Rafale là máy bay chiến đấu đa năng, thế hệ 4++, cánh tam giác, có tính cơ động cao; được phát triển bởi Công ty quốc phòng Dassault của Pháp. Rafale được đánh giá là máy bay chiến đấu "cơ động nhất" trên thế giới; có khả năng tiến công các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển rất mạnh. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale.Với Rafale phiên bản F3, không chỉ có khả năng tấn công trên biển, trinh sát và tấn công mặt đất tuyệt vời; thậm chí còn có thể ném bom hạt nhân.Trong cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở Iraq vào năm 2014, trong vòng 14 tháng tham chiến, tiêm kích Rafale đã thực hiện 1.285 chuyến xuất kích và thực hiện 271 cuộc không kích vào các mục tiêu nhà nước Hồi giáo IS tự xưng, đạt hiệu suất chiến đấu rất cao và được nhiều nước ưa chuộng.Trong khi đó, máy bay chiến đấu Su-35 cũng là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, được phát triển bởi Cục thiết kế Sukhoi Nga dựa trên mẫu Su-27 nổi tiếng; Su-35 là máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng, có khả năng siêu cơ động; tính năng chiến đấu đã được thử nghiệm trên chiến trường Syria và cũng được đánh giá cao. Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại chiến đấu cơ tiên tiến này. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35.So sánh cả hai loại máy bay Rafale và Su-35, khi Rafale có phần vượt trội hơn, nhờ có phiên bản hoạt động trên tàu sân bay, cất cánh bằng máy phóng hơi nước; công nghệ mà Ấn Độ đang rất thèm muốn để trang bị trên các tàu sân bay của họ trong tương lai.Hiện tại, Ấn Độ hiện đang phải một lúc đối phó với hai đại kình địch là Pakistan và Trung Quốc, nhất là mối quan hệ với Pakistan luôn ở trong trạng thái chiến tranh; để nâng cao sức mạnh quốc phòng, quân đội Ấn Độ cần nhiều vũ khí hiện đại, có sức răn đe cao; nhất là vũ khí của các quốc gia phương Tây.Trên thị trường máy bay chiến đấu hiện nay, máy bay thế hệ 4, khách hàng có nhiều sự lựa chọn; trong gói thầu lựa chọn máy bay chiến đấu của Ấn Độ có nhiều ứng viên nặng ký như Su-35 của Nga, F-15E của Mỹ và Rafale của Pháp; trong đó F-15E của Mỹ do việc bảo dưỡng quá phức tạp, nên Ấn Độ từ chối.Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga được định giá 80 triệu USD và Rafale với mức 200 triệu USD. Sự chênh lệch về giá quá lớn, giữa hai loại máy bay chiến đấu có tính năng gần tương đương nhau, nhưng Ấn Độ đã chọn Rafale; điều này đã gây sự thắc mắc không chỉ trong dư luận và ngay cả trong Quốc hội Ấn Độ.Trong lĩnh vực vũ khí, ai cũng hiểu rằng, vũ khí càng đắt tiền, hiệu suất càng tiên tiến; nhưng giống như máy bay chiến đấu nửa thế hệ thứ 4, giá của Rafale không thể có mức giá hơn 100 triệu USD; vậy tại sao Ấn Độ lại chọn Rafale?Trên thực tế, khi lựa chọn máy bay chiến đấu, chiến lược của Ấn Độ là tìm hiểu công nghệ tiên tiến của máy bay chiến đấu phương Tây, sau đó tích hợp những công nghệ đã học hỏi vào máy bay chiến đấu nội địa.Ấn Độ đã mua lại một phần công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu của Nga, nhưng hiện nay, Ấn Độ cần tích hợp các đặc điểm của máy bay chiến đấu phương Tây và máy bay chiến đấu do Nga sản xuất để tạo ra một thế hệ máy bay chiến đấu mới, do chính Ấn Độ sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35.Do vậy Ấn Độ đã chấp nhận mua máy bay chiến đấu Rafale với mức giá “trên trời”; tuy nhiên Công ty Dassault của Pháp đã từ chối chuyển giao công nghệ sản xuất Rafale cho phía Ấn Độ; việc này làm Ấn Độ phải nhận “trái đắng” và chỉ mua 36 chiếc; đồng thời nhận hàng núi “búa rìu” chỉ trích của dư luận trong nước và cả các đối tác đề nghị bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ. Video Sức mạnh đáng nể của tiêm kích sát thủ Rafale - Nguồn: QPVN.
Rafale là máy bay chiến đấu đa năng, thế hệ 4++, cánh tam giác, có tính cơ động cao; được phát triển bởi Công ty quốc phòng Dassault của Pháp. Rafale được đánh giá là máy bay chiến đấu "cơ động nhất" trên thế giới; có khả năng tiến công các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển rất mạnh. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale.
Với Rafale phiên bản F3, không chỉ có khả năng tấn công trên biển, trinh sát và tấn công mặt đất tuyệt vời; thậm chí còn có thể ném bom hạt nhân.
Trong cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở Iraq vào năm 2014, trong vòng 14 tháng tham chiến, tiêm kích Rafale đã thực hiện 1.285 chuyến xuất kích và thực hiện 271 cuộc không kích vào các mục tiêu nhà nước Hồi giáo IS tự xưng, đạt hiệu suất chiến đấu rất cao và được nhiều nước ưa chuộng.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu Su-35 cũng là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, được phát triển bởi Cục thiết kế Sukhoi Nga dựa trên mẫu Su-27 nổi tiếng; Su-35 là máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng, có khả năng siêu cơ động; tính năng chiến đấu đã được thử nghiệm trên chiến trường Syria và cũng được đánh giá cao. Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại chiến đấu cơ tiên tiến này. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35.
So sánh cả hai loại máy bay Rafale và Su-35, khi Rafale có phần vượt trội hơn, nhờ có phiên bản hoạt động trên tàu sân bay, cất cánh bằng máy phóng hơi nước; công nghệ mà Ấn Độ đang rất thèm muốn để trang bị trên các tàu sân bay của họ trong tương lai.
Hiện tại, Ấn Độ hiện đang phải một lúc đối phó với hai đại kình địch là Pakistan và Trung Quốc, nhất là mối quan hệ với Pakistan luôn ở trong trạng thái chiến tranh; để nâng cao sức mạnh quốc phòng, quân đội Ấn Độ cần nhiều vũ khí hiện đại, có sức răn đe cao; nhất là vũ khí của các quốc gia phương Tây.
Trên thị trường máy bay chiến đấu hiện nay, máy bay thế hệ 4, khách hàng có nhiều sự lựa chọn; trong gói thầu lựa chọn máy bay chiến đấu của Ấn Độ có nhiều ứng viên nặng ký như Su-35 của Nga, F-15E của Mỹ và Rafale của Pháp; trong đó F-15E của Mỹ do việc bảo dưỡng quá phức tạp, nên Ấn Độ từ chối.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga được định giá 80 triệu USD và Rafale với mức 200 triệu USD. Sự chênh lệch về giá quá lớn, giữa hai loại máy bay chiến đấu có tính năng gần tương đương nhau, nhưng Ấn Độ đã chọn Rafale; điều này đã gây sự thắc mắc không chỉ trong dư luận và ngay cả trong Quốc hội Ấn Độ.
Trong lĩnh vực vũ khí, ai cũng hiểu rằng, vũ khí càng đắt tiền, hiệu suất càng tiên tiến; nhưng giống như máy bay chiến đấu nửa thế hệ thứ 4, giá của Rafale không thể có mức giá hơn 100 triệu USD; vậy tại sao Ấn Độ lại chọn Rafale?
Trên thực tế, khi lựa chọn máy bay chiến đấu, chiến lược của Ấn Độ là tìm hiểu công nghệ tiên tiến của máy bay chiến đấu phương Tây, sau đó tích hợp những công nghệ đã học hỏi vào máy bay chiến đấu nội địa.
Ấn Độ đã mua lại một phần công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu của Nga, nhưng hiện nay, Ấn Độ cần tích hợp các đặc điểm của máy bay chiến đấu phương Tây và máy bay chiến đấu do Nga sản xuất để tạo ra một thế hệ máy bay chiến đấu mới, do chính Ấn Độ sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35.
Do vậy Ấn Độ đã chấp nhận mua máy bay chiến đấu Rafale với mức giá “trên trời”; tuy nhiên Công ty Dassault của Pháp đã từ chối chuyển giao công nghệ sản xuất Rafale cho phía Ấn Độ; việc này làm Ấn Độ phải nhận “trái đắng” và chỉ mua 36 chiếc; đồng thời nhận hàng núi “búa rìu” chỉ trích của dư luận trong nước và cả các đối tác đề nghị bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ.
Video Sức mạnh đáng nể của tiêm kích sát thủ Rafale - Nguồn: QPVN.