Mới đây, quân đội Nga đã chính thức tiếp nhận và đưa vào biên chế phiên bản xe tăng T-80BVM được nâng cấp từ T-80BV, khi được trang bị những tính năng tối tân và hiện đại nhất; rất phù hợp khi hoạt động ở vùng cực Bắc.Xe tăng T-80BVM là phiên bản được nâng cấp toàn diện cả về động cơ, vũ khí, vỏ giáp, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như các thiết bị điện tử trên xe, cho xe khả năng chiến đấu vượt trội; T-80BVM được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá tính năng kỹ chiến thuật vượt cả T-90.Về động cơ, T-80BVM được trang bị động cơ turbine khí loại cưỡng bức cải tiến GTD-1250, có công suất 1.250 mã lực, giúp tăng tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng đạt 27,7 mã lực/tấn (xe tăng T-90 chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn); với động cơ mới, T-80BVM có thể đạt tốc độ tối đa 85 đến 90 km/giờ trên đường cao tốc. Đồng thời động cơ tua-bin khí cũng rất phù hợp khi hoạt động ở vùng cực (khởi động nhanh, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn khu vực khác).Về hệ thống điều khiển hỏa lực, T-80BVM sử dụng hệ thống Sosna-U do Nga tự chế tạo, được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, thiết bị đo xa laser và bám bắt mục tiêu tự động cho pháo thủ; có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 3.000 đến 3.500 mét trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.Về hệ thống giáp bảo vệ, T-80BVM trang bị thêm các diềm váy cao su có độ dày đến 80 mm ở hai bên hàng bánh; lắp giáp lồng ở một số bị trí hiểm yếu như phía sau động cơ và phía sau tháp pháo. Với lớp giáp mới này, xe có thể chống lại được các loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS-T Mk 1/2 cỡ nòng 30-40 mm, được sử dụng bởi các loại pháo tự động bắn nhanh như Bushmaster III và L-70/B.Về giáp chính phía trước, T-80BVM ngoài giáp đúc nguyên bản của xe có độ dày tương đương từ 450 đến 530 mm thép đồng nhất, khi lắp thêm giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt thế hệ 5 cho xe lớp giáp tương đương 900 đến 1.100 mm mm thép đồng nhất (RHA).Với lớp giáp này hoàn toàn đủ để chống lại đạn xuyên giáp M829A3 và DM63 của xe tăng Leopad (Đức) từ phiên bản 2A5 trở lên và M1A2 SEP3 của Mỹ, ở khoảng cách 1.500-2.000 m; ngoài ra "xe tăng bay" T-80BVM còn được trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động (Shtora-1 hoặc Arena), cho xe khả năng phòng hộ vượt trội.Về hỏa lực chính, T-80BVM sử dụng pháo nòng trơn 125A 2A46M1, bắn đạn xuyên giáp Svinets-1 sử dụng lõi bằng hợp kim vonfram, có thể xuyên thủng lớp giáp tương đương 700-740 mm thép cán đồng nhất (RHA).Đạn Svinets-2 sử dụng đạn lõi urani nghèo, đủ sức xuyên được lớp giáp tương đương 800-830 mm RHA ở cự ly 1.500 m; với đạn Svinets-2 đủ sức xuyên thủng giáp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất hiện nay như M1A3 Abrams của Mỹ hay Merkava MK-4 của Israel.Ngoài đạn xuyên giáp Svinets, để chống lại các mục tiêu kiên cố tầm xa, T-80BVM có thể bắn tên lửa có điều khiển 9M119M Invar qua nòng pháo; tầm bắn xa nhất của tên lửa là 5 km; tên lửa sử dụng đầu nổ nối tiếp, có thể xuyên thủng giáp 700 mm RHA.Video Xe tăng T80 gắn động cơ turbine phản lực - "Quái thú" trở lại trong quân đội Nga - Nguồn: QĐND
Mới đây, quân đội Nga đã chính thức tiếp nhận và đưa vào biên chế phiên bản xe tăng T-80BVM được nâng cấp từ T-80BV, khi được trang bị những tính năng tối tân và hiện đại nhất; rất phù hợp khi hoạt động ở vùng cực Bắc.
Xe tăng T-80BVM là phiên bản được nâng cấp toàn diện cả về động cơ, vũ khí, vỏ giáp, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như các thiết bị điện tử trên xe, cho xe khả năng chiến đấu vượt trội; T-80BVM được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá tính năng kỹ chiến thuật vượt cả T-90.
Về động cơ, T-80BVM được trang bị động cơ turbine khí loại cưỡng bức cải tiến GTD-1250, có công suất 1.250 mã lực, giúp tăng tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng đạt 27,7 mã lực/tấn (xe tăng T-90 chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn); với động cơ mới, T-80BVM có thể đạt tốc độ tối đa 85 đến 90 km/giờ trên đường cao tốc. Đồng thời động cơ tua-bin khí cũng rất phù hợp khi hoạt động ở vùng cực (khởi động nhanh, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn khu vực khác).
Về hệ thống điều khiển hỏa lực, T-80BVM sử dụng hệ thống Sosna-U do Nga tự chế tạo, được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, thiết bị đo xa laser và bám bắt mục tiêu tự động cho pháo thủ; có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 3.000 đến 3.500 mét trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.
Về hệ thống giáp bảo vệ, T-80BVM trang bị thêm các diềm váy cao su có độ dày đến 80 mm ở hai bên hàng bánh; lắp giáp lồng ở một số bị trí hiểm yếu như phía sau động cơ và phía sau tháp pháo. Với lớp giáp mới này, xe có thể chống lại được các loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS-T Mk 1/2 cỡ nòng 30-40 mm, được sử dụng bởi các loại pháo tự động bắn nhanh như Bushmaster III và L-70/B.
Về giáp chính phía trước, T-80BVM ngoài giáp đúc nguyên bản của xe có độ dày tương đương từ 450 đến 530 mm thép đồng nhất, khi lắp thêm giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt thế hệ 5 cho xe lớp giáp tương đương 900 đến 1.100 mm mm thép đồng nhất (RHA).
Với lớp giáp này hoàn toàn đủ để chống lại đạn xuyên giáp M829A3 và DM63 của xe tăng Leopad (Đức) từ phiên bản 2A5 trở lên và M1A2 SEP3 của Mỹ, ở khoảng cách 1.500-2.000 m; ngoài ra "xe tăng bay" T-80BVM còn được trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động (Shtora-1 hoặc Arena), cho xe khả năng phòng hộ vượt trội.
Về hỏa lực chính, T-80BVM sử dụng pháo nòng trơn 125A 2A46M1, bắn đạn xuyên giáp Svinets-1 sử dụng lõi bằng hợp kim vonfram, có thể xuyên thủng lớp giáp tương đương 700-740 mm thép cán đồng nhất (RHA).
Đạn Svinets-2 sử dụng đạn lõi urani nghèo, đủ sức xuyên được lớp giáp tương đương 800-830 mm RHA ở cự ly 1.500 m; với đạn Svinets-2 đủ sức xuyên thủng giáp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất hiện nay như M1A3 Abrams của Mỹ hay Merkava MK-4 của Israel.
Ngoài đạn xuyên giáp Svinets, để chống lại các mục tiêu kiên cố tầm xa, T-80BVM có thể bắn tên lửa có điều khiển 9M119M Invar qua nòng pháo; tầm bắn xa nhất của tên lửa là 5 km; tên lửa sử dụng đầu nổ nối tiếp, có thể xuyên thủng giáp 700 mm RHA.
Video Xe tăng T80 gắn động cơ turbine phản lực - "Quái thú" trở lại trong quân đội Nga - Nguồn: QĐND