Theo hãng thông tấn Itar-Tass, đơn vị Hải quân Đánh bộ Nga đầu tiên được thành lập vào ngày 16/11/1705. Dù sau nhiều lần đổi tên trong từng giai đoạn lịch sử nhưng vai trò và sức mạnh của lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga vẫn không thay đổi trong suốt 312 năm. Nguồn ảnh: Sputnik.Với yêu cầu tác chiến đòi hỏi sự cơ động và có thể triển khai trên mọi loại địa hình, Hải quân Đánh bộ Nga luôn được cơ giới hóa ở mức cao nhất với trang bị chính gồm các loại xe bọc thép lội nước, xe bọc thép chống tăng, tổ hợp phòng không di động và các loại vũ khí tự động khác. Nguồn ảnh: Sputnik.Quân số của Hải quân Đánh bộ Nga hiện tại khoảng 12.500 binh sĩ được biên chế cho nhiều đơn vị hải quân khác nhau trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga cũng như các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hải quân Đánh bộ Nga cũng từng góp mặt trong hai cuộc chiến là Chiến tranh Thế giới thứ I và II. Nguồn ảnh: Sputnik.Lực lượng này tồn tại tới đầu thế kỷ 19 thì được biên chế lại cho lục quân Đế quốc Nga, còn nhiệm vụ đổ bộ chiến đấu được giao phó lại cho các đơn vị hải quân Nga lúc này. Nguồn ảnh: Sputnik.Các đơn vị bộ binh đặc biệt trong thành phần hạm đội hải quân đế quốc Nga đã được tái lập lại sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Năm 1916, trên cơ sở những đơn vị này đã hình thành nên hai sư đoàn bộ binh hải quân đầu tiên của Nga ở Baltic và Biển Đen. Nguồn ảnh: Sputnik.Trong cuộc Nội chiến Nga (1918-1922) hầu hết các đơn vị hải quân đánh bộ đế quốc Nga đều chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân và sau này trở thành lực lượng nòng cốt cho hải quân đánh bộ Liên Xô. Và trong những năm 1920-1921 Sư đoàn Bộ binh hải quân viễn chinh số 1 đã tham gia vào các trận đánh tại Donbass. Tuy nhiên sau cuộc nội chiến, tất cả các nhóm “hải quân đánh bộ” này, trừ trung đoàn cận vệ đều bị giải tán. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngày 17/7/1939, Hồng quân Liên Xô thành lập lữ đoàn bộ binh độc lập số 1 Hạm đội Baltic, đến ngày 25/4/1940 được đổi tên thành lữ đoàn hải quân đánh bộ đặc biệt. Cũng trong năm 1940, lần lượt thành lập các đơn vị hải quân đánh bộ độc lập thuộc các hạm đội sông Danube và sông Pinsk. Nguồn ảnh: Sputnik.Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, tháng 10/1941, Liên Xô thành lập các lữ đoàn hải quân đánh bộ mới (quân số chủ yếu là các tân binh hải quân). Trong những năm tháng chiến tranh, hải quân đánh bộ Liên Xô có tới 19 lữ đoàn đã chiến đấu trực tiếp ở các mặt trận. Nguồn ảnh: Sputnik.Từ năm 1941-1945 có gần 450 nghìn thủy thủy, binh sĩ, chỉ huy các hạm đội đã tham gia chiến đấu thuộc Hải quân Liên Xô chiến đấu trên khắp các chiến trường, trong đó có tới 150 lính hải quân đánh bộ được trao huy chương anh hùng Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik.Sau khi kết thúc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các đơn vị thuộc lực lượng hải quân đánh bộ Liên Xô lại bị giải thể và được tái thành lập lại năm 1966, đầu tiên ở hạm đội biển Đen, sau đó là các hạm đội khác. Kể từ năm 1989, hải quân đánh bộ trực thuộc lực lượng hải quân ven biển và sau năm 1991 được đổi tên thành Hải quân Đánh bộ Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.Hiện nay, các lữ đoàn hải quân đánh bộ độc lập được triển khai ở tất cả các hạm đội hải quân của Nga như: Hạm đội Baltic (Lữ đoàn cận vệ 336 Bialystok, thành phố Baltic), Hạm đội Thái Bình Dương (Lữ đoàn 155 tại Vladivostok và Lữ đoàn 40 Krasnodar-Kharbin ở Kamchatka). Nguồn ảnh: Sputnik.Kho vũ khí của hải quân đánh bộ Nga chủ yếu là các xe chiến đấu lội nước, các hệ thống chống tăng và phòng không cơ động và đang được từng bước hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Sputnik.Lính Hải quân đánh bộ Nga được trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn của bộ binh nước này gồm có: súng trường tấn công AK-74, AK-74M, AK-74U, đại liên PKMS 7,62mm, súng bắn tỉa ASVK 12,7mm, SVD Glagunov 7,62mm và các loại súng chống tăng RPG – 7 (B-41), RPG – 18 Mukha, hoặc các loại vũ khí hiện đại như, RPG-29, AGS- 30, súng phóng lựu nhiệt áp RPO –M và các loại vũ khí hạng nặng khác. Nguồn ảnh: Sputnik.Trong biên chế hải quân đánh bộ Nga có các xe tăng Т-64, Т-72 và Т-80. Các xe đổ bộ và thiết giáp lưỡng cư, BTR-70 và BTR-80, BMP-3 và một số lượng nhỏ BMP-1. Nguồn ảnh: Sputnik.Mời độc giả xem video: Sức mạnh đáng nể của lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga. Nguồn: Youtube.
Theo hãng thông tấn Itar-Tass, đơn vị Hải quân Đánh bộ Nga đầu tiên được thành lập vào ngày 16/11/1705. Dù sau nhiều lần đổi tên trong từng giai đoạn lịch sử nhưng vai trò và sức mạnh của lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga vẫn không thay đổi trong suốt 312 năm. Nguồn ảnh: Sputnik.
Với yêu cầu tác chiến đòi hỏi sự cơ động và có thể triển khai trên mọi loại địa hình, Hải quân Đánh bộ Nga luôn được cơ giới hóa ở mức cao nhất với trang bị chính gồm các loại xe bọc thép lội nước, xe bọc thép chống tăng, tổ hợp phòng không di động và các loại vũ khí tự động khác. Nguồn ảnh: Sputnik.
Quân số của Hải quân Đánh bộ Nga hiện tại khoảng 12.500 binh sĩ được biên chế cho nhiều đơn vị hải quân khác nhau trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga cũng như các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hải quân Đánh bộ Nga cũng từng góp mặt trong hai cuộc chiến là Chiến tranh Thế giới thứ I và II. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lực lượng này tồn tại tới đầu thế kỷ 19 thì được biên chế lại cho lục quân Đế quốc Nga, còn nhiệm vụ đổ bộ chiến đấu được giao phó lại cho các đơn vị hải quân Nga lúc này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Các đơn vị bộ binh đặc biệt trong thành phần hạm đội hải quân đế quốc Nga đã được tái lập lại sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Năm 1916, trên cơ sở những đơn vị này đã hình thành nên hai sư đoàn bộ binh hải quân đầu tiên của Nga ở Baltic và Biển Đen. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong cuộc Nội chiến Nga (1918-1922) hầu hết các đơn vị hải quân đánh bộ đế quốc Nga đều chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân và sau này trở thành lực lượng nòng cốt cho hải quân đánh bộ Liên Xô. Và trong những năm 1920-1921 Sư đoàn Bộ binh hải quân viễn chinh số 1 đã tham gia vào các trận đánh tại Donbass. Tuy nhiên sau cuộc nội chiến, tất cả các nhóm “hải quân đánh bộ” này, trừ trung đoàn cận vệ đều bị giải tán. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngày 17/7/1939, Hồng quân Liên Xô thành lập lữ đoàn bộ binh độc lập số 1 Hạm đội Baltic, đến ngày 25/4/1940 được đổi tên thành lữ đoàn hải quân đánh bộ đặc biệt. Cũng trong năm 1940, lần lượt thành lập các đơn vị hải quân đánh bộ độc lập thuộc các hạm đội sông Danube và sông Pinsk. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, tháng 10/1941, Liên Xô thành lập các lữ đoàn hải quân đánh bộ mới (quân số chủ yếu là các tân binh hải quân). Trong những năm tháng chiến tranh, hải quân đánh bộ Liên Xô có tới 19 lữ đoàn đã chiến đấu trực tiếp ở các mặt trận. Nguồn ảnh: Sputnik.
Từ năm 1941-1945 có gần 450 nghìn thủy thủy, binh sĩ, chỉ huy các hạm đội đã tham gia chiến đấu thuộc Hải quân Liên Xô chiến đấu trên khắp các chiến trường, trong đó có tới 150 lính hải quân đánh bộ được trao huy chương anh hùng Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sau khi kết thúc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các đơn vị thuộc lực lượng hải quân đánh bộ Liên Xô lại bị giải thể và được tái thành lập lại năm 1966, đầu tiên ở hạm đội biển Đen, sau đó là các hạm đội khác. Kể từ năm 1989, hải quân đánh bộ trực thuộc lực lượng hải quân ven biển và sau năm 1991 được đổi tên thành Hải quân Đánh bộ Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Hiện nay, các lữ đoàn hải quân đánh bộ độc lập được triển khai ở tất cả các hạm đội hải quân của Nga như: Hạm đội Baltic (Lữ đoàn cận vệ 336 Bialystok, thành phố Baltic), Hạm đội Thái Bình Dương (Lữ đoàn 155 tại Vladivostok và Lữ đoàn 40 Krasnodar-Kharbin ở Kamchatka). Nguồn ảnh: Sputnik.
Kho vũ khí của hải quân đánh bộ Nga chủ yếu là các xe chiến đấu lội nước, các hệ thống chống tăng và phòng không cơ động và đang được từng bước hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lính Hải quân đánh bộ Nga được trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn của bộ binh nước này gồm có: súng trường tấn công AK-74, AK-74M, AK-74U, đại liên PKMS 7,62mm, súng bắn tỉa ASVK 12,7mm, SVD Glagunov 7,62mm và các loại súng chống tăng RPG – 7 (B-41), RPG – 18 Mukha, hoặc các loại vũ khí hiện đại như, RPG-29, AGS- 30, súng phóng lựu nhiệt áp RPO –M và các loại vũ khí hạng nặng khác. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong biên chế hải quân đánh bộ Nga có các xe tăng Т-64, Т-72 và Т-80. Các xe đổ bộ và thiết giáp lưỡng cư, BTR-70 và BTR-80, BMP-3 và một số lượng nhỏ BMP-1. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh đáng nể của lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga. Nguồn: Youtube.