Theo thông báo, người nước ngoài không được phép tham gia lễ duyệt binh, kể cả các nhà ngoại giao quốc tế, họ được khuyến cáo không tiếp cận quảng trường trung tâm Bình Nhưỡng. Trước lễ duyệt binh, nhà lãnh đạo Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã có phát biểu trước người dân. Tổng cộng, sự kiện nói trên kéo dài trong hơn 2 giờ đồng hồ.Theo ghi nhận của quân đội Hàn Quốc, những người theo sát lễ duyệt binh, trong sự kiện diễn ra ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã trình diễn các mẫu tên lửa đạn đạo và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) thế hệ mới. Cái gọi là "MLRS cỡ nòng siêu lớn", cũng như tên lửa đạn đạo tầm ngắn tương tự Iskander của Nga và ACTAMS của Mỹ từng thử nghiệm trong giai đoạn 2019 - 2020 cũng được nhìn thấy trong khối diễu binh.Sự chú ý đặc biệt được tập trung vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên, vũ khí này không được sơn tên gọi trên thân. Về kích thước, nó lớn hơn so với phiên bản sửa đổi mới nhất được biết đến của ICBM Hwaseong-15 và có lẽ tầm bắn vượt quá 13.000 km. Cũng được trưng bày là Pukkykson-4A SLBM (tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm), vũ khí này được cho là có tầm bắn nằm trong khoảng 2.000 - 3.000 km, cho dù nhiều nguồn tin khẳng định con số là dưới 1.000 km.Trong đội hình xe bọc thép, cả các mẫu đã được trình diễn và thiết bị mới đều được trưng bày. Phương tiện mang tên lửa chống tăng dẫn đường và xe tăng bánh lốp dựa trên BTR-80 hiện đại hóa đã thu hút sự chú ý. Một loại pháo có cỡ nòng từ 100 đến 122 mm được lắp trên nó như vũ khí chính, tạo ra chiếc xe yểm trợ hỏa lực với vũ khí hạng nặng tương tự M1128 MGS Stryker của Mỹ.Theo các chuyên gia quân sự, sau khi nghiên cứu kỹ video về cuộc duyệt binh, họ cho rằng phần lớn trang thiết bị và vũ khí của quân đội Triều Tiên là nhái hoặc tương tự loại do Trung Quốc sản xuất không giấy phép. Điều này chủ yếu áp dụng cho trang bị của binh lính, xe bọc thép, hệ thống phòng không. Quân đội Triều Tiên đang dần loại bỏ các mẫu vũ khí lỗi thời do Liên Xô sản xuất, thay thế bằng các loại hiện đại hơn, được chế tạo độc lập hoặc với sự trợ giúp của Trung Quốc.Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn thì chưa thể khẳng định tính năng vũ khí do Triều Tiên sản xuất, thậm chí nhiều người còn cho rằng đây chỉ là các bản sao với chất lượng thấp và còn nhiều bất cập. Ví dụ mẫu xe tăng thế hệ mới được nhận xét là "lai ghép" giữa T-14 Armata và M1 Abrams, nó tích hợp kính ngắm đa kênh khá giống Sosna-U, bổ sung một cửa sập giúp chắn bụi và đất đá, khả năng là có thể đóng mở từ trong xe nhưng lại đặt ở bên phải tháp pháo.Trong khi đó khối kính ngắm trưởng xa, pháo thủ lại khá cồng kềnh và đặt lùi hẳn về phía sau, gần cửa ra vào. Việc đặt kính ngắm đa kênh bên phải tháp pháo gây ra tình trạng chắn tầm nhìn rất lớn của khối kính ngắm phía sau.Tháp súng pháo lựu đặt ở trên nóc cũng thiết kế rất cồng kềnh và thô, điều này làm hạn chế lớn khả năng nâng hạ nòng của súng. Cả hai khối kính ngắm đặt bên phải dẫn đến việc tháp súng cũng phải đưa sang bên trái ,đây là vị trí của pháo thủ.Ngoài ra việc bổ sung thêm một giá tên lửa chống tăng gắn ở ngoài xe khả năng cao là bởi pháo chính không thể bắn ATGM qua nòng, gây ra sự cồng kềnh và rất không cần thiết.
Theo thông báo, người nước ngoài không được phép tham gia lễ duyệt binh, kể cả các nhà ngoại giao quốc tế, họ được khuyến cáo không tiếp cận quảng trường trung tâm Bình Nhưỡng.
Trước lễ duyệt binh, nhà lãnh đạo Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã có phát biểu trước người dân. Tổng cộng, sự kiện nói trên kéo dài trong hơn 2 giờ đồng hồ.
Theo ghi nhận của quân đội Hàn Quốc, những người theo sát lễ duyệt binh, trong sự kiện diễn ra ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã trình diễn các mẫu tên lửa đạn đạo và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) thế hệ mới.
Cái gọi là "MLRS cỡ nòng siêu lớn", cũng như tên lửa đạn đạo tầm ngắn tương tự Iskander của Nga và ACTAMS của Mỹ từng thử nghiệm trong giai đoạn 2019 - 2020 cũng được nhìn thấy trong khối diễu binh.
Sự chú ý đặc biệt được tập trung vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên, vũ khí này không được sơn tên gọi trên thân. Về kích thước, nó lớn hơn so với phiên bản sửa đổi mới nhất được biết đến của ICBM Hwaseong-15 và có lẽ tầm bắn vượt quá 13.000 km.
Cũng được trưng bày là Pukkykson-4A SLBM (tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm), vũ khí này được cho là có tầm bắn nằm trong khoảng 2.000 - 3.000 km, cho dù nhiều nguồn tin khẳng định con số là dưới 1.000 km.
Trong đội hình xe bọc thép, cả các mẫu đã được trình diễn và thiết bị mới đều được trưng bày. Phương tiện mang tên lửa chống tăng dẫn đường và xe tăng bánh lốp dựa trên BTR-80 hiện đại hóa đã thu hút sự chú ý.
Một loại pháo có cỡ nòng từ 100 đến 122 mm được lắp trên nó như vũ khí chính, tạo ra chiếc xe yểm trợ hỏa lực với vũ khí hạng nặng tương tự M1128 MGS Stryker của Mỹ.
Theo các chuyên gia quân sự, sau khi nghiên cứu kỹ video về cuộc duyệt binh, họ cho rằng phần lớn trang thiết bị và vũ khí của quân đội Triều Tiên là nhái hoặc tương tự loại do Trung Quốc sản xuất không giấy phép.
Điều này chủ yếu áp dụng cho trang bị của binh lính, xe bọc thép, hệ thống phòng không. Quân đội Triều Tiên đang dần loại bỏ các mẫu vũ khí lỗi thời do Liên Xô sản xuất, thay thế bằng các loại hiện đại hơn, được chế tạo độc lập hoặc với sự trợ giúp của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn thì chưa thể khẳng định tính năng vũ khí do Triều Tiên sản xuất, thậm chí nhiều người còn cho rằng đây chỉ là các bản sao với chất lượng thấp và còn nhiều bất cập.
Ví dụ mẫu xe tăng thế hệ mới được nhận xét là "lai ghép" giữa T-14 Armata và M1 Abrams, nó tích hợp kính ngắm đa kênh khá giống Sosna-U, bổ sung một cửa sập giúp chắn bụi và đất đá, khả năng là có thể đóng mở từ trong xe nhưng lại đặt ở bên phải tháp pháo.
Trong khi đó khối kính ngắm trưởng xa, pháo thủ lại khá cồng kềnh và đặt lùi hẳn về phía sau, gần cửa ra vào. Việc đặt kính ngắm đa kênh bên phải tháp pháo gây ra tình trạng chắn tầm nhìn rất lớn của khối kính ngắm phía sau.
Tháp súng pháo lựu đặt ở trên nóc cũng thiết kế rất cồng kềnh và thô, điều này làm hạn chế lớn khả năng nâng hạ nòng của súng. Cả hai khối kính ngắm đặt bên phải dẫn đến việc tháp súng cũng phải đưa sang bên trái ,đây là vị trí của pháo thủ.
Ngoài ra việc bổ sung thêm một giá tên lửa chống tăng gắn ở ngoài xe khả năng cao là bởi pháo chính không thể bắn ATGM qua nòng, gây ra sự cồng kềnh và rất không cần thiết.