Tên lửa Tên lửa không đối không tầm xa (LRAAM), sử dụng thiết kế hai tầng, bao gồm phần thân chính của đầu đạn phía trước (cũng có cả động cơ tên lửa) và phần động cơ đẩy tăng cường ở phía sau.Động cơ đẩy tăng cường của tên lửa, sau khi đưa tên lửa rời bệ phóng và đưa tên lửa bay được ở cự ly nhất định, sẽ tự động tách ra ở giữa đường bay, sau khi nhiên kiệu bị đốt cháy hoàn toàn; thiết kế này cũng có thể thấy trong thiết kế tên lửa đạn đạo nhiều tầng của Mỹ trước đây.Một đại diện của Boeing cho biết, hãng đã thiết kế kỹ lưỡng tên lửa LRAAM, để đáp ứng hàng loạt công nghệ tiên tiến mà quân đội Mỹ yêu cầu cho các tên lửa không đối không tầm xa trong tương lai.Quân đội Mỹ yêu cầu tên lửa mới, có thể sử dụng động cơ tên lửa một tầng hoặc nhiều tầng. Hiện Quân đội Mỹ quan tâm nhất đến động cơ tên lửa rắn đa xung có thể điều chỉnh được. So với các tên lửa hiện có, các động cơ này có thể cung cấp tên lửa mới với tốc độ và tầm bắn cao hơn tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120.Đại diện Boeing cho biết, tên lửa LRAAM vẫn đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng, và trọng tâm chủ yếu là thiết kế cánh quạt siêu nạp. Bộ phận đẩy phía sau này rất giống với phần thân chính của đầu đạn phía trước, nó có thể tạo lực đẩy ban đầu cho tên lửa và tự động rơi ra sau khi phóng toàn bộ tên lửa đến một cự ly nhất định.Phần thân chính của đầu đạn phía trước, sẽ sử dụng một động cơ tên lửa khác, để đẩy tên lửa tiếp tục tấn công mục tiêu. Hình dạng cốt lõi động cơ của đầu đạn và tên lửa đẩy dường như hoàn toàn giống nhau, và chúng không dựa trên các thiết kế hiện có. Đồng thời việc sử dụng cùng một thiết kế cơ bản ở cả hai bộ phận, sẽ giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí.LRAAM vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, vì vậy thông tin về hiệu suất dự kiến và các khả năng khác của tên lửa này còn trong vòng bảo mật. Nhìn chung, mục đích của tên lửa mới là cung cấp một loại vũ khí có tốc độ và tầm bắn đáng kể cũng như tính cơ động cao trong không chiến.Khả năng cơ động của LRAAM đến từ phần thân đầu đạn riêng biệt phía trước của nó; và so với các tên lửa một tầng khác có kích thước thân đầu đạn tương tự, LRAAM có thêm động cơ tăng cường phía sau, để giúp tên lửa có tầm bắn xa hơn.Điều đáng chú ý là thiết kế này của LRAAM còn có thể sử dụng phần thân chính của đầu đạn phía trước làm vũ khí không chiến tầm ngắn. Xét từ góc độ kích thước của phần thân chính của đầu đạn, nó cũng có thể là một tên lửa nhỏ; máy bay tàng hình của quân đội Mỹ có thể mang tên lửa này trong khoang chứa vũ khí bên trong, và số lượng sẽ nhiều hơn tên lửa AIM-120.Boeing cũng nói rõ rằng, họ tin rằng tên lửa không đối không tầm xa (LRAAM) sẽ không “đụng hàng” với các chương trình tên lửa không đối không hiện có; điều này cho thấy công ty tin tưởng loại tên lửa mới này, sẽ cung cấp thêm sự lựa chọn đối không tầm xa cho Không quân Mỹ, chứ không phải thay thế trực tiếp, cho bất kỳ loại tên lửa nào đang hoạt động.Hiện loại tên lửa Chiến thuật mới AIM-260, là một dự án khác mà Không quân đang hợp tác với Hải quân Mỹ để đồng phát triển; mục đích của nó là thay thế (ít nhất một phần), tên lửa không đối không tầm trung AIM-120. Do đó, LRAAM sẽ là một dự án tên lửa không đối không hoàn toàn khác, và nhiệm vụ chiến đấu của nó cũng khác với tên lửa không đối không AIM-260 trong tương lai và AIM-120 hiện tại.Trong 20 năm qua, Không quân Mỹ (và đôi khi hợp tác với Hải quân) đã cam kết phát triển ba loại tên lửa không đối không tầm cực xa khác nhau, nhưng một trong số chúng, cũng có thể được sử dụng làm tên lửa bức xạ, tiêu diệt các hệ thống radar phòng không trên mặt đất. Tuy nhiên dự án tên lửa LRAAM dường như chỉ được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ không chiến.Trước đó, Không quân Mỹ cũng đang tìm cách trang bị một loại tên lửa không đối không siêu cỡ mới, cho máy bay chiến đấu F-15EX mới ra mắt. Mặc dù vũ khí này không có thêm thông tin chi tiết, nhưng có vẻ như nó không phải là AIM-260. Vì kích thước của AIM-260 dự kiến sẽ tương tự như AIM-120 hiện có. Hiện tại nhu cầu về tên lửa không đối không tầm xa của Không quân và Hải quân Mỹ đang tăng lên. Hiện nay tên lửa không đối không tầm xa PL-15 của Trung Quốc, phần lớn giống với mẫu cải tiến của AIM-120D; đây cũng là yếu tố then chốt, để quân đội Mỹ khởi động chương trình tên lửa AIM-260. Cách đây vài năm, có những bức ảnh cho thấy, một máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc, mang tên lửa không đối không có kích thước lớn hơn, có thể chuyên dùng để bắn hạ máy bay cảnh báo sớm trên và các máy bay hỗ trợ có giá trị cao như máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát từ khoảng cách rất xa. Do đó không có gì ngạc nhiên, khi Không quân Mỹ muốn trang bị các loại tên lửa không đối không tầm xa tương tự.Vì tên lửa LRAAM của Boeing vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu; theo kế hoạch, những thiết kế của tên lửa có thể trải qua những thay đổi lớn, hoặc nó có thể được sử dụng để hỗ trợ sự phát triển của các khái niệm vũ khí khác.Nhưng trong mọi trường hợp, LRAAM có thể là vũ khí không đối không độc nhất vô nhị, và Không quân Mỹ tin rằng, tên lửa này sẽ trở thành vũ khí không chiến quan trọng trong tương lai. Nguồn ảnh: Foxt. Các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn là thứ vũ khí không thể thiếu trên mọi loại tiêm kích hiện đại ngày nay. Nguồn: Pinterest.
Tên lửa Tên lửa không đối không tầm xa (LRAAM), sử dụng thiết kế hai tầng, bao gồm phần thân chính của đầu đạn phía trước (cũng có cả động cơ tên lửa) và phần động cơ đẩy tăng cường ở phía sau.
Động cơ đẩy tăng cường của tên lửa, sau khi đưa tên lửa rời bệ phóng và đưa tên lửa bay được ở cự ly nhất định, sẽ tự động tách ra ở giữa đường bay, sau khi nhiên kiệu bị đốt cháy hoàn toàn; thiết kế này cũng có thể thấy trong thiết kế tên lửa đạn đạo nhiều tầng của Mỹ trước đây.
Một đại diện của Boeing cho biết, hãng đã thiết kế kỹ lưỡng tên lửa LRAAM, để đáp ứng hàng loạt công nghệ tiên tiến mà quân đội Mỹ yêu cầu cho các tên lửa không đối không tầm xa trong tương lai.
Quân đội Mỹ yêu cầu tên lửa mới, có thể sử dụng động cơ tên lửa một tầng hoặc nhiều tầng. Hiện Quân đội Mỹ quan tâm nhất đến động cơ tên lửa rắn đa xung có thể điều chỉnh được. So với các tên lửa hiện có, các động cơ này có thể cung cấp tên lửa mới với tốc độ và tầm bắn cao hơn tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120.
Đại diện Boeing cho biết, tên lửa LRAAM vẫn đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng, và trọng tâm chủ yếu là thiết kế cánh quạt siêu nạp. Bộ phận đẩy phía sau này rất giống với phần thân chính của đầu đạn phía trước, nó có thể tạo lực đẩy ban đầu cho tên lửa và tự động rơi ra sau khi phóng toàn bộ tên lửa đến một cự ly nhất định.
Phần thân chính của đầu đạn phía trước, sẽ sử dụng một động cơ tên lửa khác, để đẩy tên lửa tiếp tục tấn công mục tiêu. Hình dạng cốt lõi động cơ của đầu đạn và tên lửa đẩy dường như hoàn toàn giống nhau, và chúng không dựa trên các thiết kế hiện có. Đồng thời việc sử dụng cùng một thiết kế cơ bản ở cả hai bộ phận, sẽ giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí.
LRAAM vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, vì vậy thông tin về hiệu suất dự kiến và các khả năng khác của tên lửa này còn trong vòng bảo mật. Nhìn chung, mục đích của tên lửa mới là cung cấp một loại vũ khí có tốc độ và tầm bắn đáng kể cũng như tính cơ động cao trong không chiến.
Khả năng cơ động của LRAAM đến từ phần thân đầu đạn riêng biệt phía trước của nó; và so với các tên lửa một tầng khác có kích thước thân đầu đạn tương tự, LRAAM có thêm động cơ tăng cường phía sau, để giúp tên lửa có tầm bắn xa hơn.
Điều đáng chú ý là thiết kế này của LRAAM còn có thể sử dụng phần thân chính của đầu đạn phía trước làm vũ khí không chiến tầm ngắn. Xét từ góc độ kích thước của phần thân chính của đầu đạn, nó cũng có thể là một tên lửa nhỏ; máy bay tàng hình của quân đội Mỹ có thể mang tên lửa này trong khoang chứa vũ khí bên trong, và số lượng sẽ nhiều hơn tên lửa AIM-120.
Boeing cũng nói rõ rằng, họ tin rằng tên lửa không đối không tầm xa (LRAAM) sẽ không “đụng hàng” với các chương trình tên lửa không đối không hiện có; điều này cho thấy công ty tin tưởng loại tên lửa mới này, sẽ cung cấp thêm sự lựa chọn đối không tầm xa cho Không quân Mỹ, chứ không phải thay thế trực tiếp, cho bất kỳ loại tên lửa nào đang hoạt động.
Hiện loại tên lửa Chiến thuật mới AIM-260, là một dự án khác mà Không quân đang hợp tác với Hải quân Mỹ để đồng phát triển; mục đích của nó là thay thế (ít nhất một phần), tên lửa không đối không tầm trung AIM-120.
Do đó, LRAAM sẽ là một dự án tên lửa không đối không hoàn toàn khác, và nhiệm vụ chiến đấu của nó cũng khác với tên lửa không đối không AIM-260 trong tương lai và AIM-120 hiện tại.
Trong 20 năm qua, Không quân Mỹ (và đôi khi hợp tác với Hải quân) đã cam kết phát triển ba loại tên lửa không đối không tầm cực xa khác nhau, nhưng một trong số chúng, cũng có thể được sử dụng làm tên lửa bức xạ, tiêu diệt các hệ thống radar phòng không trên mặt đất. Tuy nhiên dự án tên lửa LRAAM dường như chỉ được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ không chiến.
Trước đó, Không quân Mỹ cũng đang tìm cách trang bị một loại tên lửa không đối không siêu cỡ mới, cho máy bay chiến đấu F-15EX mới ra mắt. Mặc dù vũ khí này không có thêm thông tin chi tiết, nhưng có vẻ như nó không phải là AIM-260. Vì kích thước của AIM-260 dự kiến sẽ tương tự như AIM-120 hiện có.
Hiện tại nhu cầu về tên lửa không đối không tầm xa của Không quân và Hải quân Mỹ đang tăng lên. Hiện nay tên lửa không đối không tầm xa PL-15 của Trung Quốc, phần lớn giống với mẫu cải tiến của AIM-120D; đây cũng là yếu tố then chốt, để quân đội Mỹ khởi động chương trình tên lửa AIM-260.
Cách đây vài năm, có những bức ảnh cho thấy, một máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc, mang tên lửa không đối không có kích thước lớn hơn, có thể chuyên dùng để bắn hạ máy bay cảnh báo sớm trên và các máy bay hỗ trợ có giá trị cao như máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát từ khoảng cách rất xa. Do đó không có gì ngạc nhiên, khi Không quân Mỹ muốn trang bị các loại tên lửa không đối không tầm xa tương tự.
Vì tên lửa LRAAM của Boeing vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu; theo kế hoạch, những thiết kế của tên lửa có thể trải qua những thay đổi lớn, hoặc nó có thể được sử dụng để hỗ trợ sự phát triển của các khái niệm vũ khí khác.
Nhưng trong mọi trường hợp, LRAAM có thể là vũ khí không đối không độc nhất vô nhị, và Không quân Mỹ tin rằng, tên lửa này sẽ trở thành vũ khí không chiến quan trọng trong tương lai. Nguồn ảnh: Foxt.
Các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn là thứ vũ khí không thể thiếu trên mọi loại tiêm kích hiện đại ngày nay. Nguồn: Pinterest.