Theo những thông tin được đăng tải trên báo Rossiyskaya Gazeta của Nga thì rất có thể trong tương lai các tiêm kích Su T-50 của nước này sẽ được trang bị một loại đạn thông minh có khả năng tự dẫn hướng. Nguồn ảnh: Sputnik.Đạn phức hợp cao định vị bằng polymer tổng hợp là một sản phẩm do Nga tự nghiên cứu và sản xuất. Phía Nga đã sản xuất rất nhiều loại đạn này với cỡ 30 mm từ những năm 2011. Ảnh: Quá trình lắp đạn vào hệ thống mô phỏng T-50 để bắn thử. Nguồn ảnh: Sputnik.Các tính năng quan trọng nhất của loại đạn thông minh này đó là khả năng dẫn đường với độ cơ động trung bình, thành phần cấu tạo của bộ phận dẫn đường đầu đạn được làm bằng chất liệu mới có khả năng chịu được nhiệt độ lớn khi viên đạn ma sát với không khí tạo ra. Nguồn ảnh: BI.Việc trang bị đạn pháo thông minh góp phần tăng đáng kể khả năng không chiến ở cự ly cực gần (dưới 1km), ở phạm vi mà dùng pháo tự động thích hợp hơn là tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Sputnik..Bên cạnh đó, pháo với đạn thông minh cũng sẽ giúp cho chiến đấu cơ Su T-50 thực hiện tốt hơn, tối ưu hơn với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất bằng pháo, rocket khi cần. Thực tế có thể thấy rõ, giá một viên đạn hay rocket rẻ hơn rất nhiều so với một quả bom thông minh hay là tên lửa không đối đất có dẫn đường. Nguồn ảnh: NBC.Rõ ràng, người Nga dường như đang hướng tới giải pháp vũ khí nhỏ, thông minh, tiết kiệm hơn. Cũng như phương thức mà họ đang sử dụng trên chiến trường Syria, phát triển hệ thống máy tính ném bom siêu thông minh để chỉ thị cho "bom ngu" tấn công chính xác như bom thông minh. Nguồn ảnh: Pinterest.Chiến đấu cơ Su T-50 hay còn được biết tới với cái tên PAK FA là phi cơ tiêm kích thế hệ thứ năm mới nhất của Nga đang được nước này phát triển, T-50 đã có chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2010. Tổng cộng đến nay phía Nga đã sản xuất được 9 mẫu thử của loại máy bay này. Nguồn ảnh: Report.Tổng cộng toàn bộ chương trình phát triển Su T-50 đã tốn khoảng 10 tỷ USD và tính đến thời điểm hiện tại, giá thành sản xuất của mỗi chiếc vào khoảng 50 triệu USD (chưa tính giá thành nghiên cứu vào giá sản phẩm) chỉ bằng 1/2 so với các chiến đấu cơ F-35 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Cepetho.Tuy nhiên, do vướng phải nhiều rào cản về mặt kỹ thuật nên chương trình nghiên cứu máy bay Su T-50 sẽ bị chậm lại, phía Nga cũng đã từng lên tiếng xác nhận việc chậm trễ này và khẳng định rằng họ "sẽ không vội vàng" đưa nó vào sản xuất hàng loạt cho đến khi khắc phục hết mọi vấn đề mà nó gặp phải. Nguồn ảnh: Artsfon.
Theo những thông tin được đăng tải trên báo Rossiyskaya Gazeta của Nga thì rất có thể trong tương lai các tiêm kích Su T-50 của nước này sẽ được trang bị một loại đạn thông minh có khả năng tự dẫn hướng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Đạn phức hợp cao định vị bằng polymer tổng hợp là một sản phẩm do Nga tự nghiên cứu và sản xuất. Phía Nga đã sản xuất rất nhiều loại đạn này với cỡ 30 mm từ những năm 2011. Ảnh: Quá trình lắp đạn vào hệ thống mô phỏng T-50 để bắn thử. Nguồn ảnh: Sputnik.
Các tính năng quan trọng nhất của loại đạn thông minh này đó là khả năng dẫn đường với độ cơ động trung bình, thành phần cấu tạo của bộ phận dẫn đường đầu đạn được làm bằng chất liệu mới có khả năng chịu được nhiệt độ lớn khi viên đạn ma sát với không khí tạo ra. Nguồn ảnh: BI.
Việc trang bị đạn pháo thông minh góp phần tăng đáng kể khả năng không chiến ở cự ly cực gần (dưới 1km), ở phạm vi mà dùng pháo tự động thích hợp hơn là tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Sputnik..
Bên cạnh đó, pháo với đạn thông minh cũng sẽ giúp cho chiến đấu cơ Su T-50 thực hiện tốt hơn, tối ưu hơn với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất bằng pháo, rocket khi cần. Thực tế có thể thấy rõ, giá một viên đạn hay rocket rẻ hơn rất nhiều so với một quả bom thông minh hay là tên lửa không đối đất có dẫn đường. Nguồn ảnh: NBC.
Rõ ràng, người Nga dường như đang hướng tới giải pháp vũ khí nhỏ, thông minh, tiết kiệm hơn. Cũng như phương thức mà họ đang sử dụng trên chiến trường Syria, phát triển hệ thống máy tính ném bom siêu thông minh để chỉ thị cho "bom ngu" tấn công chính xác như bom thông minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ Su T-50 hay còn được biết tới với cái tên PAK FA là phi cơ tiêm kích thế hệ thứ năm mới nhất của Nga đang được nước này phát triển, T-50 đã có chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2010. Tổng cộng đến nay phía Nga đã sản xuất được 9 mẫu thử của loại máy bay này. Nguồn ảnh: Report.
Tổng cộng toàn bộ chương trình phát triển Su T-50 đã tốn khoảng 10 tỷ USD và tính đến thời điểm hiện tại, giá thành sản xuất của mỗi chiếc vào khoảng 50 triệu USD (chưa tính giá thành nghiên cứu vào giá sản phẩm) chỉ bằng 1/2 so với các chiến đấu cơ F-35 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Cepetho.
Tuy nhiên, do vướng phải nhiều rào cản về mặt kỹ thuật nên chương trình nghiên cứu máy bay Su T-50 sẽ bị chậm lại, phía Nga cũng đã từng lên tiếng xác nhận việc chậm trễ này và khẳng định rằng họ "sẽ không vội vàng" đưa nó vào sản xuất hàng loạt cho đến khi khắc phục hết mọi vấn đề mà nó gặp phải. Nguồn ảnh: Artsfon.