Pháo chống tăng Hetzer hay còn có tên đầy đủ là Jagdpanzer 38 Hetzer là một dòng pháo tự hành chống tăng hạng nhẹ giá rẻ khá thành công của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.Được phát triển với tiêu chí hiệu quả kinh tế đặt lên hàng đầu do các loại pháo tự hành chống tăng cùng thời như Jadgpanther và Jagdtiger có giá thành quá đắt đỏ và khó chế tạo, Hetzer đã tận dụng khung gầm của xe tăng Panzer 38 - một loại xe tăng lỗi thời của Đức quốc xã để giảm tối đa giá thành sản xuất. Nguồn ảnh: Nomovik.Việc dựa trên khung gầm Panzer 38 lại khiến pháo tự hành Hetzer vô hình chung trở thành chiếc xe tăng có độ ổn định bậc nhất thời bấy giờ vì hầu hết ở khoảng thời gian giữa và cuối chiến tranh, xe tăng Đức hầu hết khá nặng nề và độ ổn định không cao. Nguồn ảnh: Archive.Được trang bị giáp trước dày tới 60mm và được đặt nghiêng 60 độ (tương đương 120mm thẳng đứng), loại pháo tự hành chống tăng này có thể đảm bảo an toàn cho kíp lái trước gần như mọi hỏa lực bộ binh của đối phương. Nguồn ảnh: Ambus,Thiết kế của chiếc Hetzer mang đậm chất thiết kế pháo tự hành chống tăng của Đức quốc xã thời bấy giờ với chiều cao tổng thể thấp, trọng tâm dàn đều và có giáp trước nghiêng lớn, tạo ưu thế cực lớn cho nó trong những màn "đấu tăng" với thiết giáp đối phương. Nguồn ảnh: Tube.Mặc dù được đưa vào sản xuất hàng loạt rất muộn, tới tận tháng 3/1944 dây chuyền sản xuất pháo tự hành chống tăng Hetzer mới được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, do chế tạo từ khung gầm có sẵn và thiết kế khá tối giản, Hetzer đã nhanh chóng được sản xuất và tổng cộng có tới khoảng 3000 đơn vị được sản xuất trong khoảng thời gian hơn một năm cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: Vostak.Trọng lượng của pháo tự hành chống tăng Hetzer chỉ khoảng 15,75 tấn, chiều dài 6,38 mét, cao 2,17 mét và rộng 2,63 mét. Kíp chiến đấu của Hetzer bao gồm 4 người, trong đó có trưởng xa, lái xe, xạ thủ và nạp đạn. Nguồn ảnh: Yahoo.Hỏa lực chính của khẩu pháo tự hành chống tăng này bao gồm một pháo 7,5 cm Pak 39 L/48 (75mm). Đây là loại pháo chống tăng khá tiên tiến của Đức thời bấy giờ, có khả năng xuyên qua tối đa 82mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 1000 mét. Nguồn ảnh: Flickr.Nói một cách ngắn gọn, ở khoảng cách dưới 1000 mét khó có xe tăng hay thiết giáp nào của đồng minh hoặc Hồng quân Liên Xô có thể "chịu" được một phát bắn vỗ mặt từ khẩu pháo này. Nguồn ảnh: Pinterest.Hetzer được trang bị một động cơ 168 mã lực có vòng quay tối đa 2800 rpm. Động cơ này là khá kém khi nó chỉ cung cấp 10 sức ngựa cho mỗi tấn trọng lượng của xe. Tuy nhiên, hộp số 6 cấp của chiếc Hetzer lại giúp nó có khả năng cơ động khá tốt. Nguồn ảnh: Wiki.Tốc độ tối đa của Hetzer lên tới 42 km/h, tầm hoạt động tối đa của nó là 177 km với dự trữ 320 lít xăng. Nguồn ảnh: Wiki.Được chế tạo vào thời kỳ cuối chiến tranh với số lượng cực lớn, Hetzer được xem là loại pháo tự hành chống tăng có số lượng tồn tại lớn nhất sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Tới tận ngày nay, rất nhiều chiếc Hetzer vẫn còn tiếp tục "lăn bánh" trong tay các nhà sưu tập phương Tây. Nguồn ảnh: Pinteres. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh các loại xe tăng và pháo tự hành chống tăng của Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Pháo chống tăng Hetzer hay còn có tên đầy đủ là Jagdpanzer 38 Hetzer là một dòng pháo tự hành chống tăng hạng nhẹ giá rẻ khá thành công của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.
Được phát triển với tiêu chí hiệu quả kinh tế đặt lên hàng đầu do các loại pháo tự hành chống tăng cùng thời như Jadgpanther và Jagdtiger có giá thành quá đắt đỏ và khó chế tạo, Hetzer đã tận dụng khung gầm của xe tăng Panzer 38 - một loại xe tăng lỗi thời của Đức quốc xã để giảm tối đa giá thành sản xuất. Nguồn ảnh: Nomovik.
Việc dựa trên khung gầm Panzer 38 lại khiến pháo tự hành Hetzer vô hình chung trở thành chiếc xe tăng có độ ổn định bậc nhất thời bấy giờ vì hầu hết ở khoảng thời gian giữa và cuối chiến tranh, xe tăng Đức hầu hết khá nặng nề và độ ổn định không cao. Nguồn ảnh: Archive.
Được trang bị giáp trước dày tới 60mm và được đặt nghiêng 60 độ (tương đương 120mm thẳng đứng), loại pháo tự hành chống tăng này có thể đảm bảo an toàn cho kíp lái trước gần như mọi hỏa lực bộ binh của đối phương. Nguồn ảnh: Ambus,
Thiết kế của chiếc Hetzer mang đậm chất thiết kế pháo tự hành chống tăng của Đức quốc xã thời bấy giờ với chiều cao tổng thể thấp, trọng tâm dàn đều và có giáp trước nghiêng lớn, tạo ưu thế cực lớn cho nó trong những màn "đấu tăng" với thiết giáp đối phương. Nguồn ảnh: Tube.
Mặc dù được đưa vào sản xuất hàng loạt rất muộn, tới tận tháng 3/1944 dây chuyền sản xuất pháo tự hành chống tăng Hetzer mới được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, do chế tạo từ khung gầm có sẵn và thiết kế khá tối giản, Hetzer đã nhanh chóng được sản xuất và tổng cộng có tới khoảng 3000 đơn vị được sản xuất trong khoảng thời gian hơn một năm cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: Vostak.
Trọng lượng của pháo tự hành chống tăng Hetzer chỉ khoảng 15,75 tấn, chiều dài 6,38 mét, cao 2,17 mét và rộng 2,63 mét. Kíp chiến đấu của Hetzer bao gồm 4 người, trong đó có trưởng xa, lái xe, xạ thủ và nạp đạn. Nguồn ảnh: Yahoo.
Hỏa lực chính của khẩu pháo tự hành chống tăng này bao gồm một pháo 7,5 cm Pak 39 L/48 (75mm). Đây là loại pháo chống tăng khá tiên tiến của Đức thời bấy giờ, có khả năng xuyên qua tối đa 82mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 1000 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Nói một cách ngắn gọn, ở khoảng cách dưới 1000 mét khó có xe tăng hay thiết giáp nào của đồng minh hoặc Hồng quân Liên Xô có thể "chịu" được một phát bắn vỗ mặt từ khẩu pháo này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hetzer được trang bị một động cơ 168 mã lực có vòng quay tối đa 2800 rpm. Động cơ này là khá kém khi nó chỉ cung cấp 10 sức ngựa cho mỗi tấn trọng lượng của xe. Tuy nhiên, hộp số 6 cấp của chiếc Hetzer lại giúp nó có khả năng cơ động khá tốt. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốc độ tối đa của Hetzer lên tới 42 km/h, tầm hoạt động tối đa của nó là 177 km với dự trữ 320 lít xăng. Nguồn ảnh: Wiki.
Được chế tạo vào thời kỳ cuối chiến tranh với số lượng cực lớn, Hetzer được xem là loại pháo tự hành chống tăng có số lượng tồn tại lớn nhất sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Tới tận ngày nay, rất nhiều chiếc Hetzer vẫn còn tiếp tục "lăn bánh" trong tay các nhà sưu tập phương Tây. Nguồn ảnh: Pinteres.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh các loại xe tăng và pháo tự hành chống tăng của Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.