Việc Ba Lan "bật đèn xanh" cho Mỹ, bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ, liên quan đến mâu thuẫn giữa Mỹ và Đức; khi gần đây, giữa Mỹ và Đức có sự bất đồng quan điểm trong việc triển khai vũ khí hạt nhân. Đức hy vọng rằng, Mỹ sẽ rút vũ khí hạt nhân được triển khai trên lãnh thổ Đức, điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ Mỹ. Ảnh: Bom hạt nhân chiến thuật B61 được Mỹ triển khai trên lãnh thổ Đức.Đại sứ Mỹ tại Đức tuyên bố: Trong bối cảnh Nga can thiệp vào tình hình nội bộ của Ukraine, cũng như kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn là "mối đe dọa" với châu Âu, cũng như mối đe dọa từ các quốc gia mới nổi khác; vì vậy, động thái của Đức đang làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của NATO và đang phản bội các đồng minh.Mặc dù chỉ là một thành viên mới của NATO, nhưng Ba Lan gần đây là nổi lên là một tiền đồn chống Nga tại châu Âu; ngoài việc tăng nhanh ngân sách quân sự, mua nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ, cho Mỹ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ, khi thấy thái độ của Đức, lãnh đạo Ba Lan bày tỏ sẵn sàng thay chân Đức, để Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trao đổi cùng người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda trong cuộc gặp song phương, tại Warsaw ngày 6/7/2017 về việc bố trí Quân đội Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan.Động thái này của Ba Lan khiến Nga tức giận, phía Nga bày tỏ, nếu vũ khí hạt nhân được triển khai ở Ba Lan, đây chắc chắn là một cuộc khủng hoảng hạt nhân Cuba 2.0. Nhưng phía Ba Lan vẫn đang làm điều đó, và thậm chí còn tổ chức một cuộc thăm dò dư luận trên mạng Internet để cổ vũ cho quyết định trên. Ảnh: Bom hạt nhân chiến thuật B-61 lắp trên máy bay ném bom của Không quân Mỹ.Trong những năm gần đây, giới lãnh đạo Ba Lan đang thúc đẩy nhiều chính sách, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự ở quy mô lớn, với mục đích chống lại một nước Nga đang hồi sinh. Tuy nhiên đối đầu với một cường quốc có vũ khí hạt nhân, Ba Lan thực sự chưa đủ tầm, và lẽ đương nhiên, họ phải dựa vào Mỹ, đó là một quy luật tất yếu. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot mà Ba Lan mới trang bị.Mặc dù trên thực tế, sức mạnh quân sự hiện tại của Ba Lan không hề nhỏ; quy mô lục quân và không quân của họ hiện đang đứng đầu châu Âu; hiện lục quân Ba Lan có hơn 1.200 xe tăng, hơn 300 máy bay chiến đấu (gồm F-16 và MiG-29) và ngân sách giành cho quốc phòng theo tỷ lệ GDP của Ba Lan, hiện đang đứng đầu châu Âu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Ba Lan.Việc lãnh đạo Ba Lan yêu cầu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của họ, càng khẳng định Ba Lan có tham vọng giành tiếng nói lớn hơn trong NATO, và trở thành "ngọn cờ đầu" của NATO chống lại Nga.Theo đánh giá của giới quan sát, cách tiếp cận này của Ba Lan không khác gì đi vào ngõ cụt, bởi vì chính NATO hiện đang bị chia rẽ, cũng như bị chỉ trích về vai trò và hiệu quả, và thậm chí bị Tổng thống Pháp Macron nhận định là NATO đang “chết não”.Tình hình giữa Mỹ và Nga rất giống với cuộc khủng hoảng hạt nhân Cuba, diễn ra vào tháng 10/1962, nhưng vai trò của hai bên đã bị đảo ngược. Một khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào cửa nhà của Nga, chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc phản công toàn diện của Nga để bảo đảm an toàn cho quốc gia.Hành động mở đường cho Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình là hành động hết sức nguy hiểm của giới lãnh đạo Ba Lan; vào tháng 4/2017, binh sĩ Mỹ cùng vũ khí đã tiến vào Ba Lan, thực hiện giấc mơ của người Ba Lan về việc có quân Mỹ đóng trên đất của họ làm nhân tố răn đe nước láng giềng Nga. Ảnh: Quân đội Mỹ đóng tại Ba Lan.Nhưng hành động này của Ba Lan, cũng khiến Nga ngay lập tức triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới tỉnh Kaliningrad, vùng lãnh thổ thuộc Nga, nhưng nằm giữa Ba Lan và Litva.Và hành động của lãnh đạo Ba Lan sẽ là ngòi nổ châm ngòi của Chiến tranh thế giới thứ mới, và khi một cuộc chiến xảy ra, tất cả các quốc gia sẽ bị hủy hoại và Ba Lan sẽ là nước đầu tiên bị tấn công.
Video Kho đầu đạn hạt nhân khủng nhất thế giới - Nguồn: VTC1
Việc Ba Lan "bật đèn xanh" cho Mỹ, bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ, liên quan đến mâu thuẫn giữa Mỹ và Đức; khi gần đây, giữa Mỹ và Đức có sự bất đồng quan điểm trong việc triển khai vũ khí hạt nhân. Đức hy vọng rằng, Mỹ sẽ rút vũ khí hạt nhân được triển khai trên lãnh thổ Đức, điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ Mỹ. Ảnh: Bom hạt nhân chiến thuật B61 được Mỹ triển khai trên lãnh thổ Đức.
Đại sứ Mỹ tại Đức tuyên bố: Trong bối cảnh Nga can thiệp vào tình hình nội bộ của Ukraine, cũng như kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn là "mối đe dọa" với châu Âu, cũng như mối đe dọa từ các quốc gia mới nổi khác; vì vậy, động thái của Đức đang làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của NATO và đang phản bội các đồng minh.
Mặc dù chỉ là một thành viên mới của NATO, nhưng Ba Lan gần đây là nổi lên là một tiền đồn chống Nga tại châu Âu; ngoài việc tăng nhanh ngân sách quân sự, mua nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ, cho Mỹ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ, khi thấy thái độ của Đức, lãnh đạo Ba Lan bày tỏ sẵn sàng thay chân Đức, để Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trao đổi cùng người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda trong cuộc gặp song phương, tại Warsaw ngày 6/7/2017 về việc bố trí Quân đội Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan.
Động thái này của Ba Lan khiến Nga tức giận, phía Nga bày tỏ, nếu vũ khí hạt nhân được triển khai ở Ba Lan, đây chắc chắn là một cuộc khủng hoảng hạt nhân Cuba 2.0. Nhưng phía Ba Lan vẫn đang làm điều đó, và thậm chí còn tổ chức một cuộc thăm dò dư luận trên mạng Internet để cổ vũ cho quyết định trên. Ảnh: Bom hạt nhân chiến thuật B-61 lắp trên máy bay ném bom của Không quân Mỹ.
Trong những năm gần đây, giới lãnh đạo Ba Lan đang thúc đẩy nhiều chính sách, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự ở quy mô lớn, với mục đích chống lại một nước Nga đang hồi sinh. Tuy nhiên đối đầu với một cường quốc có vũ khí hạt nhân, Ba Lan thực sự chưa đủ tầm, và lẽ đương nhiên, họ phải dựa vào Mỹ, đó là một quy luật tất yếu. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot mà Ba Lan mới trang bị.
Mặc dù trên thực tế, sức mạnh quân sự hiện tại của Ba Lan không hề nhỏ; quy mô lục quân và không quân của họ hiện đang đứng đầu châu Âu; hiện lục quân Ba Lan có hơn 1.200 xe tăng, hơn 300 máy bay chiến đấu (gồm F-16 và MiG-29) và ngân sách giành cho quốc phòng theo tỷ lệ GDP của Ba Lan, hiện đang đứng đầu châu Âu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Ba Lan.
Việc lãnh đạo Ba Lan yêu cầu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của họ, càng khẳng định Ba Lan có tham vọng giành tiếng nói lớn hơn trong NATO, và trở thành "ngọn cờ đầu" của NATO chống lại Nga.
Theo đánh giá của giới quan sát, cách tiếp cận này của Ba Lan không khác gì đi vào ngõ cụt, bởi vì chính NATO hiện đang bị chia rẽ, cũng như bị chỉ trích về vai trò và hiệu quả, và thậm chí bị Tổng thống Pháp Macron nhận định là NATO đang “chết não”.
Tình hình giữa Mỹ và Nga rất giống với cuộc khủng hoảng hạt nhân Cuba, diễn ra vào tháng 10/1962, nhưng vai trò của hai bên đã bị đảo ngược. Một khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào cửa nhà của Nga, chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc phản công toàn diện của Nga để bảo đảm an toàn cho quốc gia.
Hành động mở đường cho Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình là hành động hết sức nguy hiểm của giới lãnh đạo Ba Lan; vào tháng 4/2017, binh sĩ Mỹ cùng vũ khí đã tiến vào Ba Lan, thực hiện giấc mơ của người Ba Lan về việc có quân Mỹ đóng trên đất của họ làm nhân tố răn đe nước láng giềng Nga. Ảnh: Quân đội Mỹ đóng tại Ba Lan.
Nhưng hành động này của Ba Lan, cũng khiến Nga ngay lập tức triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới tỉnh Kaliningrad, vùng lãnh thổ thuộc Nga, nhưng nằm giữa Ba Lan và Litva.
Và hành động của lãnh đạo Ba Lan sẽ là ngòi nổ châm ngòi của Chiến tranh thế giới thứ mới, và khi một cuộc chiến xảy ra, tất cả các quốc gia sẽ bị hủy hoại và Ba Lan sẽ là nước đầu tiên bị tấn công.
Video Kho đầu đạn hạt nhân khủng nhất thế giới - Nguồn: VTC1