Trong một chương trình mới đây của kênh Quốc phòng Việt Nam tại đơn vị sửa chữa trang bị vũ khí cho QĐND Việt Nam, rất bất ngờ khi có sự xuất hiện của khẩu lựu pháo ZiS-3 nằm trong xưởng sửa chữa. Điều đó cho thấy có khả năng lớn, quân đội ta vẫn duy trì, sử dụng lựu pháo ZiS-3 huyền thoại thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrước đó, lựu pháo ZiS-3 đã từng xuất hiện tại một đơn vị Hải quân Nhân dân Việt Nam. Mặc dù chúng ta đang dùng một vài khẩu pháo được chế tạo từ CTTG 2, ví như khẩu M101 105mm (Mỹ) hay M30 122mm (Liên Xô), tuy nhiên sự xuất hiện ZiS-3 76mm vẫn gây nhiều kinh ngạc. Khi mà đây được xem là một trong những khẩu pháo tốt nhất CTTG 2 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Kênh QPVNZiS-3 là khẩu pháo dã chiến cấp tiểu đoàn cỡ 76mm do Nhà máy pháo binh 92 thiết kế và sản xuất từ 1941-1945 với số lượng khổng lồ, lên tới 103.000 khẩu. Số lượng sản xuất cực lớn cho thấy sự thành công của khẩu pháo trên chiến trường. Nguồn ảnh: WikipediaLựu pháo ZiS-3 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực, thế nhưng trong quá trình sử dụng nó lại gây ngạc nhiên vô cùng khi đảm nhiệm được cả vai trò chống tăng. Trong các trận chiến với xe tăng Đức, những phát bắn của ZiS thậm chí xuyên thủng giáp trước các loại tăng hạng nặng Tiger I và tăng hạng trung Panther. Đây chính là điểm khiến pháo ZiS-3 trở thành “ngôi sao” trong lực lượng pháo binh Liên Xô thời CTTG 2. Nguồn ảnh: WikipediaSau năm 1945, ZiS-3 nhanh chóng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và thể hiện được khả năng ưu việt của mình. Nguồn ảnh: WikipediaNó còn được xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác ở châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Đáng tiếc, không ghi nhận rõ ràng sự đóng góp và chiến công của ZiS-3 trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, việc tới tận hôm nay ZiS-3 vẫn còn nằm trong biên chế QĐND Việt Nam cho thấy rằng chúng ta vẫn coi trọng sức mạnh một khẩu pháo huyền thoại. Nguồn ảnh: WikipediaLựu pháo ZiS-3 có tổng trọng lượng khi chiến đấu lên tới 1.116kg, khi hành quân lên tới 2.150kg. Nó được vận hành bởi khẩu đội 7 người. Nguồn ảnh: WikipediaNhư hầu hết các loại pháo thời kỳ này, ZiS-3 76,2mm thiết kế tấm thép chống đạn giúp pháo thủ chống được đạn súng mảnh, các loại mảnh đạn pháo bom trên chiến trường. Nguồn ảnh: WikipediaNòng pháo có chiều dài 3,24m, góc tầm từ -5 đến 37 độ, góc hướng 54 độ. Trong ảnh, cận cảnh bệ khóa nòng thanh trượt ngang của ZiS-3. Nguồn ảnh: WikipediaVới ZiS-3, pháo binh trở nên có lợi thế hơn hẳn trên chiến trường ngay cả khi họ không có sự hổ trợ của xe tăng hay pháo tầm xa. Tầm bắn của ZiS-3 lên đến hơn 13km và có tốc độ bắn khoảng 25 phát/phút vượt trội hơn hẳn mọi loại pháo chống tăng cỡ nhỏ khi đó của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WikipediaCó rất nhiều loại đạn được sản xuất cho pháo ZiS-3 76,2mm gồm: đạn xuyên giáp BR-350A/SP; đạn xuyên thép hỗn hợp cứng BR-350N (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ mạnh chống tăng BK-354 (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ phá mảnh OF-350B... Trong đó đạn xuyên thép BR-350A có khả năng xuyên thủng giáp trước dày 82mm với góc chạm 90 độ cách 100m, giảm xuống còn 53mm cách 2.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong một chương trình mới đây của kênh Quốc phòng Việt Nam tại đơn vị sửa chữa trang bị vũ khí cho QĐND Việt Nam, rất bất ngờ khi có sự xuất hiện của khẩu lựu pháo ZiS-3 nằm trong xưởng sửa chữa. Điều đó cho thấy có khả năng lớn, quân đội ta vẫn duy trì, sử dụng lựu pháo ZiS-3 huyền thoại thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trước đó, lựu pháo ZiS-3 đã từng xuất hiện tại một đơn vị Hải quân Nhân dân Việt Nam. Mặc dù chúng ta đang dùng một vài khẩu pháo được chế tạo từ CTTG 2, ví như khẩu M101 105mm (Mỹ) hay M30 122mm (Liên Xô), tuy nhiên sự xuất hiện ZiS-3 76mm vẫn gây nhiều kinh ngạc. Khi mà đây được xem là một trong những khẩu pháo tốt nhất CTTG 2 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
ZiS-3 là khẩu pháo dã chiến cấp tiểu đoàn cỡ 76mm do Nhà máy pháo binh 92 thiết kế và sản xuất từ 1941-1945 với số lượng khổng lồ, lên tới 103.000 khẩu. Số lượng sản xuất cực lớn cho thấy sự thành công của khẩu pháo trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lựu pháo ZiS-3 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực, thế nhưng trong quá trình sử dụng nó lại gây ngạc nhiên vô cùng khi đảm nhiệm được cả vai trò chống tăng. Trong các trận chiến với xe tăng Đức, những phát bắn của ZiS thậm chí xuyên thủng giáp trước các loại tăng hạng nặng Tiger I và tăng hạng trung Panther. Đây chính là điểm khiến pháo ZiS-3 trở thành “ngôi sao” trong lực lượng pháo binh Liên Xô thời CTTG 2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau năm 1945, ZiS-3 nhanh chóng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và thể hiện được khả năng ưu việt của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nó còn được xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác ở châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Đáng tiếc, không ghi nhận rõ ràng sự đóng góp và chiến công của ZiS-3 trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, việc tới tận hôm nay ZiS-3 vẫn còn nằm trong biên chế QĐND Việt Nam cho thấy rằng chúng ta vẫn coi trọng sức mạnh một khẩu pháo huyền thoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lựu pháo ZiS-3 có tổng trọng lượng khi chiến đấu lên tới 1.116kg, khi hành quân lên tới 2.150kg. Nó được vận hành bởi khẩu đội 7 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Như hầu hết các loại pháo thời kỳ này, ZiS-3 76,2mm thiết kế tấm thép chống đạn giúp pháo thủ chống được đạn súng mảnh, các loại mảnh đạn pháo bom trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nòng pháo có chiều dài 3,24m, góc tầm từ -5 đến 37 độ, góc hướng 54 độ. Trong ảnh, cận cảnh bệ khóa nòng thanh trượt ngang của ZiS-3. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với ZiS-3, pháo binh trở nên có lợi thế hơn hẳn trên chiến trường ngay cả khi họ không có sự hổ trợ của xe tăng hay pháo tầm xa. Tầm bắn của ZiS-3 lên đến hơn 13km và có tốc độ bắn khoảng 25 phát/phút vượt trội hơn hẳn mọi loại pháo chống tăng cỡ nhỏ khi đó của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có rất nhiều loại đạn được sản xuất cho pháo ZiS-3 76,2mm gồm: đạn xuyên giáp BR-350A/SP; đạn xuyên thép hỗn hợp cứng BR-350N (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ mạnh chống tăng BK-354 (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ phá mảnh OF-350B... Trong đó đạn xuyên thép BR-350A có khả năng xuyên thủng giáp trước dày 82mm với góc chạm 90 độ cách 100m, giảm xuống còn 53mm cách 2.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia