Với phiên bản mới này, chúng ta có thể nhận thấy ngay, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 tối tân này của Nga là hoàn toàn khác biệt với những “người anh em” của mình như Buk-M2.Xét từ các dữ liệu mở được thấy, hệ thống phòng không tối tân Buk-M3 này mang rất nhiều khả năng mới đầy vượt trội với những “người tiền nhiệm”. Đầu tiên là, chúng có khả năng mở rộng phạm vi tiêu diệt mục tiêu khí động lực, một khả năng “đáng sợ”.Với khả năng mới này, tổ hợp Buk-M3 có thể tiêu diệt hết các mục tiêu như máy bay quân sự, tên lửa hành trình – cho đến cả tên lửa đạn đạo, thậm chí như đầu đạn tên lửa chiến thuật – bao gồm cả các tên lửa thông minh mang độ chính xác cao của địch.Tầm bắn của nó có thể hoạt động tốt nhất trong phạm vi từ 2.5-70km, độ cao đa tầng từ 15m cho đến tận 35km, với điều kiện mục tiêu bay ở vận tốc tối đa trong khoảng 3.000m/s (tức tương đương với gần 11.000km/h, tốc độ của Mach 8+).Và hoá ra, không phải là loại hệ thống phòng không nào trên thế giới cũng có thể sở hữu “sự tự tin” như Buk-M3 của Nga trong công cuộc đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo bay với vận tốc cao đến như vậy.Ngoài ra, sau các nhiệm vụ chính thông thường mà các hệ thống phòng thủ không kích đảm nhiệm, Buk-M3 còn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước, thậm chí là ngay trong khi mang điều kiện hoả lực dữ dội và hứng chịu các biện pháp đối phó điện tử của đối thủ.Còn một điều ở Buk-M3 cũng tạo ấn tượng mạnh với người chứng kiến, chính là nằm ở tốc độ ưu việt của nó trên chiến trường, điều này được thể hiện qua một buổi hành quân của Tiểu đoàn Buk-M3 Nga.Trong khuôn khổ buổi hành quân, có tới 12 chiếc xe bánh xích đang di chuyển với tốc độ lên tới 65km/h, và đặc biệt, lái xe của Buk-M3 còn có thể sử dụng hệ thống điều khiển hiệu chỉnh, hướng dẫn nó từ hình ảnh từ quay video.Ngoài ra, tất cả khung gầm của Buk-M3 cũng đều được đồng nhất về các bộ phận chính với một hệ thống phòng thủ khác cũng rất mạnh mẽ của Nga là Tor, dạng khung gầm xe thiết giáp thùng kín.Đồng thời, hệ thống phòng không tên lửa tối tân này của Nga cũng được trang bị lớp phòng thủ cẩn thận, bảo bệ chúng khỏi bom – mìn, giảm thiểu tối đa khả năng kíp lái phải chịu chấn thương nặng nề và chấn thương, ngay cả khi “rủi ro” nhất là bị nổ tung.Và với các hệ thống điện tử hiện đại được trang bị, Buk-M3 cùng kíp lái của nó có khả năng bao quát cực tốt, đặc biệt là nâng đc ăng-ten lên đến 24m, tạo điều kiện có thể quan sát mọi thứ xung quanh.Còn về sự cải tiến trong mặt vũ trang, các Buk-M3 hoàn toàn không giống với “đàn anh” Buk-M2 của mình, nó có thể mang tới 12 tên lửa dự trữ thay vì 8 quả như trên Buk-M2. Ngoài ra, mỗi bệ phóng trên Buk-M3 sẽ mang sẵn 6 quả tên lửa thay vì chỉ có 4 quả.Đặc biệt, hệ thống tên lửa phòng không của Buk-M3 được thiết kế đặt trong các thùng chứa đặc chế, điều mà chúng ta chỉ thấy trên các hệ thống phòng không tên lửa như S-300 hay S-400 của Nga.Ngoài ra, mỗi bệ phóng này của Buk-M3 đều mang các hệ thống tác chiến tự chủ, như radar đa chức năng riêng, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và mang khả năng tự động tác chiến. Với điều này, Buk-M3 mang khả năng theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc, khai hoả đánh chặn 6 mục tiêu đồng loạt.Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi Tiểu đoàn Buk-M3 Nga có thể “xử lý” đồng loạt tới 36 mục tiêu, với khả năng xử lý của phần mềm hiện đại hỗ trợ, các mục tiêu “nguy hiểm” nhất sẽ được lọc và xử lý ngay khi tiến hành đòn “phủ đầu”.Về độ chính xác, Buk-M3 mang tỉ lệ chính xác “đáng kinh ngạc”, lên tới tỉ lệ chỉ 0.9999 sai số, thậm chí còn vượt trội hơn cả S-300 nổi tiếng của Nga. Và chỉ vài phút sau khi khai hoả, Buk-M3 sẽ rời khỏi vị trí khai hoả bằng sự cơ động của mình.Và để vận hành tối ưu, tất cả bộ phận trên tổ hợp phòng không tên lửa Buk-M3 này đều được phát triển để hoạt động tốt mọi điều kiện thời tiết, từ -50 độ đến 65 độ C, độ ẩm 100% (kể cả là trận mưa nhiệt đới), mọi “phong ba bão táp”, và chiến đấu tích cực liên tục trong 48 giờ liên tục.Và có lưu ý rằng, Buk-M3 sẽ không chỉ xuất hiện trong biên chế của Quân đội Nga, nó cũng được phát triển một phiên bản xuất khẩu với cái tên Viking. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu được đánh giá là sẽ mang hiệu năng “thiệt thòi” hơn với nguyên mẫu.Nhưng dù sao, Buk-M3 và cả phiên bản Viking của mình đều mang khả năng hoạt động vượt trội, hơn hẳn so với các tiền thân của mình. Chắc chắn, khi sở hữu hệ thống phòng thủ này, sẽ là một nền tảng chiến đấu cực lớn đối với bất cứ quân đội nào.Điều này cũng đã từng được thể hiện, khi Buk-M3 xuất hiện trong khuôn khổ cuộc tập trận tại gần biên giới Astrakhan và bắn hạ các mục tiêu tên lửa Saman với tốc độ tới 1.000km/h. Nguồn ảnh: Foxt. Một số hình ảnh của hệ thống phòng không tên lửa tối tân Buk-M3 khi tác chiến thực tế, cho thấy uy lực đáng gờm của nền tảng vũ khí đánh chặn này của Nga. Nguồn: Armies Power.
Với phiên bản mới này, chúng ta có thể nhận thấy ngay, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 tối tân này của Nga là hoàn toàn khác biệt với những “người anh em” của mình như Buk-M2.
Xét từ các dữ liệu mở được thấy, hệ thống phòng không tối tân Buk-M3 này mang rất nhiều khả năng mới đầy vượt trội với những “người tiền nhiệm”. Đầu tiên là, chúng có khả năng mở rộng phạm vi tiêu diệt mục tiêu khí động lực, một khả năng “đáng sợ”.
Với khả năng mới này, tổ hợp Buk-M3 có thể tiêu diệt hết các mục tiêu như máy bay quân sự, tên lửa hành trình – cho đến cả tên lửa đạn đạo, thậm chí như đầu đạn tên lửa chiến thuật – bao gồm cả các tên lửa thông minh mang độ chính xác cao của địch.
Tầm bắn của nó có thể hoạt động tốt nhất trong phạm vi từ 2.5-70km, độ cao đa tầng từ 15m cho đến tận 35km, với điều kiện mục tiêu bay ở vận tốc tối đa trong khoảng 3.000m/s (tức tương đương với gần 11.000km/h, tốc độ của Mach 8+).
Và hoá ra, không phải là loại hệ thống phòng không nào trên thế giới cũng có thể sở hữu “sự tự tin” như Buk-M3 của Nga trong công cuộc đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo bay với vận tốc cao đến như vậy.
Ngoài ra, sau các nhiệm vụ chính thông thường mà các hệ thống phòng thủ không kích đảm nhiệm, Buk-M3 còn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước, thậm chí là ngay trong khi mang điều kiện hoả lực dữ dội và hứng chịu các biện pháp đối phó điện tử của đối thủ.
Còn một điều ở Buk-M3 cũng tạo ấn tượng mạnh với người chứng kiến, chính là nằm ở tốc độ ưu việt của nó trên chiến trường, điều này được thể hiện qua một buổi hành quân của Tiểu đoàn Buk-M3 Nga.
Trong khuôn khổ buổi hành quân, có tới 12 chiếc xe bánh xích đang di chuyển với tốc độ lên tới 65km/h, và đặc biệt, lái xe của Buk-M3 còn có thể sử dụng hệ thống điều khiển hiệu chỉnh, hướng dẫn nó từ hình ảnh từ quay video.
Ngoài ra, tất cả khung gầm của Buk-M3 cũng đều được đồng nhất về các bộ phận chính với một hệ thống phòng thủ khác cũng rất mạnh mẽ của Nga là Tor, dạng khung gầm xe thiết giáp thùng kín.
Đồng thời, hệ thống phòng không tên lửa tối tân này của Nga cũng được trang bị lớp phòng thủ cẩn thận, bảo bệ chúng khỏi bom – mìn, giảm thiểu tối đa khả năng kíp lái phải chịu chấn thương nặng nề và chấn thương, ngay cả khi “rủi ro” nhất là bị nổ tung.
Và với các hệ thống điện tử hiện đại được trang bị, Buk-M3 cùng kíp lái của nó có khả năng bao quát cực tốt, đặc biệt là nâng đc ăng-ten lên đến 24m, tạo điều kiện có thể quan sát mọi thứ xung quanh.
Còn về sự cải tiến trong mặt vũ trang, các Buk-M3 hoàn toàn không giống với “đàn anh” Buk-M2 của mình, nó có thể mang tới 12 tên lửa dự trữ thay vì 8 quả như trên Buk-M2. Ngoài ra, mỗi bệ phóng trên Buk-M3 sẽ mang sẵn 6 quả tên lửa thay vì chỉ có 4 quả.
Đặc biệt, hệ thống tên lửa phòng không của Buk-M3 được thiết kế đặt trong các thùng chứa đặc chế, điều mà chúng ta chỉ thấy trên các hệ thống phòng không tên lửa như S-300 hay S-400 của Nga.
Ngoài ra, mỗi bệ phóng này của Buk-M3 đều mang các hệ thống tác chiến tự chủ, như radar đa chức năng riêng, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và mang khả năng tự động tác chiến. Với điều này, Buk-M3 mang khả năng theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc, khai hoả đánh chặn 6 mục tiêu đồng loạt.
Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi Tiểu đoàn Buk-M3 Nga có thể “xử lý” đồng loạt tới 36 mục tiêu, với khả năng xử lý của phần mềm hiện đại hỗ trợ, các mục tiêu “nguy hiểm” nhất sẽ được lọc và xử lý ngay khi tiến hành đòn “phủ đầu”.
Về độ chính xác, Buk-M3 mang tỉ lệ chính xác “đáng kinh ngạc”, lên tới tỉ lệ chỉ 0.9999 sai số, thậm chí còn vượt trội hơn cả S-300 nổi tiếng của Nga. Và chỉ vài phút sau khi khai hoả, Buk-M3 sẽ rời khỏi vị trí khai hoả bằng sự cơ động của mình.
Và để vận hành tối ưu, tất cả bộ phận trên tổ hợp phòng không tên lửa Buk-M3 này đều được phát triển để hoạt động tốt mọi điều kiện thời tiết, từ -50 độ đến 65 độ C, độ ẩm 100% (kể cả là trận mưa nhiệt đới), mọi “phong ba bão táp”, và chiến đấu tích cực liên tục trong 48 giờ liên tục.
Và có lưu ý rằng, Buk-M3 sẽ không chỉ xuất hiện trong biên chế của Quân đội Nga, nó cũng được phát triển một phiên bản xuất khẩu với cái tên Viking. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu được đánh giá là sẽ mang hiệu năng “thiệt thòi” hơn với nguyên mẫu.
Nhưng dù sao, Buk-M3 và cả phiên bản Viking của mình đều mang khả năng hoạt động vượt trội, hơn hẳn so với các tiền thân của mình. Chắc chắn, khi sở hữu hệ thống phòng thủ này, sẽ là một nền tảng chiến đấu cực lớn đối với bất cứ quân đội nào.
Điều này cũng đã từng được thể hiện, khi Buk-M3 xuất hiện trong khuôn khổ cuộc tập trận tại gần biên giới Astrakhan và bắn hạ các mục tiêu tên lửa Saman với tốc độ tới 1.000km/h. Nguồn ảnh: Foxt.
Một số hình ảnh của hệ thống phòng không tên lửa tối tân Buk-M3 khi tác chiến thực tế, cho thấy uy lực đáng gờm của nền tảng vũ khí đánh chặn này của Nga. Nguồn: Armies Power.