Theo hãng tin RT News của Nga, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga mới đây đã tấn công một kho đạn, nằm trong vùng Dnipropetrovsk của Ukraine. Hơn 100 quả rocket HIMARS do Mỹ sản xuất đã bị phá hủy. Lần này, phía Ukraine có thể bị thiệt hại rất lớn.Hệ thống tên lửa cơ động HIMARS thực sự đã mang lại rất nhiều rắc rối cho quân đội Nga. Do tính thông tin hóa cao, tính linh hoạt và khả năng bắn chính xác, nên HIMARS là mối đe dọa lớn đối với quân đội Nga trên chiến trường Ukraine.Theo thống kê từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Ukraine đã sử dụng tên lửa HIMARS để tiêu diệt hơn 100 mục tiêu quân sự có giá trị cao của Nga như kho đạn, các trận địa pháo tầm xa, sở chỉ huy, vị trí phòng không, các trận địa radar và trung tâm liên lạc, v.v. .Tuy đạt hiệu suất cao như vậy, nhưng tên lửa dẫn đường như M31 của HIMARS có giá quá đắt (khoảng 168.000 USD/quả); nhưng nên nhớ tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, đã có giá 80.000 USD một quả đạn. Do đó tên lửa HIMARS được Mỹ coi là loại vũ khí có giá cả "phải chăng" với Ukraine. Vậy quân đội Nga có biện pháp nào có thể kiềm chế tên lửa HIMARS? Về phương pháp truyền thống, đó là sử dụng radar để phát hiện quỹ đạo của tên lửa đối phương, định vị trận địa phóng của nó; sau đó sử dụng pháo binh, không quân, thậm chí cả tên lửa đạn đạo chiến thuật để tiêu diệt. Nhưng quân đội Nga có phần khó thực hiện điều này, chủ yếu là do quân đội Nga thiếu các radar trinh sát pháo binh tầm xa. Mức độ thông tin hóa của hệ thống chỉ huy pháo binh của Nga cũng không tốt bằng phương Tây.Mặc dù quân đội Nga có một số bệ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo với tầm bắn vượt xa HIMARS, nhưng tốc độ phản ứng của chúng không phù hợp với các nhiệm vụ phản pháo như vậy. Trong khi đó chiến thuật sử dụng tên lửa HIMARS của Ukraine là “bắn và chạy”.Một cách khác là tìm kiếm, xác định và định vị HIMARS thông qua trinh sát liên tục trên không. Dù đang điều động, nghỉ ngơi hay đang trong giai đoạn chuẩn bị phóng, chỉ cần bị phát hiện, hàng không có thể điều động xuất kích từ trên không.Nếu sử dụng phương pháp trên, sẽ dễ dàng hơn nếu quân đội Nga có loại UAV giám sát và tấn công trong thời gian dài. Vấn đề là quân đội Nga có khả năng tấn công hỏa lực nhanh, nhưng lại không có khả năng trinh sát trên không hiệu quả.Trong khi đó, số lần Không quân Nga được điều động là rất ít và không thể phản ứng nhanh từ khi phát hiện đến phát động tấn công. Cùng với đó là việc giữ bí mật các bệ phóng HIMARS của Quân đội Ukraine rất tốt, do đó Nga khó phá hủy những bệ phóng này.Nhưng điểm yếu của Ukraine là tên lửa HIMARS hiện chỉ có Mỹ sản xuất được và không có cách nào để sản xuất tại Ukraine. Do vậy chúng phải được vận chuyển từ Mỹ đến Ba Lan, sau đó mới được vận chuyển tới Ukraine bằng đường bộ và việc cất giữ tên lửa HIMARS ở chiến trường Donbass là điều vô cùng khó khăn.Chỉ tính đơn giản, nếu mỗi bệ phóng HIMARS chỉ phóng đạn 2 lần/ngày, thì 8 bệ phóng mà Ukraine hiện có sẽ tiêu thụ 96 quả tên lửa mỗi ngày. Nhưng tên lửa M31 không thể di chuyển cùng với phương tiện phóng HIMARS và chúng được cất giữ ở một vị trí cố định.Khi bệ phóng HIMARS nạp đạn, một xe tải đặc biệt được sử dụng để nâng tên lửa ra khỏi kho vũ khí và tiến hành nạp đạn. Trong quá trình này, xe phóng và xe tải đều cơ động, kho vũ khí cố định. Rất khó để tiêu diệt được các bệ phóng tên lửa HIMARS và các xe nạp đạn, nhưng các kho đạn cố định rất dễ định vị và việc phá hủy các kho vũ khí này dễ dàng hơn phá hủy các bệ phóng rất nhiều. Mặt khác, số lượng tên lửa cất giữ trong một kho thường cũng rất lớn. Trong khi đó, trình độ và khả năng của lực lượng đặc biệt Nga vẫn khá tốt, họ có thể thực hiện các hoạt động trinh sát ở sâu trong hậu phương Ukraine và tìm cách tìm ra vị trí cất giữ các tên lửa HIMARS; sau đó có thể phá hủy trực tiếp, hoặc thông báo tọa độ để không quân và tên lửa tầm xa phá hủy. Trong cuộc săn lùng các kho đạn tên lửa HIMARS này, quân đội Nga đã sử dụng không quân phá hủy một kho cất trữ 100 quả tên lửa HIMARS. Nếu số đạn này, để tấn công quân đội Nga, tổn thất chắc chắn sẽ rất lớn. Nếu trong tương lai, các kho đạn thường xuyên bị phá hủy, việc này sẽ khiến quân đội Ukraine sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức tập kích bằng hỏa lực vào quân Nga.
Theo hãng tin RT News của Nga, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga mới đây đã tấn công một kho đạn, nằm trong vùng Dnipropetrovsk của Ukraine. Hơn 100 quả rocket HIMARS do Mỹ sản xuất đã bị phá hủy. Lần này, phía Ukraine có thể bị thiệt hại rất lớn.
Hệ thống tên lửa cơ động HIMARS thực sự đã mang lại rất nhiều rắc rối cho quân đội Nga. Do tính thông tin hóa cao, tính linh hoạt và khả năng bắn chính xác, nên HIMARS là mối đe dọa lớn đối với quân đội Nga trên chiến trường Ukraine.
Theo thống kê từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Ukraine đã sử dụng tên lửa HIMARS để tiêu diệt hơn 100 mục tiêu quân sự có giá trị cao của Nga như kho đạn, các trận địa pháo tầm xa, sở chỉ huy, vị trí phòng không, các trận địa radar và trung tâm liên lạc, v.v. .
Tuy đạt hiệu suất cao như vậy, nhưng tên lửa dẫn đường như M31 của HIMARS có giá quá đắt (khoảng 168.000 USD/quả); nhưng nên nhớ tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, đã có giá 80.000 USD một quả đạn. Do đó tên lửa HIMARS được Mỹ coi là loại vũ khí có giá cả "phải chăng" với Ukraine.
Vậy quân đội Nga có biện pháp nào có thể kiềm chế tên lửa HIMARS? Về phương pháp truyền thống, đó là sử dụng radar để phát hiện quỹ đạo của tên lửa đối phương, định vị trận địa phóng của nó; sau đó sử dụng pháo binh, không quân, thậm chí cả tên lửa đạn đạo chiến thuật để tiêu diệt.
Nhưng quân đội Nga có phần khó thực hiện điều này, chủ yếu là do quân đội Nga thiếu các radar trinh sát pháo binh tầm xa. Mức độ thông tin hóa của hệ thống chỉ huy pháo binh của Nga cũng không tốt bằng phương Tây.
Mặc dù quân đội Nga có một số bệ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo với tầm bắn vượt xa HIMARS, nhưng tốc độ phản ứng của chúng không phù hợp với các nhiệm vụ phản pháo như vậy. Trong khi đó chiến thuật sử dụng tên lửa HIMARS của Ukraine là “bắn và chạy”.
Một cách khác là tìm kiếm, xác định và định vị HIMARS thông qua trinh sát liên tục trên không. Dù đang điều động, nghỉ ngơi hay đang trong giai đoạn chuẩn bị phóng, chỉ cần bị phát hiện, hàng không có thể điều động xuất kích từ trên không.
Nếu sử dụng phương pháp trên, sẽ dễ dàng hơn nếu quân đội Nga có loại UAV giám sát và tấn công trong thời gian dài. Vấn đề là quân đội Nga có khả năng tấn công hỏa lực nhanh, nhưng lại không có khả năng trinh sát trên không hiệu quả.
Trong khi đó, số lần Không quân Nga được điều động là rất ít và không thể phản ứng nhanh từ khi phát hiện đến phát động tấn công. Cùng với đó là việc giữ bí mật các bệ phóng HIMARS của Quân đội Ukraine rất tốt, do đó Nga khó phá hủy những bệ phóng này.
Nhưng điểm yếu của Ukraine là tên lửa HIMARS hiện chỉ có Mỹ sản xuất được và không có cách nào để sản xuất tại Ukraine. Do vậy chúng phải được vận chuyển từ Mỹ đến Ba Lan, sau đó mới được vận chuyển tới Ukraine bằng đường bộ và việc cất giữ tên lửa HIMARS ở chiến trường Donbass là điều vô cùng khó khăn.
Chỉ tính đơn giản, nếu mỗi bệ phóng HIMARS chỉ phóng đạn 2 lần/ngày, thì 8 bệ phóng mà Ukraine hiện có sẽ tiêu thụ 96 quả tên lửa mỗi ngày. Nhưng tên lửa M31 không thể di chuyển cùng với phương tiện phóng HIMARS và chúng được cất giữ ở một vị trí cố định.
Khi bệ phóng HIMARS nạp đạn, một xe tải đặc biệt được sử dụng để nâng tên lửa ra khỏi kho vũ khí và tiến hành nạp đạn. Trong quá trình này, xe phóng và xe tải đều cơ động, kho vũ khí cố định.
Rất khó để tiêu diệt được các bệ phóng tên lửa HIMARS và các xe nạp đạn, nhưng các kho đạn cố định rất dễ định vị và việc phá hủy các kho vũ khí này dễ dàng hơn phá hủy các bệ phóng rất nhiều. Mặt khác, số lượng tên lửa cất giữ trong một kho thường cũng rất lớn.
Trong khi đó, trình độ và khả năng của lực lượng đặc biệt Nga vẫn khá tốt, họ có thể thực hiện các hoạt động trinh sát ở sâu trong hậu phương Ukraine và tìm cách tìm ra vị trí cất giữ các tên lửa HIMARS; sau đó có thể phá hủy trực tiếp, hoặc thông báo tọa độ để không quân và tên lửa tầm xa phá hủy.
Trong cuộc săn lùng các kho đạn tên lửa HIMARS này, quân đội Nga đã sử dụng không quân phá hủy một kho cất trữ 100 quả tên lửa HIMARS. Nếu số đạn này, để tấn công quân đội Nga, tổn thất chắc chắn sẽ rất lớn. Nếu trong tương lai, các kho đạn thường xuyên bị phá hủy, việc này sẽ khiến quân đội Ukraine sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức tập kích bằng hỏa lực vào quân Nga.