Tàu đổ bộ trực thăng của Hải quân Ai Cập có tên ENS Anwar El Sadat có một cuộc đời cực kỳ "sóng gió" khi ban đầu nó được Pháp và Nga hợp tác đóng mới nhưng rồi số phận lại khiến nó cuối cùng phải mang quốc tịch Ai Cập. Nguồn ảnh: Wiki.Cụ thể, đây là một trong hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral được Nga đặt hàng Pháp từ năm 2011, ban đầu tàu ENS Anwar El Sadat có tên là Sevastopol do Nga và Pháp hợp tác đóng mới khi phía Nga đảm nhận 40% khối lượng công việc còn phía Pháp đảm nhận 60% còn lại. Nguồn ảnh: Ship.Tới năm 2014, khi bộ đôi tàu đổ bộ trực thăng Sevastopol và Vladivostok của Nga chính thức được hạ thủy chúng ngay lập tức dành được sự quan tâm "đặc biệt" của báo giới châu Âu và được mô tả như thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Ship.Mặc dù vậy, số phận của hai tàu đổ bộ nhanh chóng bị thay đổi khi Nga bắt đầu can thiệp vào xung đột ở miền Đông Ukraine. Dưới sức ép của Mỹ và châu Âu, Pháp buộc phải ngưng chuyển giao các tàu đổ bộ trực thăng cho Nga bao gồm cả Vladivostok và Sevastopol. Nguồn ảnh: Postcard.Cuối cùng, phía Pháp đồng ý bồi thường toàn bộ số tiền Nga đã chi ra để đóng mới hai tàu Mistral cũng như tiền bồi thường hợp đồng, bù lại nước này được toàn quyền sở hữu hai con tàu này. Sau khi thỏa thuận này được hai bên thực hiện, Pháp phải lật đật đi tìm đối tác khác để rao bán cặp tàu đổ bộ trực thăng bỗng nhiên vô chủ này. Nguồn ảnh: Ship.Đến năm 2015, phía Pháp và Ai Cập đã đạt được thỏa thuận về việc mua lại cả hai tàu đổ bộ trực thăng đáng lẽ ra sẽ được chuyển giao cho Nga. Phía Ai Cập đã chi tới 950 triệu Euro để trở thành chủ sở hữu của hai tàu đổ bộ trực thăng này, trong số đó bao gồm cả chi phí đào tạo thủy thủ đoàn và xây dựng các cơ sở hậu cần tại Ai Cập. Nguồn ảnh: Youtube.Tới năm 2016, cả hai tàu đổ bộ trực thăng đã được Pháp chuyển giao cho phía Ai Cập. Chiếc Vladivostok được đổi tên thành Gamal Abdel Nasser mang số hiệu L1010, trong khi đó chiếc Sevastopol được đổi tên thành Anwar El Sadat và mang số hiệu L1020. Nguồn ảnh: Ship.Giống như các tàu đổ bộ trực thăng Mistral khác, ENS Anwar El Sadat có độ giãn nước tối đa khoảng 32.000 tấn, chiều dài 199 mét, lườn rộng 32 mét và có mớm nước 6,3 mét. Tàu sử dụng 3 động cơ 16V32 với mỗi động cơ cung cấp sức đẩy tương đương 8300 sức ngựa, tốc độ tối đa của tàu đạt 18,8 hải lý tương đương với 34,8 km/h. Nguồn ảnh: Ship.Theo tính toán trước đây của phía Nga, tàu có khả năng mang được tối đa 8 trực thăng tấn công Ka-52K, 4 trực thăng vận tải Ka-29TB và 4 trực thăng săn ngầm Ka-27P. Nguồn ảnh: Ship.Thậm chí để hoàn thiện sức mạnh cho bộ đôi tàu đổ bộ trực thăng Mistral của mình, Hải quân Ai Cập còn mua lại cả lô trực thăng tấn công Ka-52K mà Nga dự kiến sẽ trang bị trên Mistral. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Số lượng trực thăng Ka-52K mà Ai Cập đặt mua từ Nga lên đến con số 46 chiếc được chuyển giao trong giai đoạn trong năm 2017 đến 2019. Bản thân Ka-52K được thiết kế để chuyên bay biển và là biến thể hải quân của dòng trực thăng tấn công tiên tiến Ka-52. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Tàu đổ bộ trực thăng của Hải quân Ai Cập có tên ENS Anwar El Sadat có một cuộc đời cực kỳ "sóng gió" khi ban đầu nó được Pháp và Nga hợp tác đóng mới nhưng rồi số phận lại khiến nó cuối cùng phải mang quốc tịch Ai Cập. Nguồn ảnh: Wiki.
Cụ thể, đây là một trong hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral được Nga đặt hàng Pháp từ năm 2011, ban đầu tàu ENS Anwar El Sadat có tên là Sevastopol do Nga và Pháp hợp tác đóng mới khi phía Nga đảm nhận 40% khối lượng công việc còn phía Pháp đảm nhận 60% còn lại. Nguồn ảnh: Ship.
Tới năm 2014, khi bộ đôi tàu đổ bộ trực thăng Sevastopol và Vladivostok của Nga chính thức được hạ thủy chúng ngay lập tức dành được sự quan tâm "đặc biệt" của báo giới châu Âu và được mô tả như thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Ship.
Mặc dù vậy, số phận của hai tàu đổ bộ nhanh chóng bị thay đổi khi Nga bắt đầu can thiệp vào xung đột ở miền Đông Ukraine. Dưới sức ép của Mỹ và châu Âu, Pháp buộc phải ngưng chuyển giao các tàu đổ bộ trực thăng cho Nga bao gồm cả Vladivostok và Sevastopol. Nguồn ảnh: Postcard.
Cuối cùng, phía Pháp đồng ý bồi thường toàn bộ số tiền Nga đã chi ra để đóng mới hai tàu Mistral cũng như tiền bồi thường hợp đồng, bù lại nước này được toàn quyền sở hữu hai con tàu này. Sau khi thỏa thuận này được hai bên thực hiện, Pháp phải lật đật đi tìm đối tác khác để rao bán cặp tàu đổ bộ trực thăng bỗng nhiên vô chủ này. Nguồn ảnh: Ship.
Đến năm 2015, phía Pháp và Ai Cập đã đạt được thỏa thuận về việc mua lại cả hai tàu đổ bộ trực thăng đáng lẽ ra sẽ được chuyển giao cho Nga. Phía Ai Cập đã chi tới 950 triệu Euro để trở thành chủ sở hữu của hai tàu đổ bộ trực thăng này, trong số đó bao gồm cả chi phí đào tạo thủy thủ đoàn và xây dựng các cơ sở hậu cần tại Ai Cập. Nguồn ảnh: Youtube.
Tới năm 2016, cả hai tàu đổ bộ trực thăng đã được Pháp chuyển giao cho phía Ai Cập. Chiếc Vladivostok được đổi tên thành Gamal Abdel Nasser mang số hiệu L1010, trong khi đó chiếc Sevastopol được đổi tên thành Anwar El Sadat và mang số hiệu L1020. Nguồn ảnh: Ship.
Giống như các tàu đổ bộ trực thăng Mistral khác, ENS Anwar El Sadat có độ giãn nước tối đa khoảng 32.000 tấn, chiều dài 199 mét, lườn rộng 32 mét và có mớm nước 6,3 mét. Tàu sử dụng 3 động cơ 16V32 với mỗi động cơ cung cấp sức đẩy tương đương 8300 sức ngựa, tốc độ tối đa của tàu đạt 18,8 hải lý tương đương với 34,8 km/h. Nguồn ảnh: Ship.
Theo tính toán trước đây của phía Nga, tàu có khả năng mang được tối đa 8 trực thăng tấn công Ka-52K, 4 trực thăng vận tải Ka-29TB và 4 trực thăng săn ngầm Ka-27P. Nguồn ảnh: Ship.
Thậm chí để hoàn thiện sức mạnh cho bộ đôi tàu đổ bộ trực thăng Mistral của mình, Hải quân Ai Cập còn mua lại cả lô trực thăng tấn công Ka-52K mà Nga dự kiến sẽ trang bị trên Mistral. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Số lượng trực thăng Ka-52K mà Ai Cập đặt mua từ Nga lên đến con số 46 chiếc được chuyển giao trong giai đoạn trong năm 2017 đến 2019. Bản thân Ka-52K được thiết kế để chuyên bay biển và là biến thể hải quân của dòng trực thăng tấn công tiên tiến Ka-52. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.