Đứng thứ 6 trong danh sách 10 tàu tấn công đổ bộ khủng nhất hiện nay là tàu lớp Dokdo của Hải quân Hàn Quốc. Tàu tấn công đổ bộ đầu tiên thuộc lớp này được biến chế năm 2007. Hiện chiếc thứ hai đã được đóng và chiếc thứ ba đang được dự thảo sản xuất.Dokdo có khả năng triển khai hoạt động tấn công đổ bộ ở bất cứ chân trời góc biển nào một cách thần tốc nhờ sử dụng các tàu đổ bộ đệm khí và trực thăng tốc độ cao. Ngay trên Dokdo cũng được trang bị tất cả các thiết bị cần thiết để đảm đương vai trò giống như soái hạm của Hải quân Hàn Quốc.Tàu đổ bộ Dokdo mang theo được 700 lính thủy đánh bộ, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực và 7 xe bọc thép tấn công đổ bộ loại AAV. Một số còn phỏng đoán, con tàu thậm chí còn mang theo cả 200 xe tải cơ giới và nhiều phương tiện hạng nhẹ khác. Đồng thời còn có các tàu đổ bộ cơ giới hoặc tàu đệm khí dùng để chuyên chở binh sĩ từ tàu vào bờ biển. Cùng với đó là số lượng tối đa 16 trực thăng. Không chỉ thế sàn tàu được thiết kế cho cả các máy bay V/STOL.Sau Dokdo của Hàn Quốc là HMS Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh được biên chế vào năm 1998. Con tàu được thiết kế dựa trên kiểu tàu sân bay hạng nhẹ, với sự cải tiến siêu câu trúc và đáp ứng được các hoạt động đổ bộ theo từng yêu cầu cụ thể.HMS Ocean có thể mang theo 480 lính thủy đánh bộ, trong phạm vi ngắn nó còn có thể tăng lên 800 lính. Trên tàu trang bị 6 khẩu pháo hạng nhẹ, 40 phương tiện cơ giới hạng nhẹ và 34 xe kéo. Điều chú ý ở chỗ, tàu đổ bộ này lại không được thiết kế cho việc vận chuyển và đổ bộ các xe tăng chiến đấu chủ lực. Con tảu sử dụng 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCVP Mk.5 hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí Griffon để chuyển binh sĩ và các thiết bị tác chiến lên bờ.Không những vậy, sàn tàu còn có thiết kế 6 điểm hạ cánh và 6 điểm chứa cho các trực thăng. Với thiết kế đó, cho phép 12 trực thăng hỗ trợ cỡ trung như các loại EH.101 Merlin, CH-47 Chinook, Westland Commando và 6 trực thăng tấn công loại Lynx AH.7, WAH-64D. Ngoài ra HMS Ocean còn có thể mang theo 15 máy bay cường kích Harrier dù không thể đóng vai trò như một tàu sân bay.Các vị trí tiếp theo đều thuộc về các lớp tàu đổ bộ của Nhật Bản. Trong đó Izumo thuộc loại tàu đổ bộ khủng nhất. Tàu được thiết kế kiểu mới cho nhiệm vụ chở trực thăng của Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản, vừa mới được biên chế trong năm 2015. Đây là con tàu lớn nhất được đóng ở quốc đảo này kể từ sau Chiến tranh Thế giới 2.Izumo được Nhật Bản gọi là các tàu khu trục chở trực thăng nhưng trong thực tế nó to như một tàu sân bay hạng nhẹ, thậm chí còn lớn hơn cả tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Italy và Principe de Asturia của Tây Ban Nha. Lớp Izumo có khả năng mang theo 400 lính thủy đánh bộ, 50 xe tải hạng nhẹ. Mặc dù không có boong tàu riêng dành cho việc triển khai các phương tiện chở quân tấn công đổ bộ nhưng các binh sĩ này sẽ nhanh chóng lên bờ nhờ các trực thăng.Sàn tàu thiết kế 5 điểm hạ/cất cánh cho các trực thăng, với sức chứa dao động từ 14-30 chiếc trực thăng. Ngoài ra con tàu được tin là có thể chứa cả các máy bay chiến đấu đa năng F-35B và máy bay vận tải cánh xoay V-22 Osprey. Tuy nhiên, phía Nhật Bản thường không đề cập một cách chính thức tới khả năng này của Izumo.Nhỏ hơn chiến hạm Izumo là tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Hyuga. Hiện nay đã có 2 tàu lớp này được biên chế trong Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và 1 chiếc đang được đóng. Hyuga tương tự như tàu sân bay hạng nhẹ, ví dụ như loại tàu sân bay lớp Vô địch của Hải quân Hoàng gia Anh.Chức năng chủ yếu của Hyuga là thực hiện tác chiến chống ngầm. Tuy nhiên nó cũng có thể thực hiện các hoạt động đổ bộ tấn công.Đối với hoạt động đổ bộ, Hyuga có thể mang theo từ 300-400 lính thủy đánh bộ. Cũng giống với Izumo, Hyuga chở binh sĩ vào bờ chủ yếu bằng trực thăng. Trên sàn tàu mang theo tới 11 trực thăng vận tải Chinook hoặc các trực thăng nhỏ hơn với số lượng nhiều hơn.Tàu đổ bộ “khủng” cuối cùng trong top 10 tiếp tục thuộc về lớp Oosumi của Nhật Bản. Khác với Izumo và Hyuga, Oosumi được thiết kế cho đổ bộ xe tăng. Tuy nhiên, con tàu này cũng nhìn tương tự như một tàu sân bay hạng nhẹ.Với khả năng mang theo 330 binh sĩ cùng với 10 xe tăng và 2 tàu đổ bộ đệm khí để triển khai đổ bộ nhanh chóng, Oosumi đang là một tàu đổ bộ uy lực mạnh mẽ của Nhật Bản ở Thái Bình Dương.Hiện có 3 chiến hạm lớp Oosumi hoạt động trong biên chế của Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản.
Đứng thứ 6 trong danh sách 10 tàu tấn công đổ bộ khủng nhất hiện nay là tàu lớp Dokdo của Hải quân Hàn Quốc. Tàu tấn công đổ bộ đầu tiên thuộc lớp này được biến chế năm 2007. Hiện chiếc thứ hai đã được đóng và chiếc thứ ba đang được dự thảo sản xuất.
Dokdo có khả năng triển khai hoạt động tấn công đổ bộ ở bất cứ chân trời góc biển nào một cách thần tốc nhờ sử dụng các tàu đổ bộ đệm khí và trực thăng tốc độ cao. Ngay trên Dokdo cũng được trang bị tất cả các thiết bị cần thiết để đảm đương vai trò giống như soái hạm của Hải quân Hàn Quốc.
Tàu đổ bộ Dokdo mang theo được 700 lính thủy đánh bộ, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực và 7 xe bọc thép tấn công đổ bộ loại AAV. Một số còn phỏng đoán, con tàu thậm chí còn mang theo cả 200 xe tải cơ giới và nhiều phương tiện hạng nhẹ khác. Đồng thời còn có các tàu đổ bộ cơ giới hoặc tàu đệm khí dùng để chuyên chở binh sĩ từ tàu vào bờ biển. Cùng với đó là số lượng tối đa 16 trực thăng. Không chỉ thế sàn tàu được thiết kế cho cả các máy bay V/STOL.
Sau Dokdo của Hàn Quốc là HMS Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh được biên chế vào năm 1998. Con tàu được thiết kế dựa trên kiểu tàu sân bay hạng nhẹ, với sự cải tiến siêu câu trúc và đáp ứng được các hoạt động đổ bộ theo từng yêu cầu cụ thể.
HMS Ocean có thể mang theo 480 lính thủy đánh bộ, trong phạm vi ngắn nó còn có thể tăng lên 800 lính. Trên tàu trang bị 6 khẩu pháo hạng nhẹ, 40 phương tiện cơ giới hạng nhẹ và 34 xe kéo. Điều chú ý ở chỗ, tàu đổ bộ này lại không được thiết kế cho việc vận chuyển và đổ bộ các xe tăng chiến đấu chủ lực. Con tảu sử dụng 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCVP Mk.5 hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí Griffon để chuyển binh sĩ và các thiết bị tác chiến lên bờ.
Không những vậy, sàn tàu còn có thiết kế 6 điểm hạ cánh và 6 điểm chứa cho các trực thăng. Với thiết kế đó, cho phép 12 trực thăng hỗ trợ cỡ trung như các loại EH.101 Merlin, CH-47 Chinook, Westland Commando và 6 trực thăng tấn công loại Lynx AH.7, WAH-64D. Ngoài ra HMS Ocean còn có thể mang theo 15 máy bay cường kích Harrier dù không thể đóng vai trò như một tàu sân bay.
Các vị trí tiếp theo đều thuộc về các lớp tàu đổ bộ của Nhật Bản. Trong đó Izumo thuộc loại tàu đổ bộ khủng nhất. Tàu được thiết kế kiểu mới cho nhiệm vụ chở trực thăng của Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản, vừa mới được biên chế trong năm 2015. Đây là con tàu lớn nhất được đóng ở quốc đảo này kể từ sau Chiến tranh Thế giới 2.
Izumo được Nhật Bản gọi là các tàu khu trục chở trực thăng nhưng trong thực tế nó to như một tàu sân bay hạng nhẹ, thậm chí còn lớn hơn cả tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Italy và Principe de Asturia của Tây Ban Nha. Lớp Izumo có khả năng mang theo 400 lính thủy đánh bộ, 50 xe tải hạng nhẹ. Mặc dù không có boong tàu riêng dành cho việc triển khai các phương tiện chở quân tấn công đổ bộ nhưng các binh sĩ này sẽ nhanh chóng lên bờ nhờ các trực thăng.
Sàn tàu thiết kế 5 điểm hạ/cất cánh cho các trực thăng, với sức chứa dao động từ 14-30 chiếc trực thăng. Ngoài ra con tàu được tin là có thể chứa cả các máy bay chiến đấu đa năng F-35B và máy bay vận tải cánh xoay V-22 Osprey. Tuy nhiên, phía Nhật Bản thường không đề cập một cách chính thức tới khả năng này của Izumo.
Nhỏ hơn chiến hạm Izumo là tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Hyuga. Hiện nay đã có 2 tàu lớp này được biên chế trong Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và 1 chiếc đang được đóng. Hyuga tương tự như tàu sân bay hạng nhẹ, ví dụ như loại tàu sân bay lớp Vô địch của Hải quân Hoàng gia Anh.
Chức năng chủ yếu của Hyuga là thực hiện tác chiến chống ngầm. Tuy nhiên nó cũng có thể thực hiện các hoạt động đổ bộ tấn công.
Đối với hoạt động đổ bộ, Hyuga có thể mang theo từ 300-400 lính thủy đánh bộ. Cũng giống với Izumo, Hyuga chở binh sĩ vào bờ chủ yếu bằng trực thăng. Trên sàn tàu mang theo tới 11 trực thăng vận tải Chinook hoặc các trực thăng nhỏ hơn với số lượng nhiều hơn.
Tàu đổ bộ “khủng” cuối cùng trong top 10 tiếp tục thuộc về lớp Oosumi của Nhật Bản. Khác với Izumo và Hyuga, Oosumi được thiết kế cho đổ bộ xe tăng. Tuy nhiên, con tàu này cũng nhìn tương tự như một tàu sân bay hạng nhẹ.
Với khả năng mang theo 330 binh sĩ cùng với 10 xe tăng và 2 tàu đổ bộ đệm khí để triển khai đổ bộ nhanh chóng, Oosumi đang là một tàu đổ bộ uy lực mạnh mẽ của Nhật Bản ở Thái Bình Dương.
Hiện có 3 chiến hạm lớp Oosumi hoạt động trong biên chế của Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản.