 8/1943, phi công Ace người Mỹ tên Richard Bong - một phi công cực kỳ thành công với thành tích bắn hạ 7 máy bay địch ở bầu trời châu Âu trong trận chiến nước Anh đã nổ tung cùng chiếc P-80 khi bay thử ở bầu trời phía Bắc Hollywood. Nguồn ảnh: Wiki.Trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm và hoàn thành, một phi công Ace khác của Mỹ cũng thiệt mạng trên chiếc tiêm kích P-80 khi cố thực hiện một động tác cực khó ở tốc độ cao khiến viên phi công này ngất xỉu và kết quả là chiếc P-80 lao xuống đất. Nguồn ảnh: USAF.Tới khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, P-80 chính thức đã sẵn sàng tham chiến. Chính trong cuộc chiến này, khi P-80 phải đối đầu với MiG-15 của Liên Xô trên bán đảo Triều Tiên, một loạt các phi công đầy kinh nghiệm khác của Mỹ bước ra từ Chiến tranh Thế giới thứ hai đã lại tiếp tục bỏ mạng cùng chiếc P-80. Nguồn ảnh: USAF.Tổng cộng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, P-80 khi này đã được đổi tên thành F-80 đã tiêu diệt được 37 máy bay tiêm kích các loại của Liên Xô, trong đó có 6 chiếc MiG-15. Nguồn ảnh: Aviation.Đổi lại, Mỹ cũng mất 14 chiếc F-80 trong khi giao tranh trên không và mất hàng chục chiếc khác trong các vụ tai nạn không đáng có xảy ra do hệ thống càng đáp và hệ thống phun nhiên liệu của chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Wiki.Nếu tính cả số lượng những phi công Ace điều khiển chiếc F-80 bị mất tích sau khi buộc phải nhảy dù để thoát khỏi chiếc F-80 đang rơi này thì con số phi công Ace của Mỹ thiệt mạng cùng F-80 có thể chạm tới con số 10 - một kỷ lục đối với bất kỳ chiến đấu cơ nào. Nguồn ảnh: Aviation.Việc P-80 có hoạt động không ổn định được cho là do chiếc máy bay chiến đấu này được thiết kế quá cẩu thả và thử nghiệm rất qua loa. Cụ thể, các kỹ sư của Lockheed chỉ mất 143 ngày để cho ra đời chiếc P-80 đầu tiên - bao gồm cả thời gian thiết kế, sản xuất, lắp ráp. Nguồn ảnh: Pinterest.Chính việc thiết kế quá nhanh này khiến P-80 liên tục gặp những lỗi cơ bản ở bộ phận càng đáp và hệ thống điều khiển bay. Tới khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bước vào đỉnh điểm, Không quân Mỹ chuyển sang sử dụng F-86 thay vì F-80. Bản thân F-86 cũng được coi là phiên bản hoàn thiện hơn của F-80 chứ không hẳn là một phiên bản mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikiwand. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ P-80 - phản lực cơ đầu tiên của Không quân Mỹ được sản xuất hàng loạt và mang ra thực chiến.
Loại chiến đấu cơ tội đồ này của Không quân Mỹ chính là chiếc Lockheed P-80 "Shooting Star". Phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1944 tới năm 1970, P-80 đã khiến lực lượng này bị mất đi ít nhất 10 phi công Ace (Át Chủ Bài) khi điều khiển phi nó. Nguồn ảnh: Aviation.
Quá trình nghiên cứu và phát triển máy bay P-80 bắt đầu từ những năm cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một trong những chiếc phản lực chiến đấu đầu tiên được Không quân Mỹ phát triển nhằm hướng tới việc sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Flickr.
Giống như nhiều máy bay phản lực thế hệ 1 đầu tiên của thế giới, P-80 cực kỳ kén phi công vì trước đí, tiêu chuẩn thể lực của phi công lái cường kích cơ sử dụng động cơ cánh quạt là khá thấp, ít ai tương thích nổi với P-80. Nguồn ảnh: Wiki.
Chính vì vậy, những phi công hàng đầu của Không quân Mỹ hay những phi công Ace đã được lựa chọn để trở thành phi công thử nghiệm của loại máy bay này. Và phi công Ace đầu tiên thiệt mạng trên chiếc máy bay này là từ tháng 8/1943. Nguồn ảnh: Spacehistory.
Cụ thể, vào tháng 8/1943, phi công Ace người Mỹ tên Richard Bong - một phi công cực kỳ thành công với thành tích bắn hạ 7 máy bay địch ở bầu trời châu Âu trong trận chiến nước Anh đã nổ tung cùng chiếc P-80 khi bay thử ở bầu trời phía Bắc Hollywood. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm và hoàn thành, một phi công Ace khác của Mỹ cũng thiệt mạng trên chiếc tiêm kích P-80 khi cố thực hiện một động tác cực khó ở tốc độ cao khiến viên phi công này ngất xỉu và kết quả là chiếc P-80 lao xuống đất. Nguồn ảnh: USAF.
Tới khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, P-80 chính thức đã sẵn sàng tham chiến. Chính trong cuộc chiến này, khi P-80 phải đối đầu với MiG-15 của Liên Xô trên bán đảo Triều Tiên, một loạt các phi công đầy kinh nghiệm khác của Mỹ bước ra từ Chiến tranh Thế giới thứ hai đã lại tiếp tục bỏ mạng cùng chiếc P-80. Nguồn ảnh: USAF.
Tổng cộng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, P-80 khi này đã được đổi tên thành F-80 đã tiêu diệt được 37 máy bay tiêm kích các loại của Liên Xô, trong đó có 6 chiếc MiG-15. Nguồn ảnh: Aviation.
Đổi lại, Mỹ cũng mất 14 chiếc F-80 trong khi giao tranh trên không và mất hàng chục chiếc khác trong các vụ tai nạn không đáng có xảy ra do hệ thống càng đáp và hệ thống phun nhiên liệu của chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Wiki.
Nếu tính cả số lượng những phi công Ace điều khiển chiếc F-80 bị mất tích sau khi buộc phải nhảy dù để thoát khỏi chiếc F-80 đang rơi này thì con số phi công Ace của Mỹ thiệt mạng cùng F-80 có thể chạm tới con số 10 - một kỷ lục đối với bất kỳ chiến đấu cơ nào. Nguồn ảnh: Aviation.
Việc P-80 có hoạt động không ổn định được cho là do chiếc máy bay chiến đấu này được thiết kế quá cẩu thả và thử nghiệm rất qua loa. Cụ thể, các kỹ sư của Lockheed chỉ mất 143 ngày để cho ra đời chiếc P-80 đầu tiên - bao gồm cả thời gian thiết kế, sản xuất, lắp ráp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chính việc thiết kế quá nhanh này khiến P-80 liên tục gặp những lỗi cơ bản ở bộ phận càng đáp và hệ thống điều khiển bay. Tới khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bước vào đỉnh điểm, Không quân Mỹ chuyển sang sử dụng F-86 thay vì F-80. Bản thân F-86 cũng được coi là phiên bản hoàn thiện hơn của F-80 chứ không hẳn là một phiên bản mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ P-80 - phản lực cơ đầu tiên của Không quân Mỹ được sản xuất hàng loạt và mang ra thực chiến.