Hôm mùng 9/4 vừa qua, Hải quân Mỹ đã điều 3 tàu vận tải cỡ lớn bao gồm USNS Pililaau (T-AKR-304), USNS T.Williams ( T-AK-3009) và USNS Wheeler (T-AG 5001) tới cảng Pohang phía Nam Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Đây được coi là một trong những động thái tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Á nhất là trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở khu vực này đang ngày một leo thang với quả bom nổ chậm mang tên Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina.Tàu USNS Pililaau là chiếc tàu vận tải thứ 5 của Hải quân Mỹ thuộc lớp Bob Hope được hạ thủy từ năm 2000. Tàu có độ giãn nước 62.000 tấn khi đầy tải, dài 290 mét, lườn rộng 32,3 mét và có độ giãn nước tối đa 10,6 mét. Nguồn ảnh: Sina.Con tàu vận tải này được trang bị 4 động cơ Cold Pielstick cung cấp tổng cộng 64.000 mã lực cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 24 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 44km/h. USNS Pililaau là con tàu không có vũ trang, nó chỉ chuyên nhiệm các nhiệm vụ vận tải tiếp tế trên biển và thiết lập cầu hậu cần tại các cảng biển lớn trong lãnh thổ đồng minh cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Tương tự, USNS Williams (số thân T-AK-3009) cũng là một con tàu vận tải không có vũ trang, nó thuộc lớp John P. Bobo và có độ giãn nước 44.300 tấn khi đầy tải. con tàu này có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa chỉ khoảng 18 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 33 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự của mình ở khu vực Đông Á được giới quan sát đánh giá là hành động nhằm tăng cường sự tin tưởng với các đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.Với ba tàu vận tải hạng nặng, Mỹ có thể thiết lập được cầu tiếp tế xuyên Thái Bình Dương nếu xảy ra xung đột vũ trang trong khu vực này với Triều Tiên trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.Cũng trong thời gian gần đây, phía Triều Tiên liên tục ra tăng sức ép của mình trong khu vực bằng một loạt các cuộc phóng thử tên lửa tầm xa tới tận vùng biển Nhật Bản và các hoạt động quân sự trong lãnh thổ nước này. Trước động thái đó, phía Mỹ đã cử một lực lượng lớn các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hải quân và các máy bay F-35 tới Đông Á và tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi hành động gây hấn của Triều Tiên, thậm chí ra tay phủ đầu trước nếu cảm thấy mối nguy hại từ Bình Nhưỡng tăng cao vượt quá giới hạn. Nguồn ảnh: Sina.Tình hình khu vực Đông Á từ đầu năm 2017 tới nay là hết sức căng thẳng khi các bên liên tục gây sức ép lên nhau. Với các hành động của mình, phía Mỹ đã truyền tải một thông điệp rõ rệt rằng họ sẽ không bao giờ bỏ rơi các đồng minh chiến lược của mình tại khu vực này, vấn đề bây giờ là liệu Triều Tiên có chịu xuống thang hay vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép lên tất cả các quốc gia lân cận bao gồm cả Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Hôm mùng 9/4 vừa qua, Hải quân Mỹ đã điều 3 tàu vận tải cỡ lớn bao gồm USNS Pililaau (T-AKR-304), USNS T.Williams ( T-AK-3009) và USNS Wheeler (T-AG 5001) tới cảng Pohang phía Nam Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Đây được coi là một trong những động thái tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Á nhất là trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở khu vực này đang ngày một leo thang với quả bom nổ chậm mang tên Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu USNS Pililaau là chiếc tàu vận tải thứ 5 của Hải quân Mỹ thuộc lớp Bob Hope được hạ thủy từ năm 2000. Tàu có độ giãn nước 62.000 tấn khi đầy tải, dài 290 mét, lườn rộng 32,3 mét và có độ giãn nước tối đa 10,6 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Con tàu vận tải này được trang bị 4 động cơ Cold Pielstick cung cấp tổng cộng 64.000 mã lực cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 24 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 44km/h. USNS Pililaau là con tàu không có vũ trang, nó chỉ chuyên nhiệm các nhiệm vụ vận tải tiếp tế trên biển và thiết lập cầu hậu cần tại các cảng biển lớn trong lãnh thổ đồng minh cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Tương tự, USNS Williams (số thân T-AK-3009) cũng là một con tàu vận tải không có vũ trang, nó thuộc lớp John P. Bobo và có độ giãn nước 44.300 tấn khi đầy tải. con tàu này có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa chỉ khoảng 18 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 33 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự của mình ở khu vực Đông Á được giới quan sát đánh giá là hành động nhằm tăng cường sự tin tưởng với các đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Với ba tàu vận tải hạng nặng, Mỹ có thể thiết lập được cầu tiếp tế xuyên Thái Bình Dương nếu xảy ra xung đột vũ trang trong khu vực này với Triều Tiên trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Cũng trong thời gian gần đây, phía Triều Tiên liên tục ra tăng sức ép của mình trong khu vực bằng một loạt các cuộc phóng thử tên lửa tầm xa tới tận vùng biển Nhật Bản và các hoạt động quân sự trong lãnh thổ nước này. Trước động thái đó, phía Mỹ đã cử một lực lượng lớn các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hải quân và các máy bay F-35 tới Đông Á và tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi hành động gây hấn của Triều Tiên, thậm chí ra tay phủ đầu trước nếu cảm thấy mối nguy hại từ Bình Nhưỡng tăng cao vượt quá giới hạn. Nguồn ảnh: Sina.
Tình hình khu vực Đông Á từ đầu năm 2017 tới nay là hết sức căng thẳng khi các bên liên tục gây sức ép lên nhau. Với các hành động của mình, phía Mỹ đã truyền tải một thông điệp rõ rệt rằng họ sẽ không bao giờ bỏ rơi các đồng minh chiến lược của mình tại khu vực này, vấn đề bây giờ là liệu Triều Tiên có chịu xuống thang hay vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép lên tất cả các quốc gia lân cận bao gồm cả Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.