Hiện tại, phía Iran cho biết đã nhận được một loạt đơn chào hàng của nhiều công ty sản xuất vũ khí lớn trên thế giới; nhưng vì lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc với nước này chưa được dỡ bỏ, nên Iran không thể tiến hành đàm phán với người bán.Theo điều ước của thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran, được ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, quy định rằng, lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trong vòng 5 năm. Nhưng với việc Mỹ đơn phương rút ra khỏi thỏa thuận năm 2018, do vậy lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ với Iran vẫn còn nguyên hiệu lực. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump và bản tuyên bố có chữ ký của ông, rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Do bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, không chỉ nền kinh tế Iran bị đình đốn, mà nền công nghiệp quốc phòng của Iran cũng bị cản trở, việc tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới; tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh quân sự toàn diện của Iran.Trong cuộc tập trận của Hải quân Iran ở vùng biển vịnh Ô-man mới đây, việc tàu chiến của họ vô tình bị chìm đã phơi bày nhiều vấn đề của hải quân Iran. Điều này có mối liên hệ rất lớn với các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài.Về Không quân, Iran đang bị tụt lại xa so với các quốc gia tại khu vực Trung Đông; hiện tại, các loại máy bay chiến đấu của Iran phần lớn được mua trước thời kỳ cách mạng Hồi giáo năm 1979, như F-4D/E, F-5E/F, F-14 và một số máy bay chiến đấu mua về sau như MiG-29A, J-7, nhưng đều được chế tạo từ thế kỷ trước, khả năng chiến đấu kém xa so với các loại chiến đấu cơ của châu Âu và Mỹ.Do vậy, sau khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ trong thời gian tới, việc mua các trang thiết bị cho không quân và hải quân sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong việc tăng cường sức mạnh của Quân đội Iran.Trên thị trường vũ khí quốc tế hiện nay, Mỹ và Nga chiếm 1/2 thị phần; tuy nhiên do căng thẳng giữa Mỹ và Iran, thì chỉ có Nga và Trung Quốc là hai quốc gia dám bán vũ khí cho Iran; còn các quốc gia phương Tây và đồng minh của Mỹ, cũng khó dám trái lệnh Mỹ để bán vũ khí cho Iran. Với nhu cầu thực tế của quân đội Iran, nhiều vũ khí của Nga sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của quân đội nước này, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu Su-30, MiG-35 và tàu khu trục lớp Gepard. Nhu cầu của Không quân Iran là cần bổ sung loại máy bay chiến đấu có giá cả phù hợp, Su-30 và MiG-35 của Nga rất phù hợp với yêu cầu của Không quân Iran, nhất là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30; với khả năng bay cực thấp, khả năng bảo vệ mạnh mẽ, Su-30 rất phù hợp để chống lại các tàu chiến Mỹ đang hoạt động trên Vịnh Ba Tư.Trong khi đó, Hải quân Iran cần một lớp tàu chiến phù hợp để chiến đấu ở Vịnh Ba Tư; tàu khu trục lớp Gepard, là tàu khu trục có lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn; tàu có hỏa lực tấn công mạnh mẽ và tên lửa chống hạm có tầm bắn hơn 350 km. Trong trường hợp xung đột với Mỹ, những tàu khu trục Gepard giúp Hải quân Iran dễ dàng phong tỏa eo biển Hormuz. Mặc dù lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ kết thúc trong thời gian tới, nhưng Iran cũng khó mua được vũ khí từ nước ngoài, khi Ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo từng đe dọa rằng, Mỹ sẽ làm mọi cách có thể để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran và sẽ không cho phép Tehran mua vũ khí từ Nga hoặc các quốc gia khác. Trong một thời gian tới, xung quanh vấn đề cấm vận vũ khí đối với Iran, Mỹ và Nga có thể có một cuộc đối đầu gay gắt trong Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên vì lợi ích quốc gia, Nga sẽ kiên quyết phản đối Mỹ áp đặt lại lệnh cấm vận vũ khí với Iran; và quan hệ Mỹ - Nga sẽ tiếp tục có những căng thẳng mới vì Iran. Ảnh: Tên lửa đất đối đất do Iran sản xuất tại một cuộc triển lãm quân sự ở Tehran. Video Nguy cơ từ lệnh cấm vận của Mỹ với Iran - Nguồn: VTV24
Hiện tại, phía Iran cho biết đã nhận được một loạt đơn chào hàng của nhiều công ty sản xuất vũ khí lớn trên thế giới; nhưng vì lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc với nước này chưa được dỡ bỏ, nên Iran không thể tiến hành đàm phán với người bán.
Theo điều ước của thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran, được ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, quy định rằng, lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trong vòng 5 năm. Nhưng với việc Mỹ đơn phương rút ra khỏi thỏa thuận năm 2018, do vậy lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ với Iran vẫn còn nguyên hiệu lực. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump và bản tuyên bố có chữ ký của ông, rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Do bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, không chỉ nền kinh tế Iran bị đình đốn, mà nền công nghiệp quốc phòng của Iran cũng bị cản trở, việc tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới; tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh quân sự toàn diện của Iran.
Trong cuộc tập trận của Hải quân Iran ở vùng biển vịnh Ô-man mới đây, việc tàu chiến của họ vô tình bị chìm đã phơi bày nhiều vấn đề của hải quân Iran. Điều này có mối liên hệ rất lớn với các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài.
Về Không quân, Iran đang bị tụt lại xa so với các quốc gia tại khu vực Trung Đông; hiện tại, các loại máy bay chiến đấu của Iran phần lớn được mua trước thời kỳ cách mạng Hồi giáo năm 1979, như F-4D/E, F-5E/F, F-14 và một số máy bay chiến đấu mua về sau như MiG-29A, J-7, nhưng đều được chế tạo từ thế kỷ trước, khả năng chiến đấu kém xa so với các loại chiến đấu cơ của châu Âu và Mỹ.
Do vậy, sau khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ trong thời gian tới, việc mua các trang thiết bị cho không quân và hải quân sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong việc tăng cường sức mạnh của Quân đội Iran.
Trên thị trường vũ khí quốc tế hiện nay, Mỹ và Nga chiếm 1/2 thị phần; tuy nhiên do căng thẳng giữa Mỹ và Iran, thì chỉ có Nga và Trung Quốc là hai quốc gia dám bán vũ khí cho Iran; còn các quốc gia phương Tây và đồng minh của Mỹ, cũng khó dám trái lệnh Mỹ để bán vũ khí cho Iran.
Với nhu cầu thực tế của quân đội Iran, nhiều vũ khí của Nga sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của quân đội nước này, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu Su-30, MiG-35 và tàu khu trục lớp Gepard.
Nhu cầu của Không quân Iran là cần bổ sung loại máy bay chiến đấu có giá cả phù hợp, Su-30 và MiG-35 của Nga rất phù hợp với yêu cầu của Không quân Iran, nhất là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30; với khả năng bay cực thấp, khả năng bảo vệ mạnh mẽ, Su-30 rất phù hợp để chống lại các tàu chiến Mỹ đang hoạt động trên Vịnh Ba Tư.
Trong khi đó, Hải quân Iran cần một lớp tàu chiến phù hợp để chiến đấu ở Vịnh Ba Tư; tàu khu trục lớp Gepard, là tàu khu trục có lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn; tàu có hỏa lực tấn công mạnh mẽ và tên lửa chống hạm có tầm bắn hơn 350 km. Trong trường hợp xung đột với Mỹ, những tàu khu trục Gepard giúp Hải quân Iran dễ dàng phong tỏa eo biển Hormuz.
Mặc dù lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ kết thúc trong thời gian tới, nhưng Iran cũng khó mua được vũ khí từ nước ngoài, khi Ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo từng đe dọa rằng, Mỹ sẽ làm mọi cách có thể để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran và sẽ không cho phép Tehran mua vũ khí từ Nga hoặc các quốc gia khác.
Trong một thời gian tới, xung quanh vấn đề cấm vận vũ khí đối với Iran, Mỹ và Nga có thể có một cuộc đối đầu gay gắt trong Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên vì lợi ích quốc gia, Nga sẽ kiên quyết phản đối Mỹ áp đặt lại lệnh cấm vận vũ khí với Iran; và quan hệ Mỹ - Nga sẽ tiếp tục có những căng thẳng mới vì Iran. Ảnh: Tên lửa đất đối đất do Iran sản xuất tại một cuộc triển lãm quân sự ở Tehran.
Video Nguy cơ từ lệnh cấm vận của Mỹ với Iran - Nguồn: VTV24