Trong Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch hiện đại hóa toàn diện các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 lên biến thể Pantsir-SM, cùng với đó là việc đưa vào trang bị hàng loạt các tổ hợp phòng không tầm ngắn thế hệ mới. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Tuy nhiên, ở trong thời điểm hiện tại Quân đội Nga không đủ ngân sách để duy trì quá nhiều các loại khí tài quân sự, nhất là các loại vũ khí hạng nặng. Trong khi đó, lực lượng phòng không Nga hiện nay đang duy trì trên dưới 10 tổ hợp phòng không các loại khiến gánh nặng ngân sách từ lực lượng này là rất lớn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Dựa vào các thông tin trên, cùng với việc Quân đội Nga đưa vào trang bị hàng loạt các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 trong thời gian gần đây thì việc các tổ hợp phòng không có tính năng tương tự hay kém hơn Pantsir-S1 đều đang nằm trong diện bị loại biên trong tương lai. Và một trong số là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 2K22 Tunguska. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Về cơ bản, 2K22 Tunguska có thể được xem là “đàn anh” của Pantsir-S1 khi chúng có cấu hình vũ khí khá tương đồng nếu không muốn nói là giống nhau đến 90%. Tuy nhiên, 2K22 Tunguska sử dụng các công nghệ có từ những năm 1980 của Liên Xô khiến nó ít nhiều thua kém Pantsir-S1 về nhiều mặt. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Sau gần 40 năm hoạt động, 2K22 Tunguska đã đạt tới gần giới hạn của mình trong Quân đội Nga do đó tương của 2K22 Tunguska đã được định đoạt khi Pantsir-S1 xuất hiện. Dù lạc hậu so với Pantsir-S1, thế nhưng tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska lại là “món hời” đối với quân đội nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các nước NATO. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Được biết, giá của mỗi tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska rơi vào khoảng trên dưới 16 triệu USD đối với các biến thể Tunguska-M1, trong khi đó con số này của Pantsir-S1 vào khoảng 13-14 triệu USD. Thế nhưng giá thanh lý của 2K22 Tunguska đã qua sử dụng của Quân đội Nga có thể sẽ ở mức 10 triệu USD, đây là một con số hợp lý cho ai muốn mua tổ hợp phòng không này. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Với mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam hiện tại, thiết nghĩ chỉ cần Việt Nam ngỏ lời rất có thể Moscow sẽ đồng ý bán các tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska dư thừa cho chúng ta với một mức giá hợp lý hoặc ít nhất là nâng cấp các tổ hợp này tương đương hoặc gần bằng Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Nhiều ý kiến cho rằng, 2K22 Tunguska đắt đỏ và khó vận hành hơn Pantsir-S1, thế nhưng việc sử dụng nền tảng khung gầm bánh xích là một lợi thế không thể chối cãi của Tunguska cho phép nó tham gia nhiều nhiệm vụ hơn trên chiến trường chứ không đơn giản chỉ phòng không. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Nhận định này có thể thấy rõ qua việc Quân đội Nga vẫn tiếp tục phát triển các nền tảng vũ khí phòng không mới trên khung gầm bánh xích như Sosna-R, Buk-M3 hay Derivatsiya-PVO. Rõ ràng sức mạnh của các tổ hợp phòng không trên khung gầm bánh xích là điều không thể phủ nhận. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Quay lại với phòng không Việt Nam, hiện nay chúng vẫn đang thiếu trong trang bị một loại vũ khí tác chiến đa năng như 2K22 Tunguska hay Pantsir-S1. Trong khi đó việc nâng cấp các tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 "Shilka" lên chuẩn mới lại quá tốn kém và không thực sự hiệu quả. Do đó, việc mua lại các tổ hợp 2K22 Tunguska từ Nga là một giải pháp khả thi để chúng ta có thể lấp đầy khoảng trống trong phòng không tầm ngắn hiện tại. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Đối với biến thể hiện đại hóa mới nhất của 2K22 Tunguska là 2K22M1 Tunguska-M, nó được thiết kế cho vai trò bảo vệ đội hình trung đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới, thiết giáp cả ban ngày và ban đêm, chống lại các cuộc tập kích đường không sử dụng máy bay tầm thấp, trực thăng, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Tổ hợp phòng không 2K22M1 Tunguska-M1 được Cục thiết kế khí cụ (KBP) phát triển theo yêu cầu hiện đại của Quân đội Liên bang Nga. Nó chính thức được chấp nhận trang bị trong các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga từ ngày 31/7/2003. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.So với thế hệ được chế tạo dưới thời Liên Xô, 2K22M1 được nâng cấp mạnh mẽ các thành phần chiến đấu, cụ thể việc xe chiến đấu 2S6M1 được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-5975 (phiên bản cũ dùng xe GM-352M), trang bị tên lửa mới 9M311-M1 và cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Khung bệ cơ sở GM-5975 dùng cho tổ hợp phòng không tự hành Tunguska-M1 có thể đạt tốc độ lên tới 65km/h, dự trữ hành chình 500km, hoạt động được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệp từ -50 độ C tới +50 độ C, hoạt động tốt trong vùng không khí loãng ở độ cao 3.000m. Giữa thân khung bệ đặt tháp pháo 2A40 tích hợp các cảm biến radar và vũ khí. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Trên phần tháp pháo này được lắp radar quét cơ điện băng E làm nhiệm vụ bắt bám mục tiêu lắp ở phía sau tháp, kết hợp với radar theo dõi băng J đặt ở phía trước tháp pháo. Đây là 2 "mắt thần" giúp Tunguska-M1 phát hiện các mục tiêu bay thấp ở độ cao 15m và cự ly đến 18km. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Về hỏa lực, cơ bản cách bố trí các phiên bản Tunguska như nhau với cặp pháo 2A38 hoặc 2A38M và hai module lắm 4 đạn tên lửa 9M311 (tầm bắn 1,5-8km) hoặc 9M311-M1 (tầm bắn 2,5-10km) ở hai bên. Đây là kiểu bố trí truyền thống trên các tổ hợp phòng không tự hành của Nga, ví dụ như Pantsir-S1. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Trong đó, khẩu pháo 2A38 cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 3.900-5.000 phát/phút (trung bình 1.950-2.500 phát/phút/khẩu) phù hợp với việc bắn chặn các mục tiêu bay thấp bao gồm cả tên lửa hành trình. Đặc biệt, khi cần thiết, cặp pháo 2A38 có góc nâng hạ +85 tới -9 độ có thể hạ nòng bắn thẳng diệt các mục tiêu bộ binh hoặc xe tăng, xe thiết giáp. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Mời độc giả xem video: Khả năng "vãi đạn" của tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska. (nguồn Auxiliary Shooter)
Trong Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch hiện đại hóa toàn diện các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 lên biến thể Pantsir-SM, cùng với đó là việc đưa vào trang bị hàng loạt các tổ hợp phòng không tầm ngắn thế hệ mới. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Tuy nhiên, ở trong thời điểm hiện tại Quân đội Nga không đủ ngân sách để duy trì quá nhiều các loại khí tài quân sự, nhất là các loại vũ khí hạng nặng. Trong khi đó, lực lượng phòng không Nga hiện nay đang duy trì trên dưới 10 tổ hợp phòng không các loại khiến gánh nặng ngân sách từ lực lượng này là rất lớn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Dựa vào các thông tin trên, cùng với việc Quân đội Nga đưa vào trang bị hàng loạt các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 trong thời gian gần đây thì việc các tổ hợp phòng không có tính năng tương tự hay kém hơn Pantsir-S1 đều đang nằm trong diện bị loại biên trong tương lai. Và một trong số là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 2K22 Tunguska. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Về cơ bản, 2K22 Tunguska có thể được xem là “đàn anh” của Pantsir-S1 khi chúng có cấu hình vũ khí khá tương đồng nếu không muốn nói là giống nhau đến 90%. Tuy nhiên, 2K22 Tunguska sử dụng các công nghệ có từ những năm 1980 của Liên Xô khiến nó ít nhiều thua kém Pantsir-S1 về nhiều mặt. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Sau gần 40 năm hoạt động, 2K22 Tunguska đã đạt tới gần giới hạn của mình trong Quân đội Nga do đó tương của 2K22 Tunguska đã được định đoạt khi Pantsir-S1 xuất hiện. Dù lạc hậu so với Pantsir-S1, thế nhưng tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska lại là “món hời” đối với quân đội nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các nước NATO. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Được biết, giá của mỗi tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska rơi vào khoảng trên dưới 16 triệu USD đối với các biến thể Tunguska-M1, trong khi đó con số này của Pantsir-S1 vào khoảng 13-14 triệu USD. Thế nhưng giá thanh lý của 2K22 Tunguska đã qua sử dụng của Quân đội Nga có thể sẽ ở mức 10 triệu USD, đây là một con số hợp lý cho ai muốn mua tổ hợp phòng không này. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Với mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam hiện tại, thiết nghĩ chỉ cần Việt Nam ngỏ lời rất có thể Moscow sẽ đồng ý bán các tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska dư thừa cho chúng ta với một mức giá hợp lý hoặc ít nhất là nâng cấp các tổ hợp này tương đương hoặc gần bằng Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Nhiều ý kiến cho rằng, 2K22 Tunguska đắt đỏ và khó vận hành hơn Pantsir-S1, thế nhưng việc sử dụng nền tảng khung gầm bánh xích là một lợi thế không thể chối cãi của Tunguska cho phép nó tham gia nhiều nhiệm vụ hơn trên chiến trường chứ không đơn giản chỉ phòng không. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Nhận định này có thể thấy rõ qua việc Quân đội Nga vẫn tiếp tục phát triển các nền tảng vũ khí phòng không mới trên khung gầm bánh xích như Sosna-R, Buk-M3 hay Derivatsiya-PVO. Rõ ràng sức mạnh của các tổ hợp phòng không trên khung gầm bánh xích là điều không thể phủ nhận. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Quay lại với phòng không Việt Nam, hiện nay chúng vẫn đang thiếu trong trang bị một loại vũ khí tác chiến đa năng như 2K22 Tunguska hay Pantsir-S1. Trong khi đó việc nâng cấp các tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 "Shilka" lên chuẩn mới lại quá tốn kém và không thực sự hiệu quả. Do đó, việc mua lại các tổ hợp 2K22 Tunguska từ Nga là một giải pháp khả thi để chúng ta có thể lấp đầy khoảng trống trong phòng không tầm ngắn hiện tại. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Đối với biến thể hiện đại hóa mới nhất của 2K22 Tunguska là 2K22M1 Tunguska-M, nó được thiết kế cho vai trò bảo vệ đội hình trung đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới, thiết giáp cả ban ngày và ban đêm, chống lại các cuộc tập kích đường không sử dụng máy bay tầm thấp, trực thăng, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Tổ hợp phòng không 2K22M1 Tunguska-M1 được Cục thiết kế khí cụ (KBP) phát triển theo yêu cầu hiện đại của Quân đội Liên bang Nga. Nó chính thức được chấp nhận trang bị trong các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga từ ngày 31/7/2003. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
So với thế hệ được chế tạo dưới thời Liên Xô, 2K22M1 được nâng cấp mạnh mẽ các thành phần chiến đấu, cụ thể việc xe chiến đấu 2S6M1 được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-5975 (phiên bản cũ dùng xe GM-352M), trang bị tên lửa mới 9M311-M1 và cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Khung bệ cơ sở GM-5975 dùng cho tổ hợp phòng không tự hành Tunguska-M1 có thể đạt tốc độ lên tới 65km/h, dự trữ hành chình 500km, hoạt động được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệp từ -50 độ C tới +50 độ C, hoạt động tốt trong vùng không khí loãng ở độ cao 3.000m. Giữa thân khung bệ đặt tháp pháo 2A40 tích hợp các cảm biến radar và vũ khí. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Trên phần tháp pháo này được lắp radar quét cơ điện băng E làm nhiệm vụ bắt bám mục tiêu lắp ở phía sau tháp, kết hợp với radar theo dõi băng J đặt ở phía trước tháp pháo. Đây là 2 "mắt thần" giúp Tunguska-M1 phát hiện các mục tiêu bay thấp ở độ cao 15m và cự ly đến 18km. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Về hỏa lực, cơ bản cách bố trí các phiên bản Tunguska như nhau với cặp pháo 2A38 hoặc 2A38M và hai module lắm 4 đạn tên lửa 9M311 (tầm bắn 1,5-8km) hoặc 9M311-M1 (tầm bắn 2,5-10km) ở hai bên. Đây là kiểu bố trí truyền thống trên các tổ hợp phòng không tự hành của Nga, ví dụ như Pantsir-S1. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Trong đó, khẩu pháo 2A38 cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 3.900-5.000 phát/phút (trung bình 1.950-2.500 phát/phút/khẩu) phù hợp với việc bắn chặn các mục tiêu bay thấp bao gồm cả tên lửa hành trình. Đặc biệt, khi cần thiết, cặp pháo 2A38 có góc nâng hạ +85 tới -9 độ có thể hạ nòng bắn thẳng diệt các mục tiêu bộ binh hoặc xe tăng, xe thiết giáp. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Mời độc giả xem video: Khả năng "vãi đạn" của tổ hợp phòng không 2K22 Tunguska. (nguồn Auxiliary Shooter)