Chiều 21/2, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã dùng trọng pháo T-155 tấn công lực lượng Nga-Syria ở mặt trận Nayrab gần Saraqib. Cùng với pháo binh, Ankara cũng điều lực lượng đặc nhiệm tham chiến.Ngay sau đó, liên quân Nga-Syria liền đáp trả bằng chiến đấu cơ và đặc biệt là tên lửa đạn đạo Tochka-U.Theo Trung tâm Hòa giải Syria của Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại và chịu nhiều thiệt hại bởi sự phản công từ liên quân Nga-Syria.Nguồn tin chiến trường cho biết, hứng chịu đòn phản công từ tên lửa Nga, hàng chục phương tiện cơ giới của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy.Theo trang ISWNews, ít nhất 2 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong đợt tấn công này.Đợt tấn công đánh dấu lần đầu quân chính quy của Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân Nga-Syria trực tiếp đối đầu nhau.So với pháo tự hành T-155 của Thổ Nhĩ Kỳ thì tên lửa đạn đạo Tochka-U có tầm bắn xa hơn, sức công phá lớn hơn.Dù độ chính xác kém pháo T-155 nhưng bù lại, với đầu đạn nặng gần nửa tấn, tên lửa Tochka-U có thể thổi tung bất cứ thứ gì bị nó nhắm tới.Nga hiện đang nắm giữ cũng như chuyển giao cho quân đội Syria (SAA) hàng trăm tên lửa đạn đạo Tochka-U. Đây là nguồn hỏa lực dồi dào để SAA đánh phiến quân cũng như chống trả Ankara.Được biết tên lửa Tochka-U đã và đang được Nga loại biên hàng loạt nhằm thay thế bằng tên lửa Iskander-M, vì vậy chiến trường Syria giúp Nga tiết kiệm đáng kể chi phí tháo dỡ loại tên lửa này.Nga đã bắt đầu cung cấp tên lửa Tochka-U vào năm 2017 cho Syria, từ đó tới nay vẫn có những chuyến hàng đều đặn để viện trợ loại tên lửa cực nguy hiểm này cho Syria. Ước tính số lượng tên lửa Nga chuyển giao cho Syria đủ để giúp nước này sử dụng trong cuộc nội chiến thêm vài năm nữa.Trước đó Mỹ từng lo ngại và phản đối Nga chuyển giao loại tên lửa nguy hiểm này cho Syria, tuy nhiên Matxcơva có lý của mình và phớt lờ lời cảnh báo từ Washington.Hiện loại tên lửa này tiếp tục được liên quân Nga-Syria sử dụng, sẵn sàng trút xuống đầu đối thủ.Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch Tochka "Dấu chấm hết" (NATO định danh là SS-21 Scarab) được Liên Xô phát triển nhằm tiêu diệt sân bay, sở chỉ huy, phương tiện hỗ trợ, trận địa phòng không, cầu đường và cụm tập trung quân của đối phương.Công việc nghiên cứu Tochka được bắt đầu vào năm 1968 và hoàn thành trong năm 1973, tuy nhiên phải đến năm 1976 nó mới chính thức được biên chế cho Quân đội Xô viết.Phiên bản nâng cấp mang tên Tochka-U được nghiên cứu phát triển vào năm 1986 với nhiều cải tiến về dẫn đường cho độ chính xác hơn.Đạn tên lửa có chiều dài 6,4m; đường kính 0,65m; trọng lượng phóng 2.000kg với đầu đạn nặng 480kg (có thể lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh, hóa học hoặc đầu đạn hạt nhân) tầm bắn tối thiểu 15km và tối đa 70km, sai số vòng tròn vào khoảng 150m.Đạn tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính (các phiên bản sau bổ sung chức năng tham chiếu GPS hoặc GLONASS).Phải mất ít nhất 20 phút để chuyển tên lửa vào chế độ sẵn sàng phóng, sau khi tên lửa được bắn đi, xe mang phóng có thể rời khỏi vị trí trong 1,5 phút.Do xe mang phóng tự hành có vận tốc di chuyển lớn và độ linh hoạt cao nên rất khó đánh chặn trong quá trình hành quân, bên cạnh đó nó cũng có khả năng tái triển khai nhanh chóng.
Chiều 21/2, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã dùng trọng pháo T-155 tấn công lực lượng Nga-Syria ở mặt trận Nayrab gần Saraqib. Cùng với pháo binh, Ankara cũng điều lực lượng đặc nhiệm tham chiến.
Ngay sau đó, liên quân Nga-Syria liền đáp trả bằng chiến đấu cơ và đặc biệt là tên lửa đạn đạo Tochka-U.
Theo Trung tâm Hòa giải Syria của Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại và chịu nhiều thiệt hại bởi sự phản công từ liên quân Nga-Syria.
Nguồn tin chiến trường cho biết, hứng chịu đòn phản công từ tên lửa Nga, hàng chục phương tiện cơ giới của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy.
Theo trang ISWNews, ít nhất 2 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong đợt tấn công này.
Đợt tấn công đánh dấu lần đầu quân chính quy của Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân Nga-Syria trực tiếp đối đầu nhau.
So với pháo tự hành T-155 của Thổ Nhĩ Kỳ thì tên lửa đạn đạo Tochka-U có tầm bắn xa hơn, sức công phá lớn hơn.
Dù độ chính xác kém pháo T-155 nhưng bù lại, với đầu đạn nặng gần nửa tấn, tên lửa Tochka-U có thể thổi tung bất cứ thứ gì bị nó nhắm tới.
Nga hiện đang nắm giữ cũng như chuyển giao cho quân đội Syria (SAA) hàng trăm tên lửa đạn đạo Tochka-U. Đây là nguồn hỏa lực dồi dào để SAA đánh phiến quân cũng như chống trả Ankara.
Được biết tên lửa Tochka-U đã và đang được Nga loại biên hàng loạt nhằm thay thế bằng tên lửa Iskander-M, vì vậy chiến trường Syria giúp Nga tiết kiệm đáng kể chi phí tháo dỡ loại tên lửa này.
Nga đã bắt đầu cung cấp tên lửa Tochka-U vào năm 2017 cho Syria, từ đó tới nay vẫn có những chuyến hàng đều đặn để viện trợ loại tên lửa cực nguy hiểm này cho Syria. Ước tính số lượng tên lửa Nga chuyển giao cho Syria đủ để giúp nước này sử dụng trong cuộc nội chiến thêm vài năm nữa.
Trước đó Mỹ từng lo ngại và phản đối Nga chuyển giao loại tên lửa nguy hiểm này cho Syria, tuy nhiên Matxcơva có lý của mình và phớt lờ lời cảnh báo từ Washington.
Hiện loại tên lửa này tiếp tục được liên quân Nga-Syria sử dụng, sẵn sàng trút xuống đầu đối thủ.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch Tochka "Dấu chấm hết" (NATO định danh là SS-21 Scarab) được Liên Xô phát triển nhằm tiêu diệt sân bay, sở chỉ huy, phương tiện hỗ trợ, trận địa phòng không, cầu đường và cụm tập trung quân của đối phương.
Công việc nghiên cứu Tochka được bắt đầu vào năm 1968 và hoàn thành trong năm 1973, tuy nhiên phải đến năm 1976 nó mới chính thức được biên chế cho Quân đội Xô viết.
Phiên bản nâng cấp mang tên Tochka-U được nghiên cứu phát triển vào năm 1986 với nhiều cải tiến về dẫn đường cho độ chính xác hơn.
Đạn tên lửa có chiều dài 6,4m; đường kính 0,65m; trọng lượng phóng 2.000kg với đầu đạn nặng 480kg (có thể lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh, hóa học hoặc đầu đạn hạt nhân) tầm bắn tối thiểu 15km và tối đa 70km, sai số vòng tròn vào khoảng 150m.
Đạn tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính (các phiên bản sau bổ sung chức năng tham chiếu GPS hoặc GLONASS).
Phải mất ít nhất 20 phút để chuyển tên lửa vào chế độ sẵn sàng phóng, sau khi tên lửa được bắn đi, xe mang phóng có thể rời khỏi vị trí trong 1,5 phút.
Do xe mang phóng tự hành có vận tốc di chuyển lớn và độ linh hoạt cao nên rất khó đánh chặn trong quá trình hành quân, bên cạnh đó nó cũng có khả năng tái triển khai nhanh chóng.