Theo các nguồn tin quân sự, vào ngày 4/3, một máy bay tiêm kích bom Su-22 của Không quân Syria đang thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời tỉnh Idlib, đã bị máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phóng tên lửa AIM-120 tấn công; nhưng chiếc tiêm kích bom Su-22 đã kịp thời phát hiện mối nguy hiểm và tránh được đòn đánh chết người của tên lửa AIM-120.Kể từ khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch “Lá chắn mùa xuân” trên lãnh thổ Syria, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ ba máy bay chiến đấu của Không quân Syria, bao gồm hai máy bay ném bom Su-24 và một máy bay huấn luyện L-39A.Theo đánh giá từ giới quan sát quân sự, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát huy lợi thế vũ khí hiện đại của họ trong chiến đấu, khi dùng máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm E-737 để phát hiện máy bay chiến đấu Syria, sau đó sử dụng đường chuyền liên kết dữ liệu LINK-16, để gửi thông tin cho máy bay chiến đấu F-16 đang tuần tra ở khu vực gần đó.Máy bay chiến đấu F-16 không trực tiếp bay vào không phận Syria, cũng không bật radar điều khiển hỏa lực, bí mật tiếp cận máy bay của Syria nhờ sử dụng thông tin từ máy bay E-737 cung cấp, rồi bất ngờ phóng tên lửa không đối không AIM-120.Khi máy bay chiến đấu của Không quân Syria bị tên lửa AIM-120 tấn công, phi công có thể không biết tên lửa này đang bắn tới. Do máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không bay vào không phận Syria, nên Không quân Nga không có lý do để đánh chặn.Để đối phó với chiến thuật của Thổ Nhĩ Kỳ, Không quân Syria, với sự hỗ trợ của Không quân Nga, cũng đang tìm cách hóa giải. Trước hết, các lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tăng cường lực lượng tác chiến điện tử ở Idlib và triển khai máy bay tác chiến điện tử Tu-214 và máy bay gây nhiễu điện tử Il-22 để trợ giúp không quân Syria.Máy bay tác chiến điện tử của quân đội Nga đã nhanh chóng phát tín hiệu cảnh báo cho máy bay chiến đấu của Không quân Syria. Đồng thời, sử dụng các biện pháp kỹ thuật như phát nhiễu điện tử để triệt tiêu và can thiệp vào đường chuyền liên kết dữ liệu LINK-16.Việc can thiệp vào đường chuyền làm cho việc trao đổi dữ liệu chiến thuật giữa máy bay cảnh báo sớm E-737 và máy bay chiến đấu F-16 trở nên khó khăn hơn và làm giảm khả năng chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa sau này.Ngoài ra, Nga cũng có thể điều chỉnh các thông số máy thu cảnh báo radar trên máy bay chiến đấu Syria, để có thể phát hiện sóng radar của máy bay cảnh báo sớm E-737 theo dõi và kịp thời đưa ra cảnh báo cho các phi công Syria. Khi các phi công Syria vào khu vực vùng trời nguy hiểm, họ cũng tăng cường cảnh giác để phát hiện tên lửa đang bắn tới.Như đã đề cập trước đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không xâm nhập không phận Syria mà chỉ sử dụng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 cho các cuộc tấn công lén từ xa. Ưu điểm đó là, tiến công đối phương từ ngoài tầm nhìn (phi tiếp xúc) nên cải thiện được khả năng sống sót trên chiến trường và tránh đối đầu với lực lượng không quân Nga.Nhược điểm của chiến thuật trên là khoảng cách tấn công của tên lửa tăng lên, có nhiều thời gian và không gian hơn cho đối thủ né tránh tên lửa; cùng với đó là tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, nên quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra rất ngắn.Mặc dù tên lửa AIM-120 có tầm bắn hàng trăm km, nhưng do nhiên liệu cháy rất nhanh, nên chỉ đảm bảo cho tên lửa bay ở 40 km đầu tiên sau khi phóng; ở quãng đường còn lại, tên lửa chỉ có thể bay theo quán tính, nên khả năng cơ động giảm đi rất nhiều; nếu mục tiêu có khả năng cơ động, né tránh tốt, AIM-120 sẽ khó đánh trúng mục tiêu.Khi được cảnh báo và phát hiện có tên lửa AIM-120 phóng tới, phi công của tiêm kích bom Su-22 kịp thời làm động tác cơ động ngoặt gấp và tăng tốc thoát khỏi cuộc tấn công của tên lửa.Giới quân sự suy đoán rằng, Không quân Nga và Không quân Syria đã tìm ra cách để kiềm chế Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đã làm giảm hiệu quả chiến thuật “dẫn đường - chỉ huy trên không” của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng thành công từ khi phát động chiến dịch “Lá chắn mùa xuân”.Vì vậy Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không thể duy trì sự thống trị trên không cũng như không thể hỗ trợ đầy đủ cho lực lượng chiến đấu mặt đất, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng chiến đấu của lực lượng này.Phía ngược lại, Không quân Nga tiếp tục hỗ trợ hiệu quả bằng đường không cho Quân đội chính phủ Syria, góp phần giành lại vị trí chiến lược Sarakib đã bị mất trước đó vào tay phiến quân và đã bắt đầu làm chủ tình hình khu vực phía nam tỉnh Idlib; đồng thời tiếp tục mở rộng vùng đệm an toàn, để đảm bảo giao thông trên đường cao tốc M5.Video Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hai máy bay Syria - Nguồn: Sputnik Vietnam
Theo các nguồn tin quân sự, vào ngày 4/3, một máy bay tiêm kích bom Su-22 của Không quân Syria đang thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời tỉnh Idlib, đã bị máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phóng tên lửa AIM-120 tấn công; nhưng chiếc tiêm kích bom Su-22 đã kịp thời phát hiện mối nguy hiểm và tránh được đòn đánh chết người của tên lửa AIM-120.
Kể từ khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch “Lá chắn mùa xuân” trên lãnh thổ Syria, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ ba máy bay chiến đấu của Không quân Syria, bao gồm hai máy bay ném bom Su-24 và một máy bay huấn luyện L-39A.
Theo đánh giá từ giới quan sát quân sự, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát huy lợi thế vũ khí hiện đại của họ trong chiến đấu, khi dùng máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm E-737 để phát hiện máy bay chiến đấu Syria, sau đó sử dụng đường chuyền liên kết dữ liệu LINK-16, để gửi thông tin cho máy bay chiến đấu F-16 đang tuần tra ở khu vực gần đó.
Máy bay chiến đấu F-16 không trực tiếp bay vào không phận Syria, cũng không bật radar điều khiển hỏa lực, bí mật tiếp cận máy bay của Syria nhờ sử dụng thông tin từ máy bay E-737 cung cấp, rồi bất ngờ phóng tên lửa không đối không AIM-120.
Khi máy bay chiến đấu của Không quân Syria bị tên lửa AIM-120 tấn công, phi công có thể không biết tên lửa này đang bắn tới. Do máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không bay vào không phận Syria, nên Không quân Nga không có lý do để đánh chặn.
Để đối phó với chiến thuật của Thổ Nhĩ Kỳ, Không quân Syria, với sự hỗ trợ của Không quân Nga, cũng đang tìm cách hóa giải. Trước hết, các lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tăng cường lực lượng tác chiến điện tử ở Idlib và triển khai máy bay tác chiến điện tử Tu-214 và máy bay gây nhiễu điện tử Il-22 để trợ giúp không quân Syria.
Máy bay tác chiến điện tử của quân đội Nga đã nhanh chóng phát tín hiệu cảnh báo cho máy bay chiến đấu của Không quân Syria. Đồng thời, sử dụng các biện pháp kỹ thuật như phát nhiễu điện tử để triệt tiêu và can thiệp vào đường chuyền liên kết dữ liệu LINK-16.
Việc can thiệp vào đường chuyền làm cho việc trao đổi dữ liệu chiến thuật giữa máy bay cảnh báo sớm E-737 và máy bay chiến đấu F-16 trở nên khó khăn hơn và làm giảm khả năng chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa sau này.
Ngoài ra, Nga cũng có thể điều chỉnh các thông số máy thu cảnh báo radar trên máy bay chiến đấu Syria, để có thể phát hiện sóng radar của máy bay cảnh báo sớm E-737 theo dõi và kịp thời đưa ra cảnh báo cho các phi công Syria. Khi các phi công Syria vào khu vực vùng trời nguy hiểm, họ cũng tăng cường cảnh giác để phát hiện tên lửa đang bắn tới.
Như đã đề cập trước đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không xâm nhập không phận Syria mà chỉ sử dụng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 cho các cuộc tấn công lén từ xa. Ưu điểm đó là, tiến công đối phương từ ngoài tầm nhìn (phi tiếp xúc) nên cải thiện được khả năng sống sót trên chiến trường và tránh đối đầu với lực lượng không quân Nga.
Nhược điểm của chiến thuật trên là khoảng cách tấn công của tên lửa tăng lên, có nhiều thời gian và không gian hơn cho đối thủ né tránh tên lửa; cùng với đó là tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, nên quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra rất ngắn.
Mặc dù tên lửa AIM-120 có tầm bắn hàng trăm km, nhưng do nhiên liệu cháy rất nhanh, nên chỉ đảm bảo cho tên lửa bay ở 40 km đầu tiên sau khi phóng; ở quãng đường còn lại, tên lửa chỉ có thể bay theo quán tính, nên khả năng cơ động giảm đi rất nhiều; nếu mục tiêu có khả năng cơ động, né tránh tốt, AIM-120 sẽ khó đánh trúng mục tiêu.
Khi được cảnh báo và phát hiện có tên lửa AIM-120 phóng tới, phi công của tiêm kích bom Su-22 kịp thời làm động tác cơ động ngoặt gấp và tăng tốc thoát khỏi cuộc tấn công của tên lửa.
Giới quân sự suy đoán rằng, Không quân Nga và Không quân Syria đã tìm ra cách để kiềm chế Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đã làm giảm hiệu quả chiến thuật “dẫn đường - chỉ huy trên không” của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng thành công từ khi phát động chiến dịch “Lá chắn mùa xuân”.
Vì vậy Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không thể duy trì sự thống trị trên không cũng như không thể hỗ trợ đầy đủ cho lực lượng chiến đấu mặt đất, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng chiến đấu của lực lượng này.
Phía ngược lại, Không quân Nga tiếp tục hỗ trợ hiệu quả bằng đường không cho Quân đội chính phủ Syria, góp phần giành lại vị trí chiến lược Sarakib đã bị mất trước đó vào tay phiến quân và đã bắt đầu làm chủ tình hình khu vực phía nam tỉnh Idlib; đồng thời tiếp tục mở rộng vùng đệm an toàn, để đảm bảo giao thông trên đường cao tốc M5.