Đầu tháng 10/1941, Moscow - thủ đô của Liên bang Xô viết có nguy cơ thất thủ khi phát xít Đức tập trung 2 triệu lính, 14.000 pháo, 2000 xe tăng, 1500 máy bay bao vây trái tim của Liên Xô và chỉ cách Moscow 20 km. Nguồn ảnh: Wiki.Trước tình thế không thể cấp bách hơn, nhiều đơn vị mới được thành lập và điều khẩn cấp ra chiến trường. Trong đó có Lữ đoàn xe máy Cơ động Đặc nhiệm (OMSBON). Trong lữ đoàn này có một trung đoàn trực thuộc là đơn vị quốc tế, bao gồm những người nước ngoài có khả năng giao tiếp tiếng Nga tốt và tình nguyện gia nhập Hồng quân Liên Xô bảo vệ Moscow. Nguồn ảnh: Wiki.Trong hồi ký của chỉnh ủy của trung đoàn quốc tế này, ông Ivan Vinarov có nhắc tới việc có sáu người lính mang quốc tịch Việt Nam tham chiến dưới quyền mình. Đây cũng là sáu chiến sĩ Hồng quân Việt Nam tham chiến ở Liên Xô có vinh dự tham ra lễ duyệt binh qua Quảng Trường Đỏ và tiến thẳng ra chiến trường vào ngày 7/11/1941. Nguồn ảnh: Archive.Điều đặc biệt đó là trong sáu chiến sĩ Hồng quân Việt Nam bảo vệ Moscow có năm người mang họ Lý và một người mang họ Vương. Đây có lẽ là bí danh được họ lựa chọn để sử dụng trong thời gian học tập tại Liên Xô. Trước đó, cả sáu người này đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Nga từ Quảng Đông vào năm 1926. Nguồn ảnh: Archive.Tới thời điểm hiện tại, do thời gian đã trải qua quá lâu, khi đó Việt Nam cũng chưa được độc lập nên việc xác định thông tin của sáu người Việt quả cảm này là hết sức khó khăn. Mới chỉ có danh tính của 4 người được xác định. Nguồn ảnh: Archive.Bốn người đó bao gồm Vương Thúc Tình, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất. Trong đó, cả bốn người này đều có quê gốc ở Nghệ An, cùng theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng từ khi Người còn hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.Cụ thể, ông Vương Thúc Tình có quê ở làng Kim Liên; ông Lý Nam Thanh tên thật là Nguyễn Sinh Thân, quê ở làng Sen, ông Lý Anh Tạo tên thật là Hoàng Anh Tô, quê ở thôn Hoàng Trù, tổng Kim Liên và ông Lý Thúc Chất có tên thật là Vương Thúc Thoại, quê cũng ở tổng Kim Liên. Nguồn ảnh: Alamy.Trong số bốn người Việt Nam quả cảm tham gia trận chiến bảo vệ Moscow, có ba người đã hy sinh ngay sau đó bao gồm ông Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, theo nhiều giả thiết được các nhà sử học đặt ra, những người lính Hồng Quân mang quốc tịch Việt Nam này đã sống sót sau cuộc chiến ở Moscow và được cử về nước hoạt động để phát động phong trào chống Nhật (Đế quốc Nhật lúc này đang bành chướng ở châu Á). Nguồn ảnh:WW2.Trong số những người Việt Nam tham gia chiến đấu chống phát xít Đức ở Liên Xô, sử sách có lưu tên một người sống sót qua hết cuộc chiến, đó là ông Lý Phú San, tên thật là Lê Tư Lạc, sinh năm 1900 tại miền Bắc Việt Nam (không rõ tỉnh, thành phố). Nguồn ảnh: History.Giống như những người Việt Nam khác, ông Lý Phú San cũng nộp đơn tình nguyện tham chiến khi Liên Xô bị Đức tấn công. Tuy nhiên do không đủ sức khỏe, ông đã được cử làm công tác ở hậu phương bao gồm các công việc như làm việc trong quân y viện, xây dựng hầm hào phòng thủ, túc trực phòng không (thời điểm này radar chưa ra đời, phải tìm máy bay địch bằng... mắt) và làm công tác cứu hộ, cứu hỏa sau các trận oanh tạc của máy bay Đức. Nguồn ảnh: WW2.Nhà nước Liên Xô sau này đã truy tặng các ông Vương Thúc Tình, Lý Thúc Chất, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Phú San Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất và Huân chương vinh danh 40 năm Chiến thắng. Có thể khẳng định, đây là những người Việt duy nhất từng được truy tặng huân chương chiến tranh Vệ quốc. Ảnh: Chân dung ông Lý Phú San. Nguồn ảnh: Sputnik.Hàng năm, tới ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít Đức, tên của những người Việt Nam quả cảm này lại xuất hiện như một cách người Nga tỏ lòng kính trọng với những người lính dù không mang quốc tịch, không chung dòng máu nhưng vẫn sẵn sàng cầm súng chống lại chủ nghĩa phát xít tàn bạo ở châu Âu. Ảnh: Tên những người Việt Nam tham chiến ở Moscow được viết bằng cả tiếng Việt và chữ Kirin. Nguồn ảnh: Mark. Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu hiếm hoi về trận chiến ở Moscow cuối năm 1941.
Đầu tháng 10/1941, Moscow - thủ đô của Liên bang Xô viết có nguy cơ thất thủ khi phát xít Đức tập trung 2 triệu lính, 14.000 pháo, 2000 xe tăng, 1500 máy bay bao vây trái tim của Liên Xô và chỉ cách Moscow 20 km. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước tình thế không thể cấp bách hơn, nhiều đơn vị mới được thành lập và điều khẩn cấp ra chiến trường. Trong đó có Lữ đoàn xe máy Cơ động Đặc nhiệm (OMSBON). Trong lữ đoàn này có một trung đoàn trực thuộc là đơn vị quốc tế, bao gồm những người nước ngoài có khả năng giao tiếp tiếng Nga tốt và tình nguyện gia nhập Hồng quân Liên Xô bảo vệ Moscow. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong hồi ký của chỉnh ủy của trung đoàn quốc tế này, ông Ivan Vinarov có nhắc tới việc có sáu người lính mang quốc tịch Việt Nam tham chiến dưới quyền mình. Đây cũng là sáu chiến sĩ Hồng quân Việt Nam tham chiến ở Liên Xô có vinh dự tham ra lễ duyệt binh qua Quảng Trường Đỏ và tiến thẳng ra chiến trường vào ngày 7/11/1941. Nguồn ảnh: Archive.
Điều đặc biệt đó là trong sáu chiến sĩ Hồng quân Việt Nam bảo vệ Moscow có năm người mang họ Lý và một người mang họ Vương. Đây có lẽ là bí danh được họ lựa chọn để sử dụng trong thời gian học tập tại Liên Xô. Trước đó, cả sáu người này đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Nga từ Quảng Đông vào năm 1926. Nguồn ảnh: Archive.
Tới thời điểm hiện tại, do thời gian đã trải qua quá lâu, khi đó Việt Nam cũng chưa được độc lập nên việc xác định thông tin của sáu người Việt quả cảm này là hết sức khó khăn. Mới chỉ có danh tính của 4 người được xác định. Nguồn ảnh: Archive.
Bốn người đó bao gồm Vương Thúc Tình, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất. Trong đó, cả bốn người này đều có quê gốc ở Nghệ An, cùng theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng từ khi Người còn hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cụ thể, ông Vương Thúc Tình có quê ở làng Kim Liên; ông Lý Nam Thanh tên thật là Nguyễn Sinh Thân, quê ở làng Sen, ông Lý Anh Tạo tên thật là Hoàng Anh Tô, quê ở thôn Hoàng Trù, tổng Kim Liên và ông Lý Thúc Chất có tên thật là Vương Thúc Thoại, quê cũng ở tổng Kim Liên. Nguồn ảnh: Alamy.
Trong số bốn người Việt Nam quả cảm tham gia trận chiến bảo vệ Moscow, có ba người đã hy sinh ngay sau đó bao gồm ông Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, theo nhiều giả thiết được các nhà sử học đặt ra, những người lính Hồng Quân mang quốc tịch Việt Nam này đã sống sót sau cuộc chiến ở Moscow và được cử về nước hoạt động để phát động phong trào chống Nhật (Đế quốc Nhật lúc này đang bành chướng ở châu Á). Nguồn ảnh:WW2.
Trong số những người Việt Nam tham gia chiến đấu chống phát xít Đức ở Liên Xô, sử sách có lưu tên một người sống sót qua hết cuộc chiến, đó là ông Lý Phú San, tên thật là Lê Tư Lạc, sinh năm 1900 tại miền Bắc Việt Nam (không rõ tỉnh, thành phố). Nguồn ảnh: History.
Giống như những người Việt Nam khác, ông Lý Phú San cũng nộp đơn tình nguyện tham chiến khi Liên Xô bị Đức tấn công. Tuy nhiên do không đủ sức khỏe, ông đã được cử làm công tác ở hậu phương bao gồm các công việc như làm việc trong quân y viện, xây dựng hầm hào phòng thủ, túc trực phòng không (thời điểm này radar chưa ra đời, phải tìm máy bay địch bằng... mắt) và làm công tác cứu hộ, cứu hỏa sau các trận oanh tạc của máy bay Đức. Nguồn ảnh: WW2.
Nhà nước Liên Xô sau này đã truy tặng các ông Vương Thúc Tình, Lý Thúc Chất, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Phú San Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất và Huân chương vinh danh 40 năm Chiến thắng. Có thể khẳng định, đây là những người Việt duy nhất từng được truy tặng huân chương chiến tranh Vệ quốc. Ảnh: Chân dung ông Lý Phú San. Nguồn ảnh: Sputnik.
Hàng năm, tới ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít Đức, tên của những người Việt Nam quả cảm này lại xuất hiện như một cách người Nga tỏ lòng kính trọng với những người lính dù không mang quốc tịch, không chung dòng máu nhưng vẫn sẵn sàng cầm súng chống lại chủ nghĩa phát xít tàn bạo ở châu Âu. Ảnh: Tên những người Việt Nam tham chiến ở Moscow được viết bằng cả tiếng Việt và chữ Kirin. Nguồn ảnh: Mark.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu hiếm hoi về trận chiến ở Moscow cuối năm 1941.