Ngư lôi hạt nhân Poseidon là một trong năm loại vũ khí chiến lược thế hệ mới, lần đầu tiên được đề cập tới trong thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3/2018.Vũ khí trên theo giới thiệu có tầm hoạt động không giới hạn nhờ được trang bị lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ và độ ồn khi hoạt động cực thấp, khiến mọi phương tiện trinh sát thủy âm của đối phương không thể nhận biết.Poseidon được thiết kế mang theo đầu đạn nhiệt hạch với đương lượng nổ lên tới 100 MT, đủ sức tạo sóng thần cao 500 m, xóa sổ toàn bộ một dải bờ biển rộng lớn và còn gây nhiễm xạ kéo dài, bởi vậy nó được gọi là “Ngư lôi ngày tận thế”.Mặc dù vậy con số 100 MT bị cho là quá phóng đại, bởi vì kể cả bom nhiệt hạch lớn nhất của Liên Xô Tsar Bomba cũng chỉ có đương lượng nổ bằng một nửa, do vậy đại đa số ý kiến cho rằng sức mạnh thực sự của đầu đạn mà Poseidon mang theo ở mức 2 MT.Vấn đề gây nghi ngờ nữa của ngư lôi Poseidon đó là theo tuyên bố của Nga thì nó có tầm bắn không giới hạn, tức là có thể triển khai từ một căn cứ bí mật trong lãnh hải nước này để gia tăng xác suất qua mặt toàn bộ hệ thống cảnh giới của đối phươngNhưng thực tế Poseidon lại yêu cầu phải được tích hợp vào tàu ngầm hạt nhân siêu lớn Belgorod - Dự án 09852, cho thấy tầm bắn của nó là có hạn, dẫn tới nghi ngờ không được trang bị lò phản ứng hạt nhân mini.Chưa dừng lại đây, Nga cho biết vận tốc của Poseidon lên tới con số không tưởng 107 hải lý/h (200 km/h), trong khi các ngư lôi cao tốc hiện chỉ có thể đạt tới con số 48 hải lý/h, tức là chưa bằng một nửa.Theo giải thích của Nga, sở dĩ tốc độ của Poseidon cao đến vậy là nhờ nó được áp dụng công nghệ siêu khoang độc quyền mà nước này đã ứng dụng trên ngư lôi tấn công VA-111 Shkval nổi tiếng.Cần nhắc lại việc ngư lôi siêu khoang đáng sợ nhất của Nga với tên định danh VA-111 Shkval sở dĩ có tốc độ rất cao là nhờ bộ phận đặc biệt tạo ra một bọt khí lớn bao trùm lên toàn bộ phần thân khi bơi trong nước.Như vậy, thực chất ngư lôi VA-111 Shkval không hề chạm vào một chút nước nào mà như đang bay trên không, bí quyết đẩy tốc độ lên cực nhanh chính là nhờ giảm thiểu tối đa lực cản của nước.Tuy vậy việc áp dụng công nghệ siêu khoang trên Poseidon bị cho là bất khả thi, bởi vì đặc trưng của ngư lôi Shkval đó là nó không thể thay đổi hướng đi mà chỉ chuyển động theo đường thẳng, do bất cứ một cú đổi hướng nào cũng sẽ dẫn tới phá vỡ bong bóng khí.Trong khi đó Poseidon trên cả quãng đường di chuyển rất dài của mình phải liên tục đổi hướng nhằm lẩn tránh đối phương, chưa kể ngư lôi siêu khoang có độ ồn rất lớn, không thể yên tĩnh như những gì Nga quảng cáo.Ngoài ra khi bọt khí lớn bao trùm lên vật thể di chuyển trong nước thì nó sẽ không sử dụng được các cảm biến để xác định mối nguy cơ bên ngoài, trái ngược hoàn toàn so với những gì Nga giới thiệu.Tóm lại, "Ngư lôi ngày tận thế" Poseidon của Nga sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa để chứng minh những tính năng siêu tưởng mà nó mang theo là có thực chứ không phải chỉ là "đòn tâm lý".
Ngư lôi hạt nhân Poseidon là một trong năm loại vũ khí chiến lược thế hệ mới, lần đầu tiên được đề cập tới trong thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3/2018.
Vũ khí trên theo giới thiệu có tầm hoạt động không giới hạn nhờ được trang bị lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ và độ ồn khi hoạt động cực thấp, khiến mọi phương tiện trinh sát thủy âm của đối phương không thể nhận biết.
Poseidon được thiết kế mang theo đầu đạn nhiệt hạch với đương lượng nổ lên tới 100 MT, đủ sức tạo sóng thần cao 500 m, xóa sổ toàn bộ một dải bờ biển rộng lớn và còn gây nhiễm xạ kéo dài, bởi vậy nó được gọi là “Ngư lôi ngày tận thế”.
Mặc dù vậy con số 100 MT bị cho là quá phóng đại, bởi vì kể cả bom nhiệt hạch lớn nhất của Liên Xô Tsar Bomba cũng chỉ có đương lượng nổ bằng một nửa, do vậy đại đa số ý kiến cho rằng sức mạnh thực sự của đầu đạn mà Poseidon mang theo ở mức 2 MT.
Vấn đề gây nghi ngờ nữa của ngư lôi Poseidon đó là theo tuyên bố của Nga thì nó có tầm bắn không giới hạn, tức là có thể triển khai từ một căn cứ bí mật trong lãnh hải nước này để gia tăng xác suất qua mặt toàn bộ hệ thống cảnh giới của đối phương
Nhưng thực tế Poseidon lại yêu cầu phải được tích hợp vào tàu ngầm hạt nhân siêu lớn Belgorod - Dự án 09852, cho thấy tầm bắn của nó là có hạn, dẫn tới nghi ngờ không được trang bị lò phản ứng hạt nhân mini.
Chưa dừng lại đây, Nga cho biết vận tốc của Poseidon lên tới con số không tưởng 107 hải lý/h (200 km/h), trong khi các ngư lôi cao tốc hiện chỉ có thể đạt tới con số 48 hải lý/h, tức là chưa bằng một nửa.
Theo giải thích của Nga, sở dĩ tốc độ của Poseidon cao đến vậy là nhờ nó được áp dụng công nghệ siêu khoang độc quyền mà nước này đã ứng dụng trên ngư lôi tấn công VA-111 Shkval nổi tiếng.
Cần nhắc lại việc ngư lôi siêu khoang đáng sợ nhất của Nga với tên định danh VA-111 Shkval sở dĩ có tốc độ rất cao là nhờ bộ phận đặc biệt tạo ra một bọt khí lớn bao trùm lên toàn bộ phần thân khi bơi trong nước.
Như vậy, thực chất ngư lôi VA-111 Shkval không hề chạm vào một chút nước nào mà như đang bay trên không, bí quyết đẩy tốc độ lên cực nhanh chính là nhờ giảm thiểu tối đa lực cản của nước.
Tuy vậy việc áp dụng công nghệ siêu khoang trên Poseidon bị cho là bất khả thi, bởi vì đặc trưng của ngư lôi Shkval đó là nó không thể thay đổi hướng đi mà chỉ chuyển động theo đường thẳng, do bất cứ một cú đổi hướng nào cũng sẽ dẫn tới phá vỡ bong bóng khí.
Trong khi đó Poseidon trên cả quãng đường di chuyển rất dài của mình phải liên tục đổi hướng nhằm lẩn tránh đối phương, chưa kể ngư lôi siêu khoang có độ ồn rất lớn, không thể yên tĩnh như những gì Nga quảng cáo.
Ngoài ra khi bọt khí lớn bao trùm lên vật thể di chuyển trong nước thì nó sẽ không sử dụng được các cảm biến để xác định mối nguy cơ bên ngoài, trái ngược hoàn toàn so với những gì Nga giới thiệu.
Tóm lại, "Ngư lôi ngày tận thế" Poseidon của Nga sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa để chứng minh những tính năng siêu tưởng mà nó mang theo là có thực chứ không phải chỉ là "đòn tâm lý".