Liên Xô trước đây và thậm chí là Nga ngày nay đều không có quan hệ quân sự một cách chính thức với Hàn Quốc. Hai quốc gia này cũng chưa từng chính thức mua bán bất cứ vũ khí gì của nhau, thế nhưng trong biên chế của Quân đội Hàn Quốc vẫn có tới 33 xe tăng T-80 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Chosul.Trên thực tế những xe tăng này được Nga... gán nợ cho Hàn Quốc trong quá khứ. Cụ thể, khoản nợ khổng lồ mà Liên Xô để lại khiến Nga không thể trả nổi bằng tiền mặt mà phải quy ra xe tăng. Nguồn ảnh: Chosul.Kết quả là khoản nợ từ thời Liên Xô đã được Nga quy ra 33 xe tăng T-80U - loại xe tăng đắt đỏ bậc nhất mà Liên Xô từng sản xuất. Số lượng xe tăng này được chuyển tới Hàn Quốc làm ba đợt theo đường biển. Nguồn ảnh: Chosul.Lô đầu tiên là 6 chiếc T-80U được Nga chuyển cho Hàn Quốc vào năm 1996, lô tiếp theo cùng lúc 27 chiếc được chuyển tới vào năm 1997 và hai chiếc cuối cùng được Nga chuyển cho Hàn Quốc vào năm 2005. Nguồn ảnh: Chosul.Ban đầu có 18 chiếc T-80U được gia nhập biên chế chính thức của Quân đội Hàn Quốc, số còn lại để trong kho dự phòng. Tuy nhiên tới đầu năm 2016, phần lớn T-80U của Hàn Quốc đã được cho nghỉ hưu do chi phí vận hành và bảo dưỡng quá lớn. Nguồn ảnh: Chosul.Trong quá khứ khi những chiếc T-80 đầu tiên được Nga chuyển cho Hàn Quốc, đây đã trở thành loại xe tăng hiện đại nhất trên bán đảo Triều Tiên khi đó, vượt trội hoàn toàn so với dòng tăng K1 88 do Hàn Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Chosul.Tuy nhiên với các phiên bản cải tiến của xe tăng K1 sau này như K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất, T-80 đã gần như bị san bằng khoảng cách về sức mạnh hoả lực cũng như độ bọc giáp khiến nó không còn gì nổi bật so với loại xe tăng nội địa của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.Một điểm khiến nữa khiến toàn bộ số xe tăng T-80 của Hàn Quốc bị thất sủng đó là trong khi các loại xe tăng nội địa của Hàn Quốc sử dụng hoàn toàn đạn và linh kiện sản xuất trong nước thì T-80 lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, kể cả đạn cũng phải nhập khẩu. Nguồn ảnh: Chosul.Vậy nên, dù sử dụng động cơ tua-bin cực kỳ hiện đại nhưng T-80 vẫn bị quân đội Hàn Quốc chỉ trích là kém hiệu quả khi sử dụng trên bán đảo Triều Tiên và dần dần loại xe tăng này cũng bị Hàn Quốc xếp kho gần hết. Nguồn ảnh: Chosul. Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-80 của Nga thể hiện khả năng cơ động.
Liên Xô trước đây và thậm chí là Nga ngày nay đều không có quan hệ quân sự một cách chính thức với Hàn Quốc. Hai quốc gia này cũng chưa từng chính thức mua bán bất cứ vũ khí gì của nhau, thế nhưng trong biên chế của Quân đội Hàn Quốc vẫn có tới 33 xe tăng T-80 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Chosul.
Trên thực tế những xe tăng này được Nga... gán nợ cho Hàn Quốc trong quá khứ. Cụ thể, khoản nợ khổng lồ mà Liên Xô để lại khiến Nga không thể trả nổi bằng tiền mặt mà phải quy ra xe tăng. Nguồn ảnh: Chosul.
Kết quả là khoản nợ từ thời Liên Xô đã được Nga quy ra 33 xe tăng T-80U - loại xe tăng đắt đỏ bậc nhất mà Liên Xô từng sản xuất. Số lượng xe tăng này được chuyển tới Hàn Quốc làm ba đợt theo đường biển. Nguồn ảnh: Chosul.
Lô đầu tiên là 6 chiếc T-80U được Nga chuyển cho Hàn Quốc vào năm 1996, lô tiếp theo cùng lúc 27 chiếc được chuyển tới vào năm 1997 và hai chiếc cuối cùng được Nga chuyển cho Hàn Quốc vào năm 2005. Nguồn ảnh: Chosul.
Ban đầu có 18 chiếc T-80U được gia nhập biên chế chính thức của Quân đội Hàn Quốc, số còn lại để trong kho dự phòng. Tuy nhiên tới đầu năm 2016, phần lớn T-80U của Hàn Quốc đã được cho nghỉ hưu do chi phí vận hành và bảo dưỡng quá lớn. Nguồn ảnh: Chosul.
Trong quá khứ khi những chiếc T-80 đầu tiên được Nga chuyển cho Hàn Quốc, đây đã trở thành loại xe tăng hiện đại nhất trên bán đảo Triều Tiên khi đó, vượt trội hoàn toàn so với dòng tăng K1 88 do Hàn Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Chosul.
Tuy nhiên với các phiên bản cải tiến của xe tăng K1 sau này như K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất, T-80 đã gần như bị san bằng khoảng cách về sức mạnh hoả lực cũng như độ bọc giáp khiến nó không còn gì nổi bật so với loại xe tăng nội địa của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.
Một điểm khiến nữa khiến toàn bộ số xe tăng T-80 của Hàn Quốc bị thất sủng đó là trong khi các loại xe tăng nội địa của Hàn Quốc sử dụng hoàn toàn đạn và linh kiện sản xuất trong nước thì T-80 lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, kể cả đạn cũng phải nhập khẩu. Nguồn ảnh: Chosul.
Vậy nên, dù sử dụng động cơ tua-bin cực kỳ hiện đại nhưng T-80 vẫn bị quân đội Hàn Quốc chỉ trích là kém hiệu quả khi sử dụng trên bán đảo Triều Tiên và dần dần loại xe tăng này cũng bị Hàn Quốc xếp kho gần hết. Nguồn ảnh: Chosul.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-80 của Nga thể hiện khả năng cơ động.