Hôm 14/9, nhà máy lọc hóa dầu Aramco của Saudi Arabia đã bị tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái với độ chính xác rất cao, được so sánh như "đòn phẫu thuật".Mỹ và các đồng minh ngay lập tức cáo buộc Iran là "tác giả" vì cho rằng lực lượng vũ trang Houthi với cơ sở vật chất thô sơ không thể chế tạo vũ khí công nghệ cao cũng như có trình độ tổ chức chiến dịch như vậy.Nhưng trong khi tranh cãi còn đang quyết liệt thì Nga đã nhanh chân nhìn thấy cơ hội cho mình trong việc xuất khẩu vũ khí vào thị trường cực kỳ tiềm năng này.Vấn đề cần lưu ý ở đây đó là các tổ hợp tên lửa phòng không của Saudi Arabia gồm cả Patriot hiện đại lẫn Hawk cổ điển đều bắn trượt, dẫn tới sự nghi ngờ về độ tin cậy của chúng.Trước tình hình này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị Saudi Arabia hãy lựa chọn tên lửa phòng không do Nga chế tạo để lập lá chắn bảo vệ bầu trời những địa bàn trọng yếu.Bên cạnh S-400 thì Moskva còn muốn Riyadh hãy mua cả tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 hoặc Tunguska-M1 để chống lại mục tiêu bay thấp như UAV và làm luôn cận vệ cho Triumf.Hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể đi tới kết luận rằng Saudi Arabia có cần thiết phải mua hệ thống phòng không của Nga hay không, nhưng điều này chắc chắn khiến cho Iran cảm thấy tức giận.Tại khu vực Trung Đông, Iran và Saudi Arabia vẫn được biết đến là hai quốc gia thù địch và luôn ở trong tình trạng căng thẳng dâng cao, bất cứ lúc nào cũng có thể dẫn tới chiến tranh.Suốt thời gian qua Iran luôn bị cáo buộc rằng đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho lực lượng Houthi để tập kích lãnh thổ Saudi Arabia với tần suất ngày càng dày đặc hơn.Việc Nga đề nghị bán hệ thống tên lửa phòng không cho Saudi Arabia dĩ nhiên sẽ bị coi là hành động thù địch với Iran và có thể khiến quan hệ với Tehran xấu đi.Nga - Iran trên lý thuyết vẫn là đồng minh nhưng thực chất giữa hai quốc gia này vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn dai dẳng và ngày càng sâu sắc liên quan đến lợi ích tại Syria.Iran luôn tỏ ý không hài lòng khi Nga gần như "bật đèn xanh" cho không quân Israel tấn công các mục tiêu của họ trên đất Syria, ngoài ra còn gây áp lực khiến lính Vệ binh cách mạng Hồi giáo của họ phải rời địa bàn trọng yếu.Bên cạnh đó lợi ích mà Nga thu được từ những quốc gia bị xem là đối thủ của Iran như Saudi Arabia, Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho Tehran và Moskva ngày càng xa cách.Nay với diễn biến mới nhất, nếu Saudi Arabia thực sự mua tên lửa phòng không Nga và vũ khí này phát huy tác dụng khí đánh chặn thành công tên lửa có nguồn gốc Iran thì có lẽ khó mà cứu vớt được quan hệ giữa Moskva và Tehran thêm nữa.Thậm chí viễn cảnh hai đồng minh xưa kia bỗng thay đổi thái độ cũng đã được nhắc đên như một nguy cơ cao.
Hôm 14/9, nhà máy lọc hóa dầu Aramco của Saudi Arabia đã bị tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái với độ chính xác rất cao, được so sánh như "đòn phẫu thuật".
Mỹ và các đồng minh ngay lập tức cáo buộc Iran là "tác giả" vì cho rằng lực lượng vũ trang Houthi với cơ sở vật chất thô sơ không thể chế tạo vũ khí công nghệ cao cũng như có trình độ tổ chức chiến dịch như vậy.
Nhưng trong khi tranh cãi còn đang quyết liệt thì Nga đã nhanh chân nhìn thấy cơ hội cho mình trong việc xuất khẩu vũ khí vào thị trường cực kỳ tiềm năng này.
Vấn đề cần lưu ý ở đây đó là các tổ hợp tên lửa phòng không của Saudi Arabia gồm cả Patriot hiện đại lẫn Hawk cổ điển đều bắn trượt, dẫn tới sự nghi ngờ về độ tin cậy của chúng.
Trước tình hình này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị Saudi Arabia hãy lựa chọn tên lửa phòng không do Nga chế tạo để lập lá chắn bảo vệ bầu trời những địa bàn trọng yếu.
Bên cạnh S-400 thì Moskva còn muốn Riyadh hãy mua cả tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 hoặc Tunguska-M1 để chống lại mục tiêu bay thấp như UAV và làm luôn cận vệ cho Triumf.
Hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể đi tới kết luận rằng Saudi Arabia có cần thiết phải mua hệ thống phòng không của Nga hay không, nhưng điều này chắc chắn khiến cho Iran cảm thấy tức giận.
Tại khu vực Trung Đông, Iran và Saudi Arabia vẫn được biết đến là hai quốc gia thù địch và luôn ở trong tình trạng căng thẳng dâng cao, bất cứ lúc nào cũng có thể dẫn tới chiến tranh.
Suốt thời gian qua Iran luôn bị cáo buộc rằng đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho lực lượng Houthi để tập kích lãnh thổ Saudi Arabia với tần suất ngày càng dày đặc hơn.
Việc Nga đề nghị bán hệ thống tên lửa phòng không cho Saudi Arabia dĩ nhiên sẽ bị coi là hành động thù địch với Iran và có thể khiến quan hệ với Tehran xấu đi.
Nga - Iran trên lý thuyết vẫn là đồng minh nhưng thực chất giữa hai quốc gia này vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn dai dẳng và ngày càng sâu sắc liên quan đến lợi ích tại Syria.
Iran luôn tỏ ý không hài lòng khi Nga gần như "bật đèn xanh" cho không quân Israel tấn công các mục tiêu của họ trên đất Syria, ngoài ra còn gây áp lực khiến lính Vệ binh cách mạng Hồi giáo của họ phải rời địa bàn trọng yếu.
Bên cạnh đó lợi ích mà Nga thu được từ những quốc gia bị xem là đối thủ của Iran như Saudi Arabia, Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho Tehran và Moskva ngày càng xa cách.
Nay với diễn biến mới nhất, nếu Saudi Arabia thực sự mua tên lửa phòng không Nga và vũ khí này phát huy tác dụng khí đánh chặn thành công tên lửa có nguồn gốc Iran thì có lẽ khó mà cứu vớt được quan hệ giữa Moskva và Tehran thêm nữa.
Thậm chí viễn cảnh hai đồng minh xưa kia bỗng thay đổi thái độ cũng đã được nhắc đên như một nguy cơ cao.