Thông tin này được tạp chí quốc phòng Jane's, hãng tin Bernama, The Star... đăng tải. Thỏa thuận mới - được ký vào cuối tháng 8 và được công bố vào đầu tháng 9 - nhấn mạnh những nỗ lực ngày càng lớn của Nhật Bản nhằm khám phá các cơ hội mới về thị trường xuất khẩu vũ khí ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh: MitsuiTrong một hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia, T7 Global cho biết, biên bản ghi nhớ (MOU) đã được ký kết bởi T7 Marine - công ty con của tập đoàn - và tập trung vào việc hợp tác với Mitsui (Nhật Bản) trong "nhiều hoạt động khác nhau và khám phá các cơ hội kinh doanh mới như cung cấp tàu cho" Hải quân Việt Nam và Cảnh sát biểnViệt Nam. Ảnh: MitsuiTheo biên bản ghi nhớ, hai công ty này sẽ cùng tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của nhau trong việc khám phá cơ hội đóng tàu tại Việt Nam và tìm kiếm hợp đồng kinh doanh mới tại đây. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực tạm thời trong 3 năm, không có chi tiết nào về sự tham gia (nếu có) từ phía Việt Nam. Ảnh: MitsuiHiện vẫn chưa rõ liệu hai bên đang nhắm tới phân khúc loại tàu nào trong lực lượng Hải quân Việt Nam và Cảnh sát biển Việt Nam. Nhìn vào nhu cầu của Việt Nam hiện tại, cơ hội của Mitsui và T7 Marine có lẽ là các tàu tuần tra gần bờ, xa bờ là phù hợp nhất. Bởi trong lĩnh vực đóng tàu chiến, Nga vẫn là bạn hàng truyền thống đối với Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quânLưu ý rằng, Mitsui được coi là một trong những công ty đóng tàu hải quân lớn nhất Nhật Bản. Công ty này có năng lực đóng tàu khu trục, tàu tuần tra, tàu đổ bộ và tàu khảo sát biển cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: WikipediaTrong lịch sử, đã đóng thành công 6 tàu khu trục hộ tống lớp Abukuma cho JMSDF trong giai đoạn 1988-1991. Các tàu này có kích cỡ 2.000-2.550 tấn, dài 109m, thủy thủ đoàn 120 người, vũ khí có tên lửa chống hạm và pháo. Ảnh: WikipediaTàu hộ cần đa năng lớp Hiuchi với lượng giãn nước 980 tấn, dài 65m. Ảnh: WikipediaĐặc biệt là 3 chiếc tàu đổ bộ lớn lớp Osumi cho JMSDF, chiếc tàu mang dáng dấp của tàu sân bay hạng nhẹ với cấu trúc thượng tầng mạn phải, một đường băng lớn cho phép vận hành nhiều máy bay trực thăng. Ảnh: WikipediaTàu có lượng giãn nước toàn tải 14.000 tấn, dài 178m, chở được 8 trực thăng, 10 xe tăng, 300-1000 binh sĩ thủy quân lục chiến. Ảnh: Wikipedia Video Tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam thăm Nhật Bản - Nguồn: QPVN
Thông tin này được tạp chí quốc phòng Jane's, hãng tin Bernama, The Star... đăng tải. Thỏa thuận mới - được ký vào cuối tháng 8 và được công bố vào đầu tháng 9 - nhấn mạnh những nỗ lực ngày càng lớn của Nhật Bản nhằm khám phá các cơ hội mới về thị trường xuất khẩu vũ khí ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Mitsui
Trong một hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia, T7 Global cho biết, biên bản ghi nhớ (MOU) đã được ký kết bởi T7 Marine - công ty con của tập đoàn - và tập trung vào việc hợp tác với Mitsui (Nhật Bản) trong "nhiều hoạt động khác nhau và khám phá các cơ hội kinh doanh mới như cung cấp tàu cho" Hải quân Việt Nam và Cảnh sát biểnViệt Nam. Ảnh: Mitsui
Theo biên bản ghi nhớ, hai công ty này sẽ cùng tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của nhau trong việc khám phá cơ hội đóng tàu tại Việt Nam và tìm kiếm hợp đồng kinh doanh mới tại đây. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực tạm thời trong 3 năm, không có chi tiết nào về sự tham gia (nếu có) từ phía Việt Nam. Ảnh: Mitsui
Hiện vẫn chưa rõ liệu hai bên đang nhắm tới phân khúc loại tàu nào trong lực lượng Hải quân Việt Nam và Cảnh sát biển Việt Nam. Nhìn vào nhu cầu của Việt Nam hiện tại, cơ hội của Mitsui và T7 Marine có lẽ là các tàu tuần tra gần bờ, xa bờ là phù hợp nhất. Bởi trong lĩnh vực đóng tàu chiến, Nga vẫn là bạn hàng truyền thống đối với Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân
Lưu ý rằng, Mitsui được coi là một trong những công ty đóng tàu hải quân lớn nhất Nhật Bản. Công ty này có năng lực đóng tàu khu trục, tàu tuần tra, tàu đổ bộ và tàu khảo sát biển cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia
Trong lịch sử, đã đóng thành công 6 tàu khu trục hộ tống lớp Abukuma cho JMSDF trong giai đoạn 1988-1991. Các tàu này có kích cỡ 2.000-2.550 tấn, dài 109m, thủy thủ đoàn 120 người, vũ khí có tên lửa chống hạm và pháo. Ảnh: Wikipedia
Tàu hộ cần đa năng lớp Hiuchi với lượng giãn nước 980 tấn, dài 65m. Ảnh: Wikipedia
Đặc biệt là 3 chiếc tàu đổ bộ lớn lớp Osumi cho JMSDF, chiếc tàu mang dáng dấp của tàu sân bay hạng nhẹ với cấu trúc thượng tầng mạn phải, một đường băng lớn cho phép vận hành nhiều máy bay trực thăng. Ảnh: Wikipedia
Tàu có lượng giãn nước toàn tải 14.000 tấn, dài 178m, chở được 8 trực thăng, 10 xe tăng, 300-1000 binh sĩ thủy quân lục chiến. Ảnh: Wikipedia
Video Tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam thăm Nhật Bản - Nguồn: QPVN