Theo thông tin được tờ Bulgarian Military đăng tải, quân đội Nga đang có động thái chuyển thêm khí tài từ khu vực viễn Đông tới biên giới phía Tây.Trong những đoạn video mới nhất vừa được đăng tải, có thể thấy một loạt các loại vũ khí hiện đại của Nga, trong đó bao gồm khẩu pháo tự hành Giatsint-S có khả năng bắn đạn hạt nhân cùng nhiều xe tăng, đang được vận chuyển bằng tàu hỏa.Đoạn video được ghi tại Krasnoyarsk - một thành phố nằm ở phía Đông nước Nga, gần với Mông Cổ.Tạp chí Quân sự Bulgarian Military cho rằng, các khí tài trên đang trên đường tới tiền tuyến, nhằm bổ sung lực lượng cho quân đội Nga ở Ukraine.Giatsint-S là khẩu pháo tự hành cỡ nòng 152mm. Đây là một trong những khẩu pháo tự hành nguy hiểm nhất từng được Liên Xô chế tạo, tới nay vẫn được Nga tiếp tục sử dụng trong biên chế.Khẩu pháo tự hành này có khả năng khai hỏa rất nhiều loại đạn, bao gồm từ đạn hóa học, đạn sinh học và thậm chí cả đạn hạt nhân chiến thuật.Theo lý thuyết, tầm bắn tối đa của pháo tự hành Giatsint-S có thể lên tới 30 km. Tuy nhiên với những loại đạn tăng tầm hiện đại ngày nay của Nga, tầm bắn của Giatsint-S được cho là có thể lên tới 37 km.Bản thân quân đội Ukraine cũng không hề "lạ mặt" với khẩu pháo này. Theo thông tin được GlobalSecurity đăng tải, Ukraine từng sở hữu ít nhất 25 khẩu pháo loại này trong biên chế.Mặc dù vậy, kho đạn pháo cỡ 152mm theo chuẩn Liên Xô của Ukraine hiện đã cạn kiệt. Nhiều khả năng những khẩu pháo Giatsint-S trong biên chế của Kiev cũng không thể hoạt động được do thiếu đạn.Việc Nga đưa thêm các loại khí tài có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Ukraine, dường như đã được Tổng thống Putin báo trước. Cụ thể, trong lệnh tổng động viên từng phần được phát đi cách đây ít ngày, ông Putin có nhấn mạnh việc Moscow hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine nếu cần.Ngay sau bài phát biểu này, một loạt các loại khí tài có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được Nga tăng cường tới chiến trường Ukraine, trong đó có Giatsint-S.Cách đây ít ngày, Nga cũng đưa thêm các tổ hợp tên lửa Iskander tới Ukraine. Đây là tổ hợp tên lửa đất đối đất tầm ngắn/trung, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.Iskander-M cũng chính là loại vũ khí đã khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến tên lửa đạn đạo tầm trung. Theo hiệp ước này, cả Mỹ và Nga sẽ không phát triển các loại tên lửa có tầm bắn trên 400km cho tới 1000km.Mặc dù vậy, đã từng có rất nhiều bằng chứng về việc tổ hợp Iskander-M của Nga có khả năng khai hỏa ở tầm xa lên tới 600 km - vượt qua giới hạn của một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn thông thường.
Theo thông tin được tờ Bulgarian Military đăng tải, quân đội Nga đang có động thái chuyển thêm khí tài từ khu vực viễn Đông tới biên giới phía Tây.
Trong những đoạn video mới nhất vừa được đăng tải, có thể thấy một loạt các loại vũ khí hiện đại của Nga, trong đó bao gồm khẩu pháo tự hành Giatsint-S có khả năng bắn đạn hạt nhân cùng nhiều xe tăng, đang được vận chuyển bằng tàu hỏa.
Đoạn video được ghi tại Krasnoyarsk - một thành phố nằm ở phía Đông nước Nga, gần với Mông Cổ.
Tạp chí Quân sự Bulgarian Military cho rằng, các khí tài trên đang trên đường tới tiền tuyến, nhằm bổ sung lực lượng cho quân đội Nga ở Ukraine.
Giatsint-S là khẩu pháo tự hành cỡ nòng 152mm. Đây là một trong những khẩu pháo tự hành nguy hiểm nhất từng được Liên Xô chế tạo, tới nay vẫn được Nga tiếp tục sử dụng trong biên chế.
Khẩu pháo tự hành này có khả năng khai hỏa rất nhiều loại đạn, bao gồm từ đạn hóa học, đạn sinh học và thậm chí cả đạn hạt nhân chiến thuật.
Theo lý thuyết, tầm bắn tối đa của pháo tự hành Giatsint-S có thể lên tới 30 km. Tuy nhiên với những loại đạn tăng tầm hiện đại ngày nay của Nga, tầm bắn của Giatsint-S được cho là có thể lên tới 37 km.
Bản thân quân đội Ukraine cũng không hề "lạ mặt" với khẩu pháo này. Theo thông tin được GlobalSecurity đăng tải, Ukraine từng sở hữu ít nhất 25 khẩu pháo loại này trong biên chế.
Mặc dù vậy, kho đạn pháo cỡ 152mm theo chuẩn Liên Xô của Ukraine hiện đã cạn kiệt. Nhiều khả năng những khẩu pháo Giatsint-S trong biên chế của Kiev cũng không thể hoạt động được do thiếu đạn.
Việc Nga đưa thêm các loại khí tài có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Ukraine, dường như đã được Tổng thống Putin báo trước. Cụ thể, trong lệnh tổng động viên từng phần được phát đi cách đây ít ngày, ông Putin có nhấn mạnh việc Moscow hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine nếu cần.
Ngay sau bài phát biểu này, một loạt các loại khí tài có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được Nga tăng cường tới chiến trường Ukraine, trong đó có Giatsint-S.
Cách đây ít ngày, Nga cũng đưa thêm các tổ hợp tên lửa Iskander tới Ukraine. Đây là tổ hợp tên lửa đất đối đất tầm ngắn/trung, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Iskander-M cũng chính là loại vũ khí đã khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến tên lửa đạn đạo tầm trung. Theo hiệp ước này, cả Mỹ và Nga sẽ không phát triển các loại tên lửa có tầm bắn trên 400km cho tới 1000km.
Mặc dù vậy, đã từng có rất nhiều bằng chứng về việc tổ hợp Iskander-M của Nga có khả năng khai hỏa ở tầm xa lên tới 600 km - vượt qua giới hạn của một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn thông thường.