"Công ty Uraltransmash (công ty con của Uralvagonzavod) đã hoàn thành việc đại tu hiện đại hóa pháo tự hành 2S7M Malka", tập đoàn cho biết.Sản phẩm mới đã cải tiến hộp số, cơ chế phân phối hỏa lực và bộ cấp điện, hiện đại hóa thiết bị quan sát, thiết bị liên lạc nội bộ và trạm phát thanh. Ngoài ra, linh kiện nhập khẩu được thay thế bằng linh kiện sản xuất trong nước."Quá trình hiện đại hóa cải thiện tính năng tự hành, khả năng tác chiến và cơ động, quản lý chỉ huy và tất cả các tính năng cơ bản của pháo", bộ phận báo chí cho biết.Loại pháo cải tiến này đã vượt qua chu trình thử nghiệm đầy đủ đạt kết quả tốt, bao gồm kiểm tra tính năng cơ động, độ vững chắc của khung gầm, bộ phận cấp và phân phối điện.Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm cũng đã kiểm tra độ tin cậy của cơ chế nạp đạn, độ bền của nòng pháo 2A44 và hệ thống điều khiển hỏa lực.“Mẫu pháo đầu tiên chuẩn bị được biên chế cho quân đội Nga, xí nghiệp đã sẵn sàng đưa hệ thống pháo tự hành 2S7M Malka vào sản xuất hàng loạt”, bộ phận báo chí cho biết.Pháo tự hành 2S7M Malka cỡ nòng 203 mm là phiên bản nâng cấp từ nguyên mẫu 2S7 Pion, vũ khí này chính thức gia nhập biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1985.Đây là loại pháo tự hành được coi là mạnh nhất thế giới với đạn nặng 110 kg, tầm bắn lên đến hơn 40 km.Mặt khác đây cũng là loại pháo có khả năng bắn đạn hạt nhân với sức công phá đáng sợ.Việc tái biên chế các loại vũ khí khủng thời Liên Xô nhưng được nâng cấp nằm trong chiến lược tái cân bằng sức mạnh của quân đội Nga trước các đối thủ của Tổng thống Putin.Trước đó Tổng thống Putin đã cho biết rằng, ông sẽ cho tái biên chế một số loại vũ khí hùng mạnh thời Liên Xô trong đó có loại pháo tự hành cỡ nòng khủng 2S7M Malka này.Với những cải tiến mới, thời gian chuyển từ chế độ hành quân sang chiến đấu của 2S7M Malka giảm từ 10 xuống 7 phút.Cơ số đạn tăng từ 4 viên lên 8 viên so với nguyên bản, cơ cấu nạp đạn mới cho phép nạp đạn khi nòng pháo ở bất cứ vị trí nào.Tốc độ bắn của pháo tự hành 2S7M Malka lên tới 2,5 viên mỗi phút, thay vì chỉ 1,5 viên mỗi phút như trên biến thể 2S7 Pion trước đây.Pháo tự hành 2S7 Pion được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi cả Liên Xô và Mỹ đều theo đuổi việc chế tạo pháo tự hành cỡ lớn đủ khả năng bắn đạn pháo hạt nhân chiến thuật.Ước tính đã có hơn 1.000 khẩu pháo 2S7 Pion được sản xuất.Pháo tự hành 2S7 Pion sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng.Xe được trang bị động cơ diesel 750 mã lực cho xe đạt tốc độ 51km/h, tầm hoạt động 500km.Để đề phòng trường hợp động cơ chính hư hỏng, 2S7 Pion có thêm hệ thống năng lượng phụ trợ công suất 24 mã lực dùng khi cần thiết.Hệ thống 2S7 Pion có chiều dài thân 10,5m, rộng 3,38m và cao 3m, nặng đến 46 tấn.Ngoài đạn hạt nhân, pháo còn có có khả năng bắn nhiều loại đầu đạn gồm đầu đạn nổ phân mảnh, đầu đạn hóa học.2S7 Pion có thể bắn những viên đạn nổ mảnh nặng đến 110kg, chứa 17,8kg thuốc nổ đi xa đến 37,5km.Với loại đạn tăng tầm (gắn động cơ) nặng 103kg và chứa 13,8kg thuốc nổ, tầm bắn lên đến 47,5km.Tuy những loại pháo tự hành cỡ nòng lớn có uy lực cực mạnh nhưng chúng lại cơ động kém, tầm bắn ngắn và độ chính xác kém hơn rất nhiều so với việc dùng tên lửa, chính vì vậy các cường quốc không ưu tiên phát triển loại vũ khí này.Việc Nga nâng cấp và tái trang bị những loại pháo tự hành lớn chỉ là giải pháp ngắn hạn trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang bị phương Tây cấm vận và chi tiêu quốc phòng đang bị cắt giảm vì kinh tế sa sút. Bên cạnh đó, chiến phí tại Syria ngày một tăng, khiến cho các hệ thống vũ khí hiện đại bị cắt giảm và thay vào đó là việc nâng cấp vũ khí cũ.
"Công ty Uraltransmash (công ty con của Uralvagonzavod) đã hoàn thành việc đại tu hiện đại hóa pháo tự hành 2S7M Malka", tập đoàn cho biết.
Sản phẩm mới đã cải tiến hộp số, cơ chế phân phối hỏa lực và bộ cấp điện, hiện đại hóa thiết bị quan sát, thiết bị liên lạc nội bộ và trạm phát thanh. Ngoài ra, linh kiện nhập khẩu được thay thế bằng linh kiện sản xuất trong nước.
"Quá trình hiện đại hóa cải thiện tính năng tự hành, khả năng tác chiến và cơ động, quản lý chỉ huy và tất cả các tính năng cơ bản của pháo", bộ phận báo chí cho biết.
Loại pháo cải tiến này đã vượt qua chu trình thử nghiệm đầy đủ đạt kết quả tốt, bao gồm kiểm tra tính năng cơ động, độ vững chắc của khung gầm, bộ phận cấp và phân phối điện.
Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm cũng đã kiểm tra độ tin cậy của cơ chế nạp đạn, độ bền của nòng pháo 2A44 và hệ thống điều khiển hỏa lực.
“Mẫu pháo đầu tiên chuẩn bị được biên chế cho quân đội Nga, xí nghiệp đã sẵn sàng đưa hệ thống pháo tự hành 2S7M Malka vào sản xuất hàng loạt”, bộ phận báo chí cho biết.
Pháo tự hành 2S7M Malka cỡ nòng 203 mm là phiên bản nâng cấp từ nguyên mẫu 2S7 Pion, vũ khí này chính thức gia nhập biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1985.
Đây là loại pháo tự hành được coi là mạnh nhất thế giới với đạn nặng 110 kg, tầm bắn lên đến hơn 40 km.
Mặt khác đây cũng là loại pháo có khả năng bắn đạn hạt nhân với sức công phá đáng sợ.
Việc tái biên chế các loại vũ khí khủng thời Liên Xô nhưng được nâng cấp nằm trong chiến lược tái cân bằng sức mạnh của quân đội Nga trước các đối thủ của Tổng thống Putin.
Trước đó Tổng thống Putin đã cho biết rằng, ông sẽ cho tái biên chế một số loại vũ khí hùng mạnh thời Liên Xô trong đó có loại pháo tự hành cỡ nòng khủng 2S7M Malka này.
Với những cải tiến mới, thời gian chuyển từ chế độ hành quân sang chiến đấu của 2S7M Malka giảm từ 10 xuống 7 phút.
Cơ số đạn tăng từ 4 viên lên 8 viên so với nguyên bản, cơ cấu nạp đạn mới cho phép nạp đạn khi nòng pháo ở bất cứ vị trí nào.
Tốc độ bắn của pháo tự hành 2S7M Malka lên tới 2,5 viên mỗi phút, thay vì chỉ 1,5 viên mỗi phút như trên biến thể 2S7 Pion trước đây.
Pháo tự hành 2S7 Pion được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi cả Liên Xô và Mỹ đều theo đuổi việc chế tạo pháo tự hành cỡ lớn đủ khả năng bắn đạn pháo hạt nhân chiến thuật.
Ước tính đã có hơn 1.000 khẩu pháo 2S7 Pion được sản xuất.
Pháo tự hành 2S7 Pion sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng.
Xe được trang bị động cơ diesel 750 mã lực cho xe đạt tốc độ 51km/h, tầm hoạt động 500km.
Để đề phòng trường hợp động cơ chính hư hỏng, 2S7 Pion có thêm hệ thống năng lượng phụ trợ công suất 24 mã lực dùng khi cần thiết.
Hệ thống 2S7 Pion có chiều dài thân 10,5m, rộng 3,38m và cao 3m, nặng đến 46 tấn.
Ngoài đạn hạt nhân, pháo còn có có khả năng bắn nhiều loại đầu đạn gồm đầu đạn nổ phân mảnh, đầu đạn hóa học.
2S7 Pion có thể bắn những viên đạn nổ mảnh nặng đến 110kg, chứa 17,8kg thuốc nổ đi xa đến 37,5km.
Với loại đạn tăng tầm (gắn động cơ) nặng 103kg và chứa 13,8kg thuốc nổ, tầm bắn lên đến 47,5km.
Tuy những loại pháo tự hành cỡ nòng lớn có uy lực cực mạnh nhưng chúng lại cơ động kém, tầm bắn ngắn và độ chính xác kém hơn rất nhiều so với việc dùng tên lửa, chính vì vậy các cường quốc không ưu tiên phát triển loại vũ khí này.
Việc Nga nâng cấp và tái trang bị những loại pháo tự hành lớn chỉ là giải pháp ngắn hạn trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang bị phương Tây cấm vận và chi tiêu quốc phòng đang bị cắt giảm vì kinh tế sa sút. Bên cạnh đó, chiến phí tại Syria ngày một tăng, khiến cho các hệ thống vũ khí hiện đại bị cắt giảm và thay vào đó là việc nâng cấp vũ khí cũ.