Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đã được phương Tây đưa ra nhằm vào Nga, mục đích là cắt đứt hoàn toàn các nguồn lực kinh tế, quốc phòng của Nga.Tuy nhiên, những cấm vận của phương Tây đã không làm suy yếu khả năng phát triển và sản xuất vũ khí của Nga, thậm chí là không thể bóp nghẹt được nền kinh tế Nga. Điều này đã được kênh truyền hình NBC của Mỹ đưa tin, trích dẫn nguồn từ Viện nghiên cứu dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).Các tài liệu nói rằng, Mỹ, EU và một số quốc gia phương Tây khác đã áp dụng nhiều hạn chế trong nhiều năm, để ngăn chặn Moscow tiếp cận các thành phần quan trọng cần thiết cho vũ khí công nghệ cao, đưa ra lệnh cấm bán vi mạch và các sản phẩm khác sang Liên bang Nga.Ví dụ, Nga hiện đang sản xuất số lượng tên lửa, đạn pháo và máy bay không người lái đến mức không thể so sánh được với mức của năm 2021. Vào thời điểm đó, 56 tên lửa hành trình Kh-101 được sản xuất mỗi năm và đến năm 2023 đã có khoảng 460 tên lửa, tức là việc sản xuất loại tên lửa được Không quân Nga sử dụng thường xuyên này đã tăng 7,5 lần.Ngoài ra, kho tên lửa đạn đạo 9M723, dành cho hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander đã tăng hơn 3 lần, từ 50 lên 180 tên lửa/năm, bất chấp thực tế là chúng được sử dụng tích cực trong các cuộc tấn công của Nga vào các mục tiêu của Ukraine.Việc sản xuất đạn pháo 152 mm của Nga đã tăng 5,3 lần, tên lửa 122 mm cho pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Grad tăng 15,2 lần và MLRS Uragan tăng 6,1 lần. Việc lắp ráp UAV tấn công Geran-2 (phương Tây cho là Shahed-136 của Iran) đã tăng 6,3 lần. Bom hàng không tăng 6 lần. Bất chấp thực tế là phương Tây đã nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn khả năng tiếp cận của Nga với các thiết bị vi điện tử, nhưng Moscow vẫn có đủ số lượng ăng-ten của Ireland được sử dụng trong bom lượn có điều khiển. Báo cáo của RUSI làm rõ rằng, việc mở rộng sản xuất vũ khí ở Nga thể hiện rõ sự kém hiệu quả của các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.“Tóm lại, bất chấp những “nỗ lực siêng năng” của nhiều quan chức chính phủ, được hỗ trợ bởi ý chí chính trị của cả hệ thống chính trị phương Tây, nhằm làm suy yếu nền sản xuất công nghiệp quốc phòng của Nga, nhưng vẫn chưa khẳng định tính hiệu quả”, NBC trích dẫn thông tin của RUSI cho biết. Các nhà nghiên cứu của RUSI nói thêm rằng, phương Tây vẫn có thể cắt nguồn cung hoặc tăng giá cắt cổ các thiết bị vi điện tử, máy công cụ và nguyên liệu thô cần thiết cho việc sản xuất vũ khí ở Liên bang Nga.Các quốc gia quan tâm đến vấn đề này cần tổ chức trao đổi thông tin nhanh chóng, bao gồm thông tin mật, cũng như dữ liệu tình báo để đảm bảo đưa ra kịp thời các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hoặc thực hiện các hành động cần thiết khác.RUSI cũng đưa ra khuyến cáo về việc phương Tây nên tổ chức một trung tâm tổng hợp tình báo, để có thể tạo ra “bức tranh mục tiêu chung” về tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga. Những chia sẻ thông tin tình báo hiệu quả hơn, sẽ giúp các đồng minh thực hiện hành động phối hợp, bao gồm các biện pháp bí mật, nhằm làm gián đoạn hoạt động sản xuất vũ khí của Nga. Theo RUSI, cơ sở của việc này là có một số bước trong quy trình sản xuất mà sự can thiệp, dù công khai hay bí mật, đều có thể gây ra sự chậm trễ, suy giảm chất lượng hoặc làm tăng nghiêm trọng chi phí sản xuất vũ khí, từ đó có thể cản trở việc sản xuất vũ khí của Nga. Vào hồi tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã mở rộng sản xuất, vượt nhu cầu sử dụng cho chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine, cho phép Moscow tích trữ, điều ngày gây nguy hại cho an ninh của châu Âu trong tương lai.Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cảnh báo, Nga đang thúc đẩy chuyển sang nền kinh tế thời chiến, để có đủ vũ khí cho một cuộc xung đột với NATO vào khoảng đầu năm 2026 hoặc 2027. Những suy đoán này, làm dấy lên lo ngại nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng khắp châu Âu, trở thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Al Jazeera, Sputnik).
Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đã được phương Tây đưa ra nhằm vào Nga, mục đích là cắt đứt hoàn toàn các nguồn lực kinh tế, quốc phòng của Nga.
Tuy nhiên, những cấm vận của phương Tây đã không làm suy yếu khả năng phát triển và sản xuất vũ khí của Nga, thậm chí là không thể bóp nghẹt được nền kinh tế Nga. Điều này đã được kênh truyền hình NBC của Mỹ đưa tin, trích dẫn nguồn từ Viện nghiên cứu dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).
Các tài liệu nói rằng, Mỹ, EU và một số quốc gia phương Tây khác đã áp dụng nhiều hạn chế trong nhiều năm, để ngăn chặn Moscow tiếp cận các thành phần quan trọng cần thiết cho vũ khí công nghệ cao, đưa ra lệnh cấm bán vi mạch và các sản phẩm khác sang Liên bang Nga.
Ví dụ, Nga hiện đang sản xuất số lượng tên lửa, đạn pháo và máy bay không người lái đến mức không thể so sánh được với mức của năm 2021. Vào thời điểm đó, 56 tên lửa hành trình Kh-101 được sản xuất mỗi năm và đến năm 2023 đã có khoảng 460 tên lửa, tức là việc sản xuất loại tên lửa được Không quân Nga sử dụng thường xuyên này đã tăng 7,5 lần.
Ngoài ra, kho tên lửa đạn đạo 9M723, dành cho hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander đã tăng hơn 3 lần, từ 50 lên 180 tên lửa/năm, bất chấp thực tế là chúng được sử dụng tích cực trong các cuộc tấn công của Nga vào các mục tiêu của Ukraine.
Việc sản xuất đạn pháo 152 mm của Nga đã tăng 5,3 lần, tên lửa 122 mm cho pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Grad tăng 15,2 lần và MLRS Uragan tăng 6,1 lần. Việc lắp ráp UAV tấn công Geran-2 (phương Tây cho là Shahed-136 của Iran) đã tăng 6,3 lần. Bom hàng không tăng 6 lần.
Bất chấp thực tế là phương Tây đã nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn khả năng tiếp cận của Nga với các thiết bị vi điện tử, nhưng Moscow vẫn có đủ số lượng ăng-ten của Ireland được sử dụng trong bom lượn có điều khiển. Báo cáo của RUSI làm rõ rằng, việc mở rộng sản xuất vũ khí ở Nga thể hiện rõ sự kém hiệu quả của các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.
“Tóm lại, bất chấp những “nỗ lực siêng năng” của nhiều quan chức chính phủ, được hỗ trợ bởi ý chí chính trị của cả hệ thống chính trị phương Tây, nhằm làm suy yếu nền sản xuất công nghiệp quốc phòng của Nga, nhưng vẫn chưa khẳng định tính hiệu quả”, NBC trích dẫn thông tin của RUSI cho biết.
Các nhà nghiên cứu của RUSI nói thêm rằng, phương Tây vẫn có thể cắt nguồn cung hoặc tăng giá cắt cổ các thiết bị vi điện tử, máy công cụ và nguyên liệu thô cần thiết cho việc sản xuất vũ khí ở Liên bang Nga.
Các quốc gia quan tâm đến vấn đề này cần tổ chức trao đổi thông tin nhanh chóng, bao gồm thông tin mật, cũng như dữ liệu tình báo để đảm bảo đưa ra kịp thời các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hoặc thực hiện các hành động cần thiết khác.
RUSI cũng đưa ra khuyến cáo về việc phương Tây nên tổ chức một trung tâm tổng hợp tình báo, để có thể tạo ra “bức tranh mục tiêu chung” về tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga. Những chia sẻ thông tin tình báo hiệu quả hơn, sẽ giúp các đồng minh thực hiện hành động phối hợp, bao gồm các biện pháp bí mật, nhằm làm gián đoạn hoạt động sản xuất vũ khí của Nga.
Theo RUSI, cơ sở của việc này là có một số bước trong quy trình sản xuất mà sự can thiệp, dù công khai hay bí mật, đều có thể gây ra sự chậm trễ, suy giảm chất lượng hoặc làm tăng nghiêm trọng chi phí sản xuất vũ khí, từ đó có thể cản trở việc sản xuất vũ khí của Nga.
Vào hồi tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã mở rộng sản xuất, vượt nhu cầu sử dụng cho chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine, cho phép Moscow tích trữ, điều ngày gây nguy hại cho an ninh của châu Âu trong tương lai.
Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cảnh báo, Nga đang thúc đẩy chuyển sang nền kinh tế thời chiến, để có đủ vũ khí cho một cuộc xung đột với NATO vào khoảng đầu năm 2026 hoặc 2027. Những suy đoán này, làm dấy lên lo ngại nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng khắp châu Âu, trở thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Al Jazeera, Sputnik).